Hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chăm sóc trẻ an toàn, hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: Hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chăm sóc trẻ an toàn, hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hiện tượng hồng cầu cao ở trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân. Mời các mẹ cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về tình trạng hồng cầu cao ở trẻ em và những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh.

1Hồng cầu là gì? Tầm quan trọng của hồng cầu

Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm 43% đến 45% tổng số máu. Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, giúp vận chuyển oxy đến từng tế bào trong cơ thể và nhận lại khí cacbonic cùng những chất thải đem trở lại phổi. Đồng thời, hồng cầu còn giúp cân bằng axit-bazơ và tạo độ nhớt cho máu.

Hồng cầu có vòng đời khoảng 90 đến 120 ngày. Tủy xương sẽ sinh ra những tế bào máu mới khi số lượng hồng cầu cũ bị tiêu hủy.

Hồng cầu cao ở trẻ sơ sinh

Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt

2Bệnh đa hồng cầu ở trẻ em là gì?

Đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh hay hiện tượng hồng cầu cao ở trẻ em là một trong những dạng bệnh rối loạn sản xuất tế bào máu. Bệnh này do đột biến tế bào gốc tạo máu gây ra sự tăng sản sinh hồng cầu quá nhiều.

Hồng cầu cao ở trẻ em khiến máu tăng độ nhớt, cô đặc hơn, dòng máu khó lưu thông hơn, nhất là đối với những mạch máu nhỏ. Khi máu lưu thông ách tắc có thể dẫn tới rối loạn tưới máu mô và gây cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các mô, tế bào.

3Cách xác định hồng cầu cao ở trẻ em

Để xác định bệnh hồng cầu cao ở trẻ em, đầu tiên các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu. Sau đó có thể thực hiện thêm những xét nghiệm khác bổ sung để có chẩn đoán chính xác về bệnh.

Hồng cầu cao khi chỉ số hematocrit máu tĩnh mạch ngoại vi lớn hơn 65%. Hematocrit máu tĩnh mạch rốn hay hematocrit máu động mạch lớn hơn 60%. Hematocrit máu tĩnh mạch rốn 2 giờ sau sinh lớn hơn 60%. Hematocrit máu tĩnh mạch rốn 6 giờ sau sinh lớn hơn 50%. Hematocrit máu tĩnh mạch rốn lúc sinh lớn hơn 50% (đối với trẻ sinh đủ tháng).

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để thực hiện các xét nghiệm cần thiết

4Nguyên nhân gây ra hồng cầu cao ở trẻ em

Nhóm nguyên nhân đầu tiên gây ra hồng cầu cao ở trẻ sơ sinh là do máu từ nhau thai truyền sang trẻ khi gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Cắt rốn chậm
  • Ép cuống rốn (Cord stripping)
  • Khi cắt rốn đặt trẻ nằm thấp hơn mẹ
  • Máu mẹ truyền sang con do tăng co bóp tử cung khi mẹ dùng thuốc kích thích, trước khi cắt rốn.
  • Máu trẻ này truyền sang trẻ kia trong trường hợp sinh đôi.
Có thể bạn quan tâm: Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh và những điều ba mẹ cần cảnh giác

Nhóm nguyên nhân thứ 2 là do nhau thai nuôi dưỡng kém dẫn đến thiếu oxy mạn tính trong tử cung:

  • Suy dinh dưỡng thai: vì người mẹ ăn uống không điều độ, làm việc quá sức
  • Mẹ bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén, bệnh thận mãn tính.
  • Mẹ có bệnh tim phổi mãn tính
  • Thai già tháng.
  • Người mẹ có sử dụng các chất kích thích trong quá trình mang thai như: uống rượu bia, nước ngọt, hút thuốc.

Nhóm nguyên nhân cuối cùng gây ra hồng cầu cao ở trẻ em là các tình trạng bệnh lý của mẹ như: mẹ bị thai to, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong quá trình mang thai mẹ dùng propranolol hoặc trẻ bị thiếu nước. Trẻ bị mắc bệnh cường thận bẩm sinh, suy giáp bẩm sinh, hội chứng Beckwith – Wiedemann.

Bệnh đa hồng cầu xuất hiện nhiều ở những người mẹ trong máu có Rh âm. Bệnh thường khó phòng và khó chữa.

Một số loại thuốc như thuốc kích thích tạo hồng cầu, thuốc Anabolic steroids – tổng hợp của testosteron, sử dụng Doping khi thi đấu thể thao cũng khiến lượng hồng cầu tăng lên. Vì vậy, khi đi thăm khám, các mẹ cần liệt kê cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh.

5Triệu chứng hồng cầu cao ở trẻ em

Triệu chứng hồng cầu cao ở trẻ em thường không rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện khi trẻ làm xét nghiệm máu để chẩn đoán các bệnh khác. Triệu chứng đa hồng cầu thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn.

Nhưng cũng có đôi khi một số trẻ sẽ có biểu hiện của bệnh đa hồng cầu như:

  • Nhức đầu
  • Cảm thấy yếu đuối và mệt mỏi
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Khó nhìn thấy, tầm nhìn giảm
  • Chảy máu nướu răng
  • Lá lách to
  • Ngứa hoặc nóng rát
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Mặt đỏ
  • Đau bụng, đau viêm dây thần kinh
  • Lờ đờ, dễ giật mình, quấy khóc, thậm chí co giật.
  • Bú kém, nôn mửa, viêm ruột, vàng da ở trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng của bệnh đa hồng cầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, khi mẹ thấy trẻ có một vài dấu hiệu trong những dấu hiệu kể trên, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Tình trạng hồng cầu cao ở trẻ em

Tình trạng hồng cầu cao ở trẻ em có một số biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, khó thở…

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị dị ứng và một số cách chăm sóc đúng

6Chẩn đoán bệnh đa hồng cầu ở trẻ

Bác sĩ sẽ thăm khám và cho bé thực hiện các xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Hematocrit và huyết sắc tố: Xét nghiệm này giúp đo lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu trẻ.
  • Phết tế bào ngoại vi: Một mẫu máu nhỏ của trẻ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem các tế bào máu nhìn có bình thường hay không.
  • Tổng phân tích tế bào máu (CBC): Công thức máu toàn phần giúp kiểm tra các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và đôi khi cả các tế bào hồng cầu trẻ (hồng cầu lưới).
  • Xét nghiệm đo lượng Erythropoietin (EPO) trong máu. EPO là một loại hóc-môn giúp tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm này nhằm tìm kiếm các đột biến gen liên quan đến bệnh đa hồng cầu, chẳng hạn như JAK2, CALR và MPL, ngoài các đột biến trong thụ thể EPO.
Có thể bạn quan tâm: Phương pháp sàng lọc lấy máu gót chân trẻ sơ sinh đem lại lợi ích không ngờ

7Hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể tăng quá cao có thể dẫn đến tăng sinh thể tích khối hồng cầu toàn thể, làm tăng độ nhớt của máu, dễ gây biến chứng tắc mạch, làm người bệnh bị đột quỵ hoặc thậm chí bị đe doạ đến tính mạng.

Khi bệnh đa hồng cầu tạo thành các cục máu đông, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não, biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ, huyết khối thận, viêm ruột hoại tử…

Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể chỉ là hiện tượng tăng hồng cầu sinh lý như sau lao động thể lực, sau bữa ăn hay trẻ sống trên núi cao. Mẹ không cần phải quá lo lắng.

Tình trạng hồng cầu cao ở trẻ em diễn biến trong khoảng từ 5 đến 20 năm, lúc tăng lúc giảm. Cơ thể thích nghi mà không có bất cứ biểu hiện gì rõ ràng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan bởi bệnh có thể gây ra đột quỵ cũng như tiềm ẩn những bệnh lý khác.

Theo các số liệu nghiên cứu thống kê gần đây thì tỉ lệ người bị đột quỵ não đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá và gia tăng. Khi mà tình trạng lượng hồng cầu cao kèm theo các triệu chứng như thường xuyên đau đầu ở trẻ em, chóng mặt dữ dội, lách to, gan to, khó thở, đau bụng, mệt mỏi, tê bì chân tay thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

8Phương pháp điều trị đa hồng cầu ở trẻ

Khi đã có kết quả chẩn đoán, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, tuổi tác và tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Một vài trường hợp trẻ không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi diễn tiến bệnh, ví dụ như các trường hợp hồng cầu cao do sinh lí.

Một số phương pháp điều trị hồng cầu cao ở trẻ em là:

  • Rút máu từ tĩnh mạch để lấy bớt máu, làm giảm số lượng hồng cầu (cách thực hiện tương tự khi hiến máu).
  • Sử dụng aspirin liều thấp để tránh cục máu đông
  • Thuốc làm tủy xương giảm sản xuất hồng cầu
Bệnh hồng cầu cao ở trẻ em

Bệnh hồng cầu cao ở trẻ em cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

9Cách chăm sóc trẻ mắc đa hồng cầu

Khi trẻ bị chẩn đoán mắc đa hồng cầu, mẹ cũng đừng bi quan quá. Tình thần của mẹ ổn định sẽ làm điểm tựa cho bé. Bệnh đa hồng cầu tuy không trị dứt điểm hoàn toàn được nhưng nếu tuân theo đúng phác đồ điều trị, trẻ sẽ có cuộc sống như người bình thường.

Trong quá trình điều trị bệnh đa hồng cầu, có một số việc mẹ cần chú ý là:

  • Tránh nhiệt độ quá cao, không nên tắm nước nóng quá. Nhiệt độ có thể làm cho ngứa và rát trở nên nặng hơn.
  • Tránh xa các môn thể thao và những hoạt động có thể gây thương tổn, chảy máu.
  • Thoa kem dưỡng cho bé ngày đêm để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da, trầy xước.

10Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường mới hoặc triệu chứng cũ trở nên nặng hơn. Ví dụ, mẹ thấy trẻ mệt mỏi hơn bình thường, bị đau bụng, đau tay chân.

11Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Vấn đề hồng cầu cao ở trẻ em có gây nguy hiểm không còn tùy thuộc vào sự chăm sóc và tuân thủ phác đồ điều trị. Người bệnh nên thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện các bài tập yoga cho trẻ nhẹ nhàng để nâng cao sức khoẻ.

Những thông tin trên đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ trụ bỉm sữa chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa.

Xem thêm:

  • Bí kíp phòng ngừa nấm da ở trẻ sơ sinh
  • Cách phòng ngừa hiệu quả các loại nhiễm trùng sơ sinh thường gặp
  • Bí quyết giữ đầu trẻ sơ sinh tròn đẹp

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chăm sóc trẻ an toàn, hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *