Trẻ sơ sinh nổi mụn nước có phải tình trạng nguy hiểm không?

Bạn đang xem bài viết: Trẻ sơ sinh nổi mụn nước có phải tình trạng nguy hiểm không? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước sẽ rất nguy hiểm nếu bị kích ứng hay nhiễm trùng. Do đó ba mẹ cần chăm sóc da cho trẻ đúng cách, tránh sử dụng các loại kem dưỡng. Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc da khi trẻ bị nổi mụn nước ba mẹ nhé!

1Biểu hiện mụn nước ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước là hiện tượng sinh lý thường gặp. Mụn nước có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như chân, tay, mặt, đầu,… Nếu trẻ bị nổi mụn nước, ba mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy các nốt mụn nhỏ mọc riêng lẻ hoặc chụm lại thành từng cụm. Bên trong nốt mụn sẽ là loại chất lỏng trong suốt hoặc có màu vàng nhạt, thậm chí đôi khi còn có thể chứa máu hoặc mủ.

Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh nổi mụn nước, vùng da quanh vết mụn cũng có thể trở nên thâm sạm hoặc sưng tấy. Tới một thời gian nhất định, mụn nước có thể vỡ ra, khô dần, đóng vảy và cuối cùng là bung ra.

Biểu hiện trẻ sơ sinh nổi mụn nước

Các vết mụn nước có thể xuất hiện quanh cơ thể của trẻ

Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ hướng dẫn 4 cách xử trí viêm da dị ứng ở trẻ em an toàn

2Trẻ sơ sinh nổi mụn nước là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị nổi mụn nước khắp cơ thể có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ngoài da sau:

Rôm sảy

Những khoảng thời gian có thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cơ thể của trẻ thường cao hơn so với người lớn. Do đó, nếu trẻ cười đùa và hoạt động nhiều, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị rôm sảy. Bệnh được biểu hiện với những nốt hạt sần sùi màu hồng, hơi cứng. Trong một vài trường hợp, các nốt mụn này còn có thể chứa nước tại các vị trí như lưng, ngực, bắp chân và bắp tay.

Nguyên nhân gây nên tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh là do tuyến mồ hôi của trẻ bị bịt kín khiến mồ hôi không thể thoát ra. Một khi bị rôm sảy, trẻ sẽ rất ngứa ngày và khó chịu.

Để điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng khăn lạnh để làm dịu bớt cơ thể của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ mặc các loại quần áo mỏng, rộng, thoáng mát. Mỗi ngày, trẻ cần được tắm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đồng thời mẹ cũng cần cắt móng tay cho trẻ, tránh khiến trẻ cào làm da bị xước và nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm: Những món đồ cần chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Chốc lở

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước cũng có thể là biểu hiện của bệnh chốc lở. Khi mụn vỡ, chất dịch trong mụn sẽ chảy ra và đóng vảy. Khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh chốc lở ở trẻ em, ba mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng để vệ sinh cơ thể, dùng băng gạc để băng vùng da bị tổn thương cho trẻ.

Tay chân miệng

Tay chân miệng là một dạng bệnh lý truyền nhiễm bắt nguồn từ nhóm virus Entero. Căn bệnh này có thể lây lan qua việc tiếp xúc, sử dụng chung đồ đạc với người bị bệnh. Không chỉ gây nên tình trạng nổi mụn nước, bệnh tay chân miệng còn khiến trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ và đau họng.

Trong thời gian đầu, các vết mụn nước mọc tại lớp niêm mạc miệng sẽ rất dễ vỡ. Tuy nhiên, về sau, những vết mụn này sẽ xuất hiện tại chân, tay, mông của trẻ và tự xẹp dần dần.

Trẻ bị chân tay miệng, ba mẹ nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế uy tín để được khám và chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp, tránh khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần tắm cho trẻ thường xuyên, vệ sinh đồ chơi, vật dụng của trẻ để tránh khiến trẻ bị viêm da, nhiễm trùng da và làm dịch bệnh lây lan.

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước là biểu hiện của bệnh chân tay miệng

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước cũng có thể là biểu hiện của bệnh chân tay miệng

Bệnh chàm sữa

Bên cạnh các bệnh lý trên, trẻ sơ sinh nổi mụn nước cũng có thể do mắc chứng chàm sữa. Tình trạng này thường được bắt gặp phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tại hai bên má, thậm chí có nhiều trường hợp các vết mụn lan ra toàn thân.

Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ nhi khoa tư vấn ba mẹ về vấn đề bé bị chàm sữa bôi thuốc gì để nhanh khỏi

3Nguyên nhân nổi mụn nước ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mụn nước, cụ thể:

  • Do vi khuẩn, virus: Trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên khó có thể chống lại sự “tấn công” của virus, vi khuẩn gây bệnh trên da dẫn đến tình trạng bị mọc mụn nước.
  • Do bỏng: Mụn nước ở trẻ xuất hiện cũng có thể do các biến chứng sau bỏng.
  • Do côn trùng cắn.
  • Do bệnh thủy đậu: Khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu, các nốt mụn nước sẽ được hình thành tại vị trí da bị virus xâm nhập.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh nổi mụn nước cũng có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như: do ma sát vào tay, chân khi trẻ đeo vòng, do chấn thương,…

Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ Trương Hữu Khanh tư vấn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

4Trẻ sơ sinh nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Tùy theo cơ địa của trẻ và nguyên nhân gây bệnh, tình trạng nguy hiểm khi xuất hiện mụn nước sẽ có mức độ khác nhau. Nếu trẻ bị mọc mụn nước do vi khuẩn, bệnh sẽ diễn biến nguy hiểm hơn bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên vi khuẩn rất dễ tấn công và phát triển.

Một khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, nguy cơ trẻ bị sốt, co giật, nhiễm trùng máu sẽ cao. Ngoài ra, nguy hiểm hơn là khi vi khuẩn tấn công vào phổi, tim hay màng não, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh nổi mụn nước sẽ hỏi hẳn sau 1 – 2 tuần hoặc có thể lâu hơn. Ba mẹ cần theo dõi và quan sát thật kỹ từng biểu hiện của trẻ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước có nguy hiểm không

Một khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ có thể đưa trẻ đến thăm khám tại các phòng khám da liễu quận 7 uy tín

5Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị nổi mụn nước?

Để kiểm soát và điều trị mụn nước ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh lạm dụng các loại chất chà rửa khiến da bé bị kích ứng.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc trị mụn mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng cho bé, nếu không tình trạng mọc mụn sẽ trở nên tồi tệ hơn.
  • Tuyệt đối không nặn, bóp mụn khiến da trẻ bị kích ứng và nhiễm trùng.

6Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mụn nước

  • Trẻ sơ sinh nổi mụn nước, ba mẹ cần tắm và vệ sinh cơ thể cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm để tránh khiến vi khuẩn sinh sôi và hạn chế tình trạng mụn lan rộng. Khi trẻ tắm xong, ba mẹ có thể sử dụng các loại khăn tắm mềm để lau quanh cơ thể trẻ một cách nhẹ nhàng.
  • Sử dụng các loại quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không nên cho trẻ mặc quần áo dài khiến thân nhiệt tăng cao và làm da bị kích ứng.
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây, các loại thức ăn có tính mát,… Mẹ có thể tham khảo các loại trái cây cho bé 6 tháng tuổi trở lên.
  • Giặt quần áo cho trẻ bằng các loại nước giặt, bột giặt chuyên dụng, không mùi.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng ở trẻ em như phấn hoa, lông chó, lông mèo,…

Lưu ý: Ba mẹ có thể sử dụng các loại sữa tắm cho bé có hương dịu nhẹ hoặc không mùi vì mùi hương có thể làm tình trạng mụn ở trẻ diễn biến nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mụn nước

Dầu tắm gội cho bé Pigeon 2 trong 1 chiết xuất Jojoba 700 ml

7Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh nổi mụn nước không thuyên giảm trong thời gian dài hoặc nếu ba mẹ quá lo lắng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán các nguyên nhân gây bệnh và kê đơn một số loại thuốc phù hợp.

Nếu mụn của trẻ bị viêm hoặc có mủ hay trẻ bị mọc mụn đầu đen, ba mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện bởi đây rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh nổi mụn nước hoặc phát ban sau khi bị ốm hay sử dụng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, nếu sau 6 tuần tuổi, trẻ vẫn bị mọc mụn nước, ba mẹ cũng nên đưa trẻ tới các bệnh viện nhi khoa để loại trừ các vấn đề về da như chàm hoặc nhiễm trùng.

8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước là một trong các bệnh thường gặp và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ba mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để đảm bảo trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Lan Anh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Hướng dẫn mẹ phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ
  • Nhịp tim trung bình của trẻ em tăng cao có nguy hiểm không? Mách mẹ cách đo nhịp tim cho trẻ chính xác
  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị cứt trâu? Mách mẹ mẹo trị cứt trâu cho bé an toàn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ sơ sinh nổi mụn nước có phải tình trạng nguy hiểm không? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *