Bạn đang xem bài viết: Ba mẹ đừng chủ quan khi trẻ đau bụng từng cơn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ đau bụng từng cơn do nhiều nguyên nhân gây ra và liên quan đến nhiều bệnh lý nhẹ hoặc nặng. Chính vì thế, chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chia sẻ đến cha mẹ cách nhận biết, xử lý cũng như phòng ngừa đau bụng ở trẻ hiệu quả trong bài viết hôm nay.
1Trẻ đau bụng từng cơn là biểu hiện của bệnh gì?
Dù tình trạng đau bụng từng cơn ở trẻ em là nặng hay nhẹ, cha mẹ cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có thể tìm được phương án điều trị đúng đắn và triệt để nhất. Dưới đây là một số biểu hiện của các loại bệnh khi trẻ bị đau bụng từng cơn.
1. Lồng ruột
Lồng ruột là bệnh cấp tính thường gặp nhiều ở các bé trai bụ bẫm, độ từ 3 tháng – 2 tuổi mà đặc biệt là thời gian 6 tháng – 9 tháng tuổi.
Một số triệu chứng khi trẻ bị lồng ruột đó là: đau bụng, đi ngoài ra máu hay buồn nôn. Khi đi khám thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể có máu dính vào găng tay.
2. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa thường khiến trẻ đau bụng từng cơn, khóc lớn, mặt tái xanh và đổ nhiều mồ hôi. Các dấu hiệu viêm ruột thừa ở trẻ em trên 2 tuổi thường giống y như người lớn: đau bụng nhẹ dần sau đó tăng lên đau liên tục, đau hố chậu phải, sốt nhẹ và buồn nôn.
Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 2 tuổi thì các triệu chứng không rõ ràng khiến việc chẩn đoán gặp khó khăn và gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như: thủng ruột thừa hay viêm phúc mạc – gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Một số triệu chứng khi bị viêm phúc mạc: trẻ bị sốt, quấy khóc, nôn trớ, mặt tái xanh, chướng bụng, khi sờ vào bụng trẻ khóc lớn.
3. Đau bụng do giun
Giun sán ở trẻ em là nguyên nhân khiến trẻ đau bụng từng cơn phổ biến. Khi xét nghiệm phân sẽ tìm thấy trứng giun. Khi siêu âm thấy có nhiều giun đũa thì có thể trẻ đang chứa nhiều giun đũa trong cơ thể.
Trường hợp đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ em do giun chui ống mật thường có các biểu hiện sau: trẻ lăn lộn, khóc lớn, chổng mông và đổ nhiều mồ hôi.
Trẻ bị đau bụng từng cơn có thể do giun gây ra
4. Ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ đau bụng từng cơn chính là ngộ độc thực phẩm ở trẻ em. Tình trạng này xảy ra khi trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, không được nấu chín kỹ hay đồ ôi thiu,…
Một số dấu hiệu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm: trẻ đau bụng quanh rốn từng cơn, đi lỏng nhiều lần, phân thường có máu.
5. Táo bón
Theo thống kê có đến 48% trẻ đau bụng từng cơn do táo bón. Một trong số những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón chính là: hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, không uống đủ nước, chế độ ăn thiếu chất xơ, nhịn đi đại tiện hoặc do bệnh tâm lý ở trẻ em, yếu tố môi trường,…
Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón: đầy bụng, chướng bụng, trẻ bị đau bụng từng cơn, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, số lần đi cầu giảm hay mỗi lần đi thường rất khó khăn,… Với những trẻ bị táo bón nặng, khi đi cầu có thể đi ra máu hay nặng hơn là nứt kẽ hậu môn.
Để hạn chế tình trạng trẻ bị táo bón dẫn đến đau bụng từng cơn, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
6. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày hay viêm niêm mạc dạ dày thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như: vi khuẩn H.pylori, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, stress khi bị ép ăn, áp lực học hành, ăn nhiều đồ cay nóng,…
Viêm loét dạ dày gây ra các cơn co thắt dạ dày thường xuyên khiến trẻ đau bụng từng cơn kèm theo một số biểu hiện khác như: đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,…
7. Nhiễm khuẩn đường ruột
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu là do: vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn Shigella, E.coli, Salmonella,… qua việc ăn uống thâm nhập vào đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh khác.
Trẻ đau bụng từng cơn, co thắt kéo dài, chướng bụng,… là những triệu chứng thường gặp khi trẻ nhiễm trùng đường ruột. Một số biểu hiện khác kèm theo như: sốt, ăn không ngon, biếng ăn bệnh lý, buồn nôn, sút cân, chậm lớn.
8. Hội chứng ruột kích thích
Đây là bệnh rối loạn chức năng đại tràng khiến trẻ đau bụng từng cơn. Cùng với đó là một số triệu chứng khác như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy hay nhạy cảm với thức ăn nhưng không gây tổn thương thực thể ở hệ tiêu hóa.
9. Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp ở bé gái nhiều hơn là bé trai. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, trẻ đau bụng từng cơn ở khu vực trên xương mu, đi tiểu đau, tiểu són nhiều lần, mỗi lần đi được rất ít hoặc đau vùng hông khi đi tiểu.
10. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra như: dùng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi khuẩn, sử dụng thuốc liên tục và bừa bãi trong thời gian dài,… từ đó khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Hay do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, sử dụng đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng dễ dẫn tới trẻ đau bụng từng cơn, tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn đường ruột.
2Phân biệt các cơn đau bụng ở trẻ
Trước hết, cha mẹ cần phân biệt các cơn đau bụng ở trẻ đang ở mức độ nào, vị trí nào, từ đó mới có thể tìm ra phương pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất. Có 4 cơ đau bụng ở trẻ như sau:
- Đau toàn vùng bụng: là cơn đau khắp vùng vùng của trẻ chứ không đau ở một vị trí nào cụ thể. Đây là triệu chứng khi trẻ nhiễm virus, đầy hơi, khó tiêu hoặc táo bón.
- Đau bụng khu trú: là cơn đau tập trung vào một vị trí nhất định trên bụng. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải các vấn đề liên quan tới: ruột thừa, túi mật, dạ dày, xoắn ruột, buồng trứng hay tinh hoàn.
- Đau bụng quặn từng cơn: là tình trạng đau bụng quanh rốn, trẻ đau bụng từng cơn vài phút rồi hết đau rồi lại đau vài phút, cứ như vậy tạo thành một chu kỳ lặp đi lặp lại.
Đau bụng kiểu này thường do đầy hơi, chướng bụng kèm theo tiêu chảy nhưng không quá nghiêm trọng.
- Đau bụng dữ dội: là những cơn đau từng đợt, thường đau đột ngột sau đó kết thúc khiến trẻ khó chịu và khóc nhiều. Cơn đau kiểu này cho thấy trẻ có thể đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tắc ruột, lồng ruột,…
Nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa biết nói để chỉ rõ 4 dấu hiệu đau ở trên thì cha mẹ có thể nhận biết trẻ đau bụng từng cơn thông qua các biểu hiện như: quấy khóc, ăn ít, bỏ bú hoặc bú ít, khó chịu, hay co chân về bụng,…
3Cách xử trí khi trẻ bị đau bụng từng cơn
Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc ói do đau bụng, cha mẹ cần bổ sung đủ nước lọc cho trẻ cùng với các loại thực phẩm như: nước oresol, cháo, cháo muối, nước gạo rang, nước cơm,… để tránh cơ thể bị mất nước.
Lưu ý không được cho trẻ ăn hoặc uống quá nhiều cùng một lúc và thay vào đó là từ từ từng chút một. Để dễ hấp thu vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đang khá yếu.
Khi trẻ đau bụng từng cơn, nên ưu tiên cho trẻ ăn các món dạng lỏng để dễ tiêu hóa như: cháo, súp,… Đợi khi trẻ khỏe lại mới cho ăn bình thường và ăn nhiều hơn.
Cháo tươi SG Food Baby vị cá hồi, cải bó xôi gói 240g
Bên cạnh đó, trẻ đau bụng từng cơn cần tránh các loại thực phẩm khó tiêu, dễ gây kích ứng dạ dày như:
- Nước có chứa cafein như: cà phê, nước tăng lực,…
- Các loại nước ngọt có ga
- Trái cây: cam, quýt, bưởi, chanh,…
- Sữa hay các sản phẩm từ sữa
- Đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ như: gà rán, cá viên chiên,…
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo.
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc giảm đau hay thuốc tiêu chảy khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị đau bụng kéo dài thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức để kịp thời chữa trị.
4Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?
Để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ đau bụng từng cơn, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên để đưa trẻ đến bác sĩ đúng lúc. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:
- Trẻ đau bụng dữ dội hoặc đau khu trú tại một vị trí nhất định.
- Cơn đau ngày càng tăng và đau hơn 24 tiếng.
- Trẻ đau bụng từng cơn ở bụng dưới bên phải – dấu hiệu của viêm ruột thừa.
- Khi chạm vào bụng cứng hoặc sưng lên.
- Ấn bụng thấy bụng mềm và trẻ bị đau.
- Trẻ đau bụng kèm sốt không rõ nguyên nhân.
- Trẻ bị nôn liên tục kèm tiêu chảy.
- Co chấn thương ở bụng trong thời gian gần.
5Cách phòng tránh đau bụng từng cơn ở trẻ
Để phòng tránh trẻ đau bụng từng cơn, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ và khoa học, cụ thể như:
- Tập thể dục buổi sáng, vận động thường xuyên. Cha mẹ có thể áp dụng các bài tập yoga cho trẻ mầm non.
- Ngủ sớm trước 9h tối và ngủ đủ giấc (8 tiếng)
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên một bữa quá no hoặc quá nhiều.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học: ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa chơi và không nằm hay vận động mạnh sau khi ăn.
- Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất đặc biệt là bổ sung nhiều chất xơ.
- Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả và trái cây.
- Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn.
- Hạn chế tối đa các thức ăn nhiều chất béo, chiên xào dầu mỡ.
- Hạn chế các đồ uống có ga.
- Tẩy giun cho trẻ định kỳ khi đủ 1 tuổi.
Siro Biogaia Protectics Baby Drops bổ sung lợi khuẩn 5 ml
6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trẻ đau bụng từng cơn là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em. Do đó, cha mẹ cần chú ý trong phòng ngừa và chăm sóc. Cha mẹ nên thiết lập cho trẻ một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học.
Những thông tin trong bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa không có tác dụng thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa.
Mai Thu tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
- Bé bị chảy máu cam và cách xử lý ba mẹ cần biết
- Cách chăm sóc trẻ đổ mồ hôi trộm an toàn theo lời khuyên của chuyên gia
- Cách xử trí khi trẻ bị hóc xương cá tại nhà an toàn và hiệu quả
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ba mẹ đừng chủ quan khi trẻ đau bụng từng cơn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.