Ghẻ nước ở trẻ sẽ để lại biến chứng gì?

Bạn đang xem bài viết: Ghẻ nước ở trẻ sẽ để lại biến chứng gì? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ghẻ nước ở trẻ là bệnh lý về da, với các mụn nước mọc rải rác, gây ngứa rát và khó chịu. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng để lại nhiều thâm sẹo. Hãy cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu cách phòng ngừa và trị ghẻ nước hiệu quả.

1Tìm hiểu về ghẻ nước

Ghẻ nước ở trẻ em là một trong những bệnh về da, đặc trưng bởi các mụn nước nổi trên da. Ghẻ nước thường phát triển mạnh vào mùa mưa hoặc mùa đông. Ghẻ nước xuất hiện nhiều nhất ở kẽ tay hoặc chân, gây khó chịu và ngứa rát. Bệnh ghẻ nước ở trẻ tuy không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, vì để lại sẹo trên da.

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Da bé bị nổi hạt sần sùi có nguy hiểm không?
Ghẻ nước ở trẻ

Trẻ bị ghẻ nước thường khó chịu và ngứa rát

2Nguyên nhân ghẻ nước ở trẻ

Ghẻ nước ở trẻ là do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis) gây ra. Loại ký sinh trùng này sinh sôi và phát triển rất nhanh, có thể nở đến vài trăm triệu con. Đặc biệt, các khu vực nhiệt đới có độ ẩm cao như Việt Nam là nơi trú ngụ ưa thích của loại ký sinh trùng này.

Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc làn da khi trẻ sơ sinh nổi mụn nước

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng khả năng phát triển bệnh ghẻ nước ở trẻ:

  • Môi trường sống bẩn, ô nhiễm: Ở những nơi có không khí và nước bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,… thì tần suất mắc các bệnh về da cao.
  • Nơi sống quá chật chội: Trẻ sống ở nơi quá chật hay đông đúc cũng tăng nguy cơ mắc bệnh hơn các trẻ khác.
  • Không vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Đây cũng là nguyên nhân lớn khiến ghẻ nước xâm nhập vào cơ thể dễ dàng.
  • Môi trường sống khắc nghiệt: Những nơi thường xảy ra mưa bão, lũ lụt sẽ là mầm mống cho côn trùng và ký sinh trùng phát triển, sinh sôi mạnh.

3Ghẻ nước ở trẻ phát triển như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, ghẻ nước ở trẻ phát triển qua hai giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn đầu: Trẻ không có biểu hiện của bệnh, chỉ có dấu hiệu ngứa ngáy và gãi nhiều.
  • Giai đoạn sau: Trên cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện những đường ngang dọc dài (hình chữ chi, màu trắng xám) và mụn nước.

4Dấu hiệu bé bị ghẻ nước

Các dấu hiệu ghẻ nước bắt đầu xuất hiện khi ghẻ xâm nhập vào da khoảng 2 – 3 tuần. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là ngứa dữ dội về đêm.

Sau ngứa sẽ xuất hiện các mụn nước nằm rải rác, màu trắng đục. Ngoài ra, trên da cũng có đường hầm màu xám hoặc đen, dài khoảng 3 – 5mm. Đường hầm này thường ở nếp gấp kẽ tay, đường chỉ lòng bàn tay, mặt trước cẳng tay, nách, quầng vú, rốn, mông hoặc bộ phận sinh dục.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách điều trị mụn cóc ở trẻ em tại nhà hiệu quả
Dấu hiệu ghẻ nước ở trẻ

Ghẻ nước xuất hiện nhiều mụn nước nằm rải rác

5Triệu chứng ghẻ nước ở trẻ

Với bé sơ sinh

Sau khi lây bệnh, ghẻ nước ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra các tình trạng như:

  • Khóc nhiều do khó chịu.
  • Nổi mẩn đỏ ở gót chân, giữa ngón tay và ngón chân, bên trong khuỷu tay hoặc cổ tay.

Với bé đang tập đi

Các triệu chứng ghẻ nước ở trẻ đang tập đi khá giống với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vết ngứa sẽ xuất hiện trên mặt và cạnh bên gót chân. Ngoài ra, vết ngứa còn dễ nhiễm trùng do trẻ gãi nhiều.

Với các bé lớn hơn

Những triệu chứng ghẻ nước thường gặp với trẻ ở độ tuổi này gồm:

  • Sẩn ngứa ở nách, bẹn.
  • Mụn nước mọc rải rác ở vùng da mỏng như cẳng tay, kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, kẽ mông, đùi.
  • Các đường lượn sóng màu đen hoặc xám, chạy dọc ở bên trong cổ tay.
Có thể bạn quan tâm: Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có gì khác với ghẻ nước?

6Bé bị ghẻ nước có nguy hiểm không?

Bệnh ghẻ nước ở trẻ và người lớn đa phần ít gây ra những biến chứng nghiêm trọng có hại cho sức khỏe. Bệnh chủ yếu gây ngứa nên mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, trẻ còn nhỏ nên có xu hướng cào gãi rất nhiều, khiến ghẻ nước tăng nguy cơ bị bội nhiễm.

Ghẻ nước ở trẻ nguy hiểm không

Ghẻ nước không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

7Ghẻ nước ở trẻ có thể để lại biến chứng gì?

Trẻ bị ghẻ nước thường ngứa nên gãi nhiều, đôi khi gây nhiễm khuẩn cho da. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như:

  • Viêm da.
  • Da bị mụn mủ, nhiễm khuẩn.
  • Viêm cầu thận cấp.
  • Viêm da sẩn mụn nước – Chứng eczema.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em mà mẹ cần để ý

8Cách điều trị cho bé bị ghẻ nước

Điều trị ghẻ nước theo cách dân gian

  • Lá bạch đàn: Có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giúp các mụn nước mau lành. Lá bạch đàn tươi sau khi được hái thì rửa sạch, vò nhẹ và nấu lấy nước. Sau đó, pha với nước ấm tắm cho trẻ bị ghẻ nước mỗi ngày.
  • Lá khế: Dùng để chữa bệnh khớp, tiểu đường, hạ mỡ máu, mẩn ngứa, mề đay. Đối với bệnh ghẻ nước, lá khế là cách giảm cơn ngứa hiệu quả hơn hết. Lá khế hái xong thì rửa sạch, vò nát rồi đem nấu cùng ít muối. Sau đó, pha nước lá khế rồi tắm cho trẻ.
  • Lá trầu: Có tính nồng, ấm giúp chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và kiểm soát ghẻ nước hiệu quả. Lá trầu rửa sạch và vò nhẹ, sau đó nấu khoảng 5 phút rồi pha với nước tắm cho trẻ bị ghẻ.
Cách điều trị ghẻ nước ở trẻ

Lá trầu trị ghẻ nước hiệu quả

Điều trị ghẻ nước theo cách khác

  • Thuốc Lindane: Đây là loại thuốc trị ghẻ ngứa dùng bôi ngoài da để từ 8 – 12 giờ và có hiệu quả cực nhanh. Mẹ nên bôi thuốc cho trẻ từ cổ xuống chân, sau đó rửa sạch hoặc tắm bằng nước ấm. Liều lượng sử dụng thuốc là 2 lần/ tuần.
  • Thuốc Permethrin cream: Đây là loại thuốc có khả năng tiêu diệt sự sinh sôi và phát triển của ký sinh trùng gây ghẻ nước. Thuốc dùng để bôi lên da. Sau khi bôi thuốc từ 8 – 12 giờ thì tắm lại cho trẻ bằng nước ấm.
  • Thuốc Diethylphtalat: Đây là loại thuốc mỡ dùng để chống muỗi đốt, côn trùng cắn và trị ghẻ ngứa. Mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị tổn thương của trẻ rồi tiến hành bôi thuốc, với liều dùng là 2 – 3 lần/ ngày.
  • Thuốc Eurax: Đây là loại thuốc trị ghẻ nước phổ biến, với liều dùng là 1 lần/ ngày. Mẹ bôi lên vùng da bị ghẻ nước ở trẻ và để từ 6 – 10 giờ.

9Phòng tránh ghẻ nước ở trẻ như thế nào?

Để phòng tránh ghẻ nước ở trẻ, ba mẹ cần lưu ý thực hiện tốt những điều này:

  • Không cho trẻ sử dụng đồ dùng cá nhân chung với các thành viên trong gia đình.
  • Vệ sinh nơi ở, lau dọn nhà cửa sạch sẽ để trẻ tiếp xúc ít với bụi bẩn.
  • Quần áo của trẻ phải giặt sạch sẽ với nước giặt và phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Bỏ đi những tã quần của trẻ khi nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh ghẻ nước.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang bị ghẻ nước hoặc động vật mang mầm bệnh.
  • Không tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc, khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng cường luyện tập thể thao cho trẻ để tăng đề kháng cho bé.
Cách phòng tránh ghẻ nước ở trẻ

Giặt quần áo cho trẻ thật sạch để phòng tránh ghẻ nước

10Một số mẹo ba mẹ nên làm tại nhà

Bên cạnh những cách phòng ngừa ghẻ nước trên đây, ba mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo sau cũng rất hiệu quả:

  • Đun sôi quần áo, chăn màn và các vật dụng nghi có chứa ghẻ,… ở nhiệt độ từ 80 – 90 độ C trong 5 phút. Được biết, ghẻ nước sẽ chết ở 60 độ C.
  • Quần áo giặt sạch rồi để 1 tuần sau mới mang ra mặc. Vì ghẻ sẽ tự chết khi ra khỏi cơ thể chủ trong vòng 24 – 36 giờ.

11Ghẻ nước ở bé nên khám ở đâu?

Dưới đây là bảng thông tin về một số bệnh viện, phòng khám chữa ghẻ nước ở trẻ hiệu quả mà ba mẹ nên biết:

Tên bệnh viện/ phòng khám Thông tin chi tiết

Bệnh viện Da liễu TP. HCM

  • Địa chỉ khám: Số 2 Nguyễn Thông, phường 6, Quận 3, TP. HCM.
  • Giờ làm việc: 7g00 – 16g00 (T2 – T6), 7g30 – 18g00 (T7), 7g30 – 15g00 (CN).
  • Giá khám tham khảo: 80.000 – 300.000 VNĐ.

Phòng khám Đa khoa Vigor Health

  • Địa chỉ khám: 102A Trương Định Phường 9, Quận 3, TP. HCM.
  • Giờ làm việc: 7g30 – 11g30 và 13g00 – 17g00 (T2 – T7).
  • Giá khám tham khảo: 120.000 – 400.000 VNĐ.

Phòng khám Da liễu Táo Đỏ

  • Địa chỉ khám: 30/1A Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.
  • Giờ làm việc: 8g00 – 21g00 (T2 – T7).
  • Giá khám tham khảo: 70.000 – 150.000 VNĐ.

12Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Ghẻ nước ở trẻ là một bệnh ngoài da phổ biến, có thể tiến triển phức tạp nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Do đó, nếu thấy trẻ có những biểu hiện ngoài da bất thường thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vì vậy, hãy làm theo khuyến cáo của bác sĩ.

Ngọc Thanh tổng hợp

Nhật Quang đã kiểm duyệt

Xem thêm:

  • Dấu hiệu bé bị dị ứng đạm sữa bò mẹ cần biết
  • Vì sao rôm sảy ở trẻ thường xảy ra vào mùa hè?
  • Trẻ bị nổi mề đay cần kiêng ăn gì?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ghẻ nước ở trẻ sẽ để lại biến chứng gì? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *