Tại sao trẻ lại bị ọc sữa và cha mẹ phải làm sao trong tình huống này?

Bạn đang xem bài viết: Tại sao trẻ lại bị ọc sữa và cha mẹ phải làm sao trong tình huống này? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trẻ sơ sinh thường hay bị nôn sau khi bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Điều này được xem là rất bình thường vì hệ tiêu hóa chất của trẻ còn chưa phát triển. Tuy nhiên, nó là sẽ là vấn đề nếu cha mẹ phát hiện trẻ thường xuyên ọc sữa, nôn trớ trong quá trình bú. Vậy nguyên nhân và giải pháp như thế nào khi trẻ bị ọc sữa? Hãy cùng chuyên mục Chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trẻ bị ọc sữa, cha mẹ phải làm sao? Nguồn từ mommyhood101

Trẻ bị ọc sữa, cha mẹ phải làm sao? Nguồn từ mommyhood101

1Những triệu chứng ọc sữa ở trẻ sau khi bú

Khi bú sữa mẹ hoặc sữa bình được một lúc, cha mẹ sẽ thường thấy trẻ khạc nhổ hay ọc sữa. Trẻ bị ọc sữa nguyên nhân xuất phát từ trong dạ dày và là dấu hiệu cho thấy bé đang no.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ đã biết sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu chưa?

Về triệu chứng bên ngoài, cha mẹ có thể nhìn thấy được biểu hiện căng thẳng và lo âu của trẻ khi nôn ra. Đồng thời trẻ sẽ cảm thấy đau và khó chịu do chất nôn được cơ dạ dày dùng lực ép ra ngoài. Chất nôn sẽ có mùi chua do sữa mẹ hay sữa công thức được đã trộn với axit tiêu hóa trong dạ dày của trẻ.

Sau đây là những biểu hiện khác của trẻ khi bị ọc sữa:

  • Trẻ sẽ quấy khóc và mệt mỏi.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày.
  • Trẻ bị sụt cân và bú kém.
Những triệu chứng ọc sữa ở trẻ khi bú. Nguồn từ theasianparent

Những triệu chứng ọc sữa ở trẻ khi bú. Nguồn từ theasianparent

Nếu các triệu chứng ọc sữa cứ tiếp tục diễn ra thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay với trung tâm y tế và bệnh viện nhi khoa để kịp thời chữa trị.

2Nguyên nhân gây ọc sữa ở trẻ khi bú

Trẻ bú quá no

Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ. Nên cha mẹ hãy cho trẻ bú với một lượng sữa phù hợp để không bị ọc ra ngoài. Đối với trẻ từ 4 đến 5 tuần tuổi, cha mẹ chỉ nên cho bú từ 88.5 – 118ml/lần. Nếu dùng nhiều hơn lượng này trong một lần bú có thể khiến dạ dày của trẻ bị đầy quá mức và trào ra ngoài một cách tự nhiên.

Trẻ ăn quá no cũng là một nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ọc sữa. Nguồn từ theasianparent

Trẻ ăn quá no cũng là một nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ọc sữa. Nguồn từ theasianparent

Ợ hơi sau khi bú

Trẻ sơ sinh thường nuốt nhiều không khí trong quá trình bú sữa. Lượng không khí này tích tụ trong dạ dày có thể khiến trẻ bị khó chịu hoặc đầy hơi và gây nôn trớ. Vì thế việc trẻ ợ hơi sau khi bú sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được điều này. Việc cho trẻ bú bình hay dùng sữa công thức sẽ dễ dàng làm cho trẻ nuốt nhiều không khí hơn.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh an toàn

Để giúp trẻ không nuốt phải quá nhiều không khí trong quá trình bú, cha mẹ hãy kiểm tra bình sữa và vị trí khi mẹ cho bú. Ngoài ra, cha mẹ lưu ý về núm vú của bình sữa, không nên quá lớn và không để trẻ tiếp tục bú bình khi đã hết sữa.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ bị ọc sữa. Vì dạ dày và ống thức ăn của trẻ vẫn đang quen với việc chứa sữa. Làm cho trẻ bị trào ngược axit, khó tiêu hoặc thỉnh thoảng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Biểu hiện trào ngược dạ dày xảy ra khi sữa trào ngược lên cổ họng và miệng của trẻ. Dẫn đến một số trường hợp trẻ khạc nhổ không đau nhưng nó có thể gây kích ứng cổ họng và kích thích nôn mửa. Để giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ bú thành những cữ nhỏ.

Táo bón

Trẻ bị ọc sữa thường quấy khóc và táo bón là một trong những nguyên nhân của biểu hiện này. Nguồn từ mamanatural

Trẻ bị ọc sữa thường quấy khóc và táo bón là một trong những nguyên nhân của biểu hiện này. Nguồn từ mamanatural

Táo bón là một nguyên nhân không phổ biến gây ra tình trạng ọc sữa và nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Hầu hết trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức đều cần đi ngoài ít nhất 1 lần/ngày. Nhưng nếu trẻ đi ngoài ít hơn số lần trên thì có thể trẻ đã bị rối loạn trong đường ruột.

Trẻ bị ọc sữa sau khi bú thì có thể trẻ bị táo bón nếu có các triệu chứng sau:

  • Không đi ngoài 3-4 ngày.
  • Trướng bụng hoặc đầy hơi.
  • Bụng trở nên săn chắc hoặc cứng lại.
  • Quấy khóc và khó chịu.
  • Phân của trẻ khi đi ngoài khô, sẫm màu hay có dạng viên bị nhỏ và cứng.

Bệnh viêm dạ dày ruột

Ọc sữa có thể là điều bình thường và tự nhiên ở trẻ, nếu không có biểu hiện này có thể bé đã bị bệnh dạ dày hay còn gọi là viêm dạ dày ruột hoặc ‘bệnh cúm dạ dày”, vi khuẩn trong dạ dày có thể làm cho trẻ bị nôn. Dẫn đến tình trạng trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong tối đa 24 giờ.

Các triệu chứng khác của bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ bao gồm:

  • Quấy khóc và mệt mỏi
  • Co thắt dạ dày
  • Bụng cồn cào
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy hoặc ra phân dạng nước.
  • Sốt nhẹ (không xảy ra ở trẻ sơ sinh)

Dị ứng

Trong một số trường hợp hiếm hoi, khoảng 7% trường hợp dị ứng ở trẻ em dưới 1 tuổi là do bị dị ứng đạm sữa bò hoặc trẻ bị dị ứng sữa mẹ. Hầu hết trẻ em hết dị ứng sữa khi được 5 tuổi, nhưng nó có thể gây ra nôn mửa và các triệu chứng khác ở trẻ sơ sinh.

Nếu bị dị ứng với sữa trẻ sẽ có những triệu chứng như:

  • Phát ban ở da (bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh).
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè, ho, khó thở.
Trẻ bị phát ban vì bị dị ứng với sữa bò trong sữa công thức, cũng là nguyên nhân gây ra ọc sữa. Nguồn từ independent

Trẻ bị phát ban vì bị dị ứng với sữa bò trong sữa công thức, cũng là nguyên nhân gây ra ọc sữa. Nguồn từ independent

Không dung nạp lactose

Dị ứng với sữa khác với dị ứng với lactose. Không dung nạp được lactose thường gây ra các triệu chứng về tiêu hóa ở trẻ như tiêu chảy, nôn…Trẻ không dung nạp được lactose có thể là do thiếu hụt enzyme lactose trong cơ thể.

Dưới đây là các triệu chứng thể hiện trẻ không dung nạp được lactose bao gồm:

  • Trẻ bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân nước.
  • Trẻ bị táo bón.
  • Trẻ bị đầy hơi.
  • Trẻ bị đau bụng.

Lưu ý rằng tình trạng không dung nạp lactose sẽ hiếm xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Có thể bạn quan tâm: Top 12 sữa bột cho trẻ không dung nạp được đường Lactose

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng gây ọc sữa ở trẻ kể cả khi bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức. Có một số tình trạng di truyền hiếm gặp cũng có thể gây ra ọc sữa ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Bệnh cảm cúm.
  • Bệnh nhiễm trùng tai.
  • Sử dụng một số loại thuốc không đúng cách.
  • Trẻ bị nóng trong người.
  • Say tàu xe.
  • Bệnh Galactosemia (bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường galactose bẩm sinh).
  • Bị chứng hẹp vị hậu môn.

Có thể bạn quan tâm:

Cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào? Xem ngay

3Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ khắc phục tình trạng ọc sữa

Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ khắc phục tình trạng ọc sữa

Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ khắc phục tình trạng ọc sữa

Các biện pháp để ngăn chặn tình trạng bị ọc sữa khi bú ở trẻ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên cha mẹ có thể dùng một số phương pháp sau đây:

  • Cho bé bú sữa công thức với lượng nhỏ thường xuyên.
  • Cho bé bú từ từ.
  • Tạo điều kiện để trẻ ợ hơi sau khi bú.
  • Ôm đầu và ngực của trẻ trong khi cho bú.
  • Để dễ dàng cho trẻ tiêu hoá, cha mẹ hãy giữ cho em bé thẳng đứng sau khi bú.
  • Đảm bảo rằng trẻ không di chuyển xung quanh hoặc chơi quá nhiều sau khi bú xong.
  • Chuẩn bị một bình sữa và núm vú có lỗ nhỏ hơn khi cho trẻ bú.
  • Kiểm tra thành phần trong sữa công thức, sau đó hỏi ý kiến của bác sĩ về loại sữa này.
  • Nói chuyện với bác sĩ về một số biểu hiện dị ứng xảy ra ở trẻ.
  • Mặc quần áo rộng rãi hơn cho bé.
  • Đảm bảo rằng tã của trẻ không quá chặt.

Có thể bạn quan tâm:

Giúp các mẹ thoát khỏi những lo âu về việc không thể cho con bú

4Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ có các biểu hiện sau, cha mẹ nên đến gặp bác sĩ nhi khoa nhi ngay để nhận được lời khuyên và tư vấn:

  • Trẻ thường xuyên bị nôn mửa.
  • Trẻ đang bị sụt cân.
  • Bé bị phát ban trên da.
  • Trẻ thường buồn ngủ thất thường hoặc cơ thể mệt mỏi và yếu ớt.
  • Dịch khi trẻ nôn có máu hay mật xanh.
Khi trẻ có các biểu hiện nào thì đưa trẻ đến bác sĩ? Nguồn từ freepik

Khi trẻ có các biểu hiện nào thì đưa trẻ đến bác sĩ? Nguồn từ freepik

Ngoài ra, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau khi nôn mửa:

  • Trẻ bị khô miệng.
  • Khóc mà không rơi nước mắt.
  • Không ướt tã trong 8 đến 12 giờ.
  • Tiếng khóc của trẻ yếu ớt.

Có thể bạn quan tâm:

Kinh nghiệm cho bé thăm khám ở bệnh viện Nhi đồng 1

Trẻ sơ sinh thường bị hiện tượng ọc sữa sau khi bú. Điều này được xem là bình thường, tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý và quan tâm để không xảy ra các tình trạng xấu. Thông qua bài viết này truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng, cha mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về triệu chứng ọc sữa ở trẻ.

Thanh Lam tổng hợp từ Healthline

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và cách điều bệnh hen suyễn cho bé
  • Cách phòng bệnh viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh hiệu quả
  • Biểu hiện và cách điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

1. Newborns have small stomachs! (2015). lllc.ca/thursday-tip-newborns-have-small-stomachs

2. Gastroenteritis (2020) nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastroitestinal-tract/gastroenteritis

3. What should I do if I think my baby is allergic or intolerant to cow’s milk? (2019). nhs.uk/common-health-questions/childrens-health/what-should-i-do-if-think-my-baby-is-allergic-or-intolerant-to-cows-milk/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tại sao trẻ lại bị ọc sữa và cha mẹ phải làm sao trong tình huống này? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *