Bạn đang xem bài viết: Nên cho bé ăn dặm vào lúc mấy giờ trong ngày để bé hấp thụ tốt nhất? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, ngoài việc lo âu trong việc lựa chọn bột ăn dặm, thức ăn phù hợp cho bé thì việc nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ cũng được các mẹ đặc biệt chú ý. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé!
1Mẹ nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?
1.1 Cho bé ăn khi bé tỉnh táo
Mẹ không nên cho ăn khi bé đang buồn ngủ hoặc ngủ chưa đủ, vì như thế sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, đồng thời khiến bé không tập trung ăn, thời gian ăn sẽ kéo dài, không tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, mẹ nên cho bé ăn lúc đang tỉnh táo.
Nên cho ăn vào lúc tỉnh táo để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của bé
1.2 Giờ ăn dặm tốt nhất là giữa buổi sáng và buổi ăn trưa
Khoảng thời gian giữa buổi sáng hoặc buổi trưa là thời điểm tốt mẹ nên cho bé ăn. Vì lúc này bé chưa quá đói cũng không no, cơ thể sẽ dễ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, có lợi cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Giữa buổi sáng và giữa buổi trưa là thời điểm vàng cho bé ăn dặm
1.3 Cho bé ăn 1 – 2 tiếng sau khi uống sữa
Mẹ nên cho bé uống sữa trước bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng, có tác dụng giúp bé không cảm thấy quá đói. Khi cho bé ăn lúc quá đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, đồng thời làm bé giảm cảm giác thèm ăn hơn trong mỗi bữa.
Mẹ nên cho bé ăn dặm sau 1 – 2 tiếng uống sữa
1.4 Không nên ăn sau 19 giờ
Hệ tiêu hóa của bé sẽ làm việc kém hiệu quả hơn sau 19 giờ, nếu mẹ cho ăn vào thời gian này thì bé sẽ cảm thấy đầy hơi và khó tiêu. Bên cạnh đó, ăn quá no cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Ăn dặm sau 19 giờ không tốt cho bé
2Cho bé ăn dặm theo thời khóa biểu chia theo từng tháng tuổi
2.1 Bé từ 4 – 6 tháng tuổi
Trẻ được 4 tháng tuổi là độ tuổi tốt nhất để bắt đầu quá trình ăn dặm, thời gian này mẹ đã có thể cho bé ăn bột hoặc cháo loãng. Mẹ hãy tham khảo thời khóa biểu dưới đây để dễ dàng hơn trong việc sắp xếp việc ăn dặm của bé.
Thời gian |
Thực đơn |
6 giờ – 6 giờ 30 |
Con bú sữa mẹ hoặc sữa bột |
7 giờ 30 – 8 giờ |
Cho con ăn dặm lần đầu trong ngày bằng bột hoặc cháo loãng |
10 giờ – 15 giờ |
Khoảng thời gian này con sẽ có giấc ngủ ngắn và khi con thức thì mẹ hãy cho con bú sữa mẹ hoặc sữa bột |
16 giờ 30 |
Bữa ăn dặm cuối cùng trong ngày của con bằng bột hoặc cháo loãng |
19 giờ |
Bú sữa mẹ hoặc sữa bột |
2.2 Bé từ 7 – 8 tháng tuổi
Từ 7 tháng tuổi, khẩu phần ăn dặm của con đã bắt đầu phong phú hơn nên mẹ có thể thêm vào các loại như rau, trái cây, thịt, hải sản và các loại hạt. Để xây dựng một thực đơn ăn dặm đầy đủ chất và có được thời gian ăn phù hợp cho con thì mẹ theo dõi bảng sau nhé.
Thời gian | Thực đơn |
6 giờ – 6 giờ 30 |
Con bú sữa mẹ hoặc sữa bột |
7 giờ 30 – 8 giờ |
Cho con ăn dặm lần đầu trong ngày cháo loãng hoặc bột |
11 giờ 30 – 12 giờ 30 |
Cho con ăn bột hoặc cháo loãng |
15 giờ 30 – 16 giờ |
2 – 3 muỗng rau củ hoặc trái cây nghiền |
18 giờ – 19 giờ |
Cho con ăn buổi cuối trong ngày bằng bột hoặc cháo loãng |
21 giờ |
Bú sữa mẹ hoặc sữa bột |
2.3 Bé từ 9 – 12 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ đã phải bắt đầu ăn đầy đủ với 3 bữa chính, 3 bữa phụ. Thực đơn hằng ngày của bé phong phú, khẩu phần ăn lớn hơn và cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Lúc này có thể cho trẻ ăn cháo đặc và cơm nghiền. Dưới đây là bảng biểu ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo.
Thời gian | Thực đơn |
6 giờ – 6 giờ 30 | Con bú sữa mẹ hoặc sữa bột |
7 giờ 30 – 8 giờ |
Cho con ăn dặm lần đầu trong ngày cháo hoặc bột |
10 giờ |
Mẹ cho tập con ăn trái cây hoặc rau củ mềm, cắt nhỏ |
12 giờ 30 | Cơm nghiền kèm thức ăn, rau củ mềm |
15 giờ 30 | Trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ cho con |
18 giờ 30 |
Ăn tối với các thực phẩm dạng đặc như các loại hạt phù hợp với con |
21 giờ |
Con bú sữa mẹ hoặc sữa bột |
3Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?
3.1 Từ ít đến nhiều
Trong khoảng thời gian đầu quá trình ăn dặm, mẹ nên cho con ăn bằng thìa, sau khi đã quen thì bắt đầu tăng dần lên 1 – 2 muỗng nhỏ. Mẹ lưu ý nên dùng thìa, muỗng bằng nhựa mềm để tránh làm tổn thương đến nướu của con.
Sau khi đã quen với chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn và thực phẩm của sẽ lớn và đa dạng hơn từng ngày, mẹ hãy lựa chọn thực đơn phù hợp cho con nhé.
Cho bé ăn đúng cách với liều lượng từ ít tới nhiều
3.2 Từ ngọt đến mặn
Khi mới tập ăn, mẹ nên bắt đầu cho bé bằng vị ngọt từ các loại thực phẩm như táo, chuối, khoai lang. Sau đó mới bắt đầu với các loại rau, thịt cá. Mẹ không nên nêm thức ăn cho trẻ bằng nước mắm, muối hay bất kỳ loại gia vị nào.
Mẹ cần tập cho bé ăn nhiều loại thực phẩm để bổ sung đủ chất
3.3 Làm quen với thực phẩm mới trong 3 – 5 ngày
Đây là cách tốt nhất giúp mẹ phát hiện con có dị ứng với loại thực phẩm nào hay không. Nếu sau khoảng thời gian này, con không có biểu hiện gì đặc biệt thì mẹ có thể cho con ăn và thử thêm nhiều loại thực phẩm khác như ngũ cốc yến mạch, sữa chua,…
Bé cần có thời gian để làm quen với thực phẩm
4Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Trong quá trình cho bé ăn dặm, các phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Vẫn nên cho con uống sữa mẹ hoặc sữa công thức: Vì giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm con hoàn toàn chưa ăn được nhiều. Ăn dặm chỉ là một dạng thêm thức ăn vào thực đơn hằng ngày của con chứ không thể thay thế sữa hoàn toàn.
- Bắt đầu cho con ăn dặm bằng ngũ cốc: Mẹ bắt đầu cho con ăn dặm bằng ngũ cốc để bổ sung chất sắt. Mẹ có thể dùng bánh ăn dặm cho bé hoặc ngũ cốc ngọt để con dễ ăn hơn.
- Cho con thời gian để làm quen với thức ăn mới: Ăn dặm là quá trình còn mới mẻ đối với con. Những ngày đầu con cần thời gian để tập quen với việc có thức ăn rắn trong miệng, nên có thể chỉ ăn từ 1 – 2 thìa nhỏ. Mẹ đừng nản mà hãy cố gắng tập cho con nhé.
Ăn dặm là một quá trình cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn
- Ngưng khi con không muốn ăn: Con có hành động nhè thức ăn, quay đầu đi nơi khác để né tránh hoặc không há miệng. Khi có những dấu hiệu này, mẹ không nên ép con ăn thêm nữa.
- Cho con ăn dặm với trái cây và hoa quả cùng lúc: Rau củ, trái cây có trong thực đơn của con là điều cần thiết. Tuy nhiên, mẹ lưu ý nên cho con ăn cùng lúc trong một khoảng thời gian, nếu con không ăn được thì mẹ không nên ép và hãy thử cho con ăn lại vào lần sau.
Bổ sung trái cây cho bé trong quá trình ăn dặm
- Hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi
- Bé mới bắt đầu ăn dặm nên ăn gì? Cách chế biến món ăn dặm đơn giản dễ làm cho mẹ
- Bé ăn dặm bao nhiêu là đủ? Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ cần biết
Qua bài viết trên hy vọng đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của các mẹ về việc cho bé ăn dặm vào mấy giờ trong ngày để hấp thụ tốt nhất. Nếu bố mẹ còn thắc mắc về vấn đề gì hãy truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được tư vấn và đặt mua nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nên cho bé ăn dặm vào lúc mấy giờ trong ngày để bé hấp thụ tốt nhất? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.