12 giai đoạn phát triển chính của trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Bạn đang xem bài viết: 12 giai đoạn phát triển chính của trẻ từ 1 đến 6 tuổi tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 tuổi, trẻ nhỏ phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện, bố mẹ nên tìm hiểu và nắm kiến thức về các giai đoạn phát triển của trẻ.

Quá trình phát triển của trẻ từ 1 – 6 tuổi thường trải qua 12 giai đoạn chính. Tùy theo thể chất mà thời gian diễn ra và tốc độ phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau.

Bài viết dưới đây của chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi sẽ đề cập đến những đặc điểm ở từng giai đoạn phát triển, bố mẹ nên biết để theo dõi và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

1Giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ nhỏ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nguồn: Freepik

Sự phát triển của trẻ nhỏ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nguồn: Freepik

Từ lúc sơ sinh cho đến khi được 2 tháng tuổi, trẻ có thể phát triển một số kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng vận động: Trẻ sơ sinh có khả năng giữ đầu thẳng và vững vàng khi bạn bế trẻ thẳng đứng.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể tạo ra một số âm thanh không cố định để giao tiếp với mọi người. Chúng cũng có thể nhận biết và quay đầu về các hướng phát ra âm thanh.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh, chúng thích nhìn chằm chằm vào mặt mọi người và quan sát.
Có thể bạn quan tâm: Cột mốc phát triển của trẻ ở giai đoạn 2 tháng mẹ cần lưu tâm

2Giai đoạn 3 tháng tuổi

Khi trẻ 3 tháng tuổi, chúng có thể có:

  • Kỹ năng vận động: Trẻ có thể nâng đầu và ngực lên khi nằm sấp. Chúng cũng có thể lăn từ bên này sang bên kia và đưa tay lên miệng.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu thực hành các kỹ năng ngôn ngữ, bắt đầu bắt chước một số âm thanh.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ 3 tháng tuổi có thể cười với mọi người xung quanh. Chúng cũng có thể bắt chước một số chuyển động và biểu cảm trên gương mặt như: nhăn mặt, cau mày,…
Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh
Trẻ 3 tháng tuổi bắt đầu thực hành các kỹ năng ngôn ngữ. Nguồn: Freepik

Trẻ 3 tháng tuổi bắt đầu thực hành các kỹ năng ngôn ngữ. Nguồn: Freepik

3Giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi

Khoảng thời gian từ 3 – 5 tháng tuổi là giai đoạn trẻ có sự thay đổi về kỹ năng rõ ràng hơn so với trước đó.

  • Kỹ năng vận động: Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu biết lật từ tư thể nằm sấp sang nằm ngửa, biết chống khuỷu tay, nâng và giữ đầu trong một khoảng thời gian dài.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ bắt đầu biết “ê a”, thổi bong bóng và cười vỡ bụng.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ thích được chơi và giao tiếp với mọi người, chúng có thể khóc nếu việc này dừng lại.
Có thể bạn quan tâm: Thời điểm trẻ sơ sinh cười mà mẹ nên để ý

4Giai đoạn 6 tháng tuổi

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều giữ vai trò quan trọng. Nguồn: Freepik

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều giữ vai trò quan trọng. Nguồn: Freepik

Trẻ 6 tháng tuổi sẽ cố một số đặc điểm dưới đây:

  • Kỹ năng vận động: Bây giờ trẻ có thể lật cơ thể từ nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại. Chúng biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác, có thể tự ngồi dậy và ngồi mà không cần hỗ trợ.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ “ê a” nhiều hơn và biết phản ứng lại khi được gọi tên.
  • Kỹ năng xã hội: Trể có thể phân biệt được người quen – người lạ ở giai đoạn này. Chúng thích nhìn vào gương và bắt đầu biết phản hồi lại người khác.
Có thể bạn quan tâm: Cách chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

5Giai đoạn 9 – 10 tháng tuổi

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu bò từ khoảng 8 – 10 tháng tuổi.

  • Kỹ năng vận động: Ở giai đoạn này, trẻ biết bò, tập đứng và đứng bằng cách giữ chặt vật hỗ trợ. Trẻ cũng có thể học cách nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ (nắm chặt).
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ bắt đầu nói bập bẹ và tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Chúng cũng bắt đầu hiểu ý nghĩa của từ “không”.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ có thể sợ tiếp xúc với người lạ và luôn muốn bạn ở cạnh.
Có thể bạn quan tâm: Cách dạy bé tập nói từ những câu đơn giản
Trẻ có thể rất “bám” mẹ khi được khoảng 9 tháng tuổi. Nguồn: Freepik

Trẻ có thể rất “bám” mẹ khi được khoảng 9 tháng tuổi. Nguồn: Freepik

6Giai đoạn 12 tháng tuổi

Một số thay đổi diễn ra khi trẻ được 1 tuổi như:

  • Kỹ năng vận động: Trẻ có thể tự đứng và đi bằng cách bám vào đồ đạc. Một số trẻ mới biết đi thậm chí có thể đi một hoặc hai bước mà không cần sự hỗ trợ và có thể đứng một mình.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nói cùng lúc 2 – 3 từ (từ có thể không có nghĩa). Chúng cố gắng lặp lại từ bạn nói và phát ra âm thanh với những âm điệu khác nhau.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ bắt đầu biết hợp tác trong khi bạn mặc quần áo cho chúng, có thể hiểu và thực hiện các lệnh đơn giản như: vẫy tay chào tạm biệt, vỗ tay, hôn môi xa,… Chúng cũng có thể chơi một số trò chơi đơn giản với những người chúng yêu thích.

Bài viết liên quan: Mách ba mẹ 13 bí quyết hiệu quả để dạy trẻ 1 tuổi

7Giai đoạn 18 tháng tuổi

Dù trẻ đã cứng cáp hơn nhưng bố mẹ cũng nên theo dõi các hoạt động của trẻ để đảm bảo an toàn. Nguồn: Freepik

Dù trẻ đã cứng cáp hơn nhưng bố mẹ cũng nên theo dõi các hoạt động của trẻ để đảm bảo an toàn. Nguồn: Freepik

  • Kỹ năng vận động: Đến 18 tháng, hầu hết trẻ mới biết đi học cách đi mà không cần hỗ trợ. Chúng cũng có thể nhặt đồ chơi mà không cần ngồi xuống, đi lên và xuống cầu thang, thậm chí có thể chạy. Trẻ cũng có thể ném bóng và xếp chồng 3 – 4 khối để xây tháp hoặc chơi các trò chơi cho bé 1 tuổi khác. Ngoài ra, chúng có thể ăn bằng thìa và uống bằng cốc.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nói nhiều từ đơn, biết chỉ vào đối tượng và nói với ai đó những gì họ muốn, biết lắc đầu để thể hiện từ “không”.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ luôn muốn ở cạnh bạn trong mọi tình huống. Chúng bắt đầu biết thể hiện tình cảm với những người thân quen.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ có thể cho bé 18 tháng chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ

8Giai đoạn 2 tuổi

  • Kỹ năng vận động: Trẻ đã thành thạo với việc kiểm soát chân. Bây giờ trẻ có thể chạy, kiễng chân lên và sút bóng, trèo lên và xuống mà không cần trợ giúp. Ngoài ra, trẻ còn có thể tự vẽ, sao chép các đường tròn và đường thẳng hoặc chơi những trò chơi cho bé mầm non.
Trẻ 2 tuổi trở nên năng động hơn nhờ thành thạo các kỹ năng vận động. Nguồn: Huggies

Trẻ 2 tuổi trở nên năng động hơn nhờ thành thạo các kỹ năng vận động. Nguồn: Huggies

  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nối 2 – 3 từ lại với nhau để tạo thành câu và lặp lại những từ mà chúng nghe được trong cuộc trò chuyện. Trẻ cũng có thể biết tên của những người quen thuộc, đồ vật và thậm chí cả các bộ phận cơ thể.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ đã biết cách giữ cơ thể sạch sẽ và khô ráo trong độ tuổi này. Trẻ bắt đầu thể hiện cái tôi cá nhân. Chúng cũng có thể chơi trò chơi với những đứa trẻ khác.

9Giai đoạn 3 tuổi

Khoảng 3 tuổi là giai đoạn trẻ trưởng thành nhanh chóng.

  • Kỹ năng vận động: Trẻ 3 tuổi có thể bắt chước chuyển động tay và vẽ hình người. Trẻ có thể xếp chồng các hình khối để tạo thành một tòa tháp, có thể leo lên – xuống cầu thang bằng một chân trên mỗi bậc thang và đạp xe ba bánh.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nói những câu hoàn chỉnh, biết gọi tên những thứ quen thuộc nhất và hiểu nghĩa đen của những từ đơn giản.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ có thể tự mặc và cởi quần áo mà không cần sự giúp đỡ. Trẻ có thể thay phiên nhau tham gia các trò chơi, thể hiện sự quan tâm với người khác.
Trẻ 3 tuổi phát triển các kỹ năng một cách nhanh chóng. Nguồn: Monkey

Trẻ 3 tuổi phát triển các kỹ năng một cách nhanh chóng. Nguồn: Monkey

10Giai đoạn 4 tuổi

  • Kỹ năng vận động: Hầu hết trẻ 4 tuổi có thể đứng bằng một chân. Chúng có thể đổ, nghiền và cắt thức ăn dưới sự giám sát của người lớn.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ tò mò và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh ở độ tuổi này. Trẻ có thể kể những câu chuyện và sử dụng đúng một số quy tắc ngữ pháp cơ bản.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ có thể nói về những gì chúng thích và ngày càng sáng tạo hơn thông qua các trò chơi.

Bài viết liên quan: Những trò chơi hấp dẫn và thú vị dành cho trẻ 4 tuổi

11Giai đoạn 5 tuổi

  • Kỹ năng vận động: Trẻ có thể nhào lộn, đu dây và leo trèo. Chúng cũng có thể vẽ một cái gì đó dễ hiểu. Một số trẻ ở độ tuổi này cũng có thể tự đi vệ sinh.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ nói chuyện trôi chảy hơn và sử dụng đúng các cấu trúc ngữ pháp.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ thích chơi với bạn bè và có khả năng đồng ý với các quy tắc. Chúng hành động rất độc lập và đôi khi có thể không hợp tác.
Có thể bạn quan tâm: Trò chơi trí tuệ cho bé mẹ có thể cho con chơi để phát triển tư duy
Trẻ 5 tuổi gần như đã hoàn thiện các kỹ năng vận động, ngôn ngữ và xã hội. Nguồn: Abbottnutrition

Trẻ 5 tuổi gần như đã hoàn thiện các kỹ năng vận động, ngôn ngữ và xã hội. Nguồn: Abbottnutrition

12Giai đoạn 6 tuổi

Đây là giai đoạn cuối cùng trong 12 cột mốc phát triển chính của trẻ nhỏ.

  • Kỹ năng vận động: Trẻ giờ đây có thể kiểm soát các cơ chính, biết giữ thăng bằng và thích các hoạt động như: chạy, nhảy,….
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nói chuyện trôi chảy và thành thạo ngữ pháp (rất ít khi mắc lỗi). Trẻ có thể đánh vần tên của mình, viết một số chữ cái và số.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ độc lập và đang trong quá trình trở thành người lớn. Trẻ phát triển khiếu hài hước và có thể bắt đầu hiểu cảm xúc của mọi người xung quanh.
Xem thêm:

  • Trò chơi dân gian dành cho trẻ mầm non
  • Bạt mí khu vui chơi trẻ em TPHCM siêu hấp dẫn dành cho các bé
  • Khu vui chơi trẻ em ngoài trời dành cho những bé ưu thích vận động

13Kết luận

Nhìn vào các giai đoạn phát triển của trẻ, bạn không chỉ cần đảm bảo chiều cao và cân nặng phù hợp với lứa tuổi của trẻ, mà còn cần đảm bảo rằng trẻ đang đạt được các kỹ năng vận động, xã hội và ngôn ngữ cần thiết.

Một số trẻ có thể phát triển nhanh hoặc chậm hơn so với tốc độ trung bình, bố mẹ đừng nên quá lo lắng. Hãy dành thời gian đồng hành và theo dõi quá trình phát triển của trẻ để chúng lớn lên khỏe mạnh và an toàn.

Ngọc Nguyễn tổng hợp từ Mom Junction

1. Milestone Checklists

2. Developmental milestones

3. Developmental Milestones: 3 Months

4. 9-10 months: baby development

5. Milestones for 6-Year-Olds

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 12 giai đoạn phát triển chính của trẻ từ 1 đến 6 tuổi của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *