Bạn đang xem bài viết: Trẻ quấy khóc đêm: Lời khuyên dành cho ba mẹ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ quấy khóc đêm là một tình trạng phổ biến thường gặp, làm cho ba mẹ không khỏi băn khoăn và lo lắng. Vì vậy hôm nay, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chia sẻ tới ba mẹ một số lời khuyên khi trẻ hay quấy khóc vào ban đêm.
1Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc đêm
Nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm
Chu kỳ ngủ chưa hình thành
Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ hay quấy khóc đêm chính là do chu kỳ ngủ chưa hình thành. Do còn bé nên trẻ vẫn chưa làm chủ được giấc ngủ của mình. Trẻ thường ngủ tám đến chín tiếng vào ban ngày và tám tiếng nữa vào ban đêm nhưng cũng có thể sẽ không ngủ hết đêm.
Phải đến ít nhất ba tháng tuổi trẻ mới có thể tự mình vượt qua những thách thức của giấc ngủ thông thường. Khóc cũng chính là tín hiệu mà em bé gửi đến ba mẹ. Vì vậy, việc trẻ khóc thét về đêm trong giấc ngủ là một điều rất bình thường.
Do trẻ đang đói
Trẻ quấy khóc đêm nguyên nhân có thể là việc bé đang đói. Hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ tỉnh dậy hai lần mỗi đêm để bú do dạ dày của trẻ rất nhỏ, trẻ cần được ăn mỗi vài giờ. Cho đến khi trẻ bốn tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ đều hơn và biết bú bình thay vì bú mẹ.
Trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên sẽ ngủ một mạch từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Ở tuổi này, trẻ sẽ vẫn ngủ ngon mà không cần bất cứ nguồn năng lượng nào vào ban đêm.
Do chưa tiêu hóa sữa
Một tình trạng thường gặp khiến trẻ quấy khóc đêm là do chưa tiêu hóa sữa. Trẻ sơ sinh có dạ dày rất bé nên nếu mẹ cho bé ăn hoặc bú quá nhiều sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Hoặc nếu trẻ đang bị bệnh và phải dùng thuốc để điều trị thì đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị chướng bụng, đầy hơi.
Những lúc như thế này, đầu tiên mẹ cần kiểm tra xem bụng bé có phình to không, bé có đánh rắm và đi đại tiện được không. Trong trường hợp cần thiết mẹ cần đưa bé tới bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý trong khâu chuẩn bị đồ ăn cho trẻ, ưu tiên chọn những thực phẩm dễ tiêu, không cho trẻ ăn quá no sẽ dễ gây chướng bụng, khó tiêu.
Do đi tè dầm
Trẻ quấy khóc đêm và không thể ngủ ngon với một chiếc tã lót ướt sũng nước tiểu. Lúc này, trẻ sẽ khóc và lăn qua lăn lại để báo hiệu với mẹ. Do đó, mẹ cần phát hiện và thay tã cho trẻ một cách nhanh chóng trẻ thức giấc và quấy khóc.
Ngoài ra, mẹ hãy để ý quy luật tiểu đêm của trẻ để chủ động thay tã cho bé đồng thời không cho bé uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Do trẻ bị dị ứng
Khi trẻ quấy khóc vào đêm dai dẳng mà không phải do đói hay những vấn đề khác thì có thể trẻ đang bị dị ứng protein sữa bò. Điều này có thể làm bé đau bụng và quấy khóc rất nhiều. Điều mẹ cần làm là đưa trẻ tới bệnh viện nhi để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán xem trẻ khóc có phải do dị ứng protein sữa bò hay không.
Ngoài ra, đường hô hấp của bé cũng có thể bị dị ứng bởi các mùi hương như mùi khói thuốc, mùi nước sơn, phấn rôm, thuốc xịt côn trùng,… Vì thế, ba mẹ cần giữ cho phòng ngủ của trẻ thật thoáng mát, sạch sẽ và không khí trong lành.
Do trẻ bị bệnh
Đối với những trẻ mới sinh thường hay gặp phải tình trạng nghẹt mũi khi bú sữa mẹ. Hoặc với các bé vừa bị ốm xong thì sẽ bị ngạt mũi do dịch đóng vảy trong mũi, khiến trẻ phải thở bằng miệng. Điều đó là cổ họng bé khô rát, khó chịu dẫn tới việc bé quấy khóc. Lúc này, mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để trẻ hít thở dễ dàng và tiếp tục ngủ ngoan.
Ngoài ra, trẻ còn quấy khóc đêm khi đường hô hấp có vấn đề. Mẹ cần phải áp dụng các biện pháp để hạ sốt an toàn cho trẻ như chườm ấm đồng thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy hiểm.
Do tiếng ồn
Một trong số những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc đêm chính là do tiếng ồn. Trẻ rất dễ bị đánh thức do âm thanh hay tiếng ồn bất ngờ phát ra. Điều này có thể sẽ làm em bé giật mình và khóc. Vì vậy, ba mẹ hãy lựa chọn phòng ngủ cho trẻ ở một vị trí yên tĩnh đồng thời hạn chế tiếng ồn hết mức có thể để bé có một giấc ngủ thật sâu.
Do không gian phòng ngủ
Trẻ cũng có thể không ngủ ngon và quấy khóc vào ban đêm nếu không gian phòng ngủ của bé không đảm bảo. Ba mẹ hãy sắp xếp không gian trong phòng ngủ cho bé thật thoáng mát, không khí trong lành. Đồng thời sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong phòng sao cho thật phù hợp với trẻ.
Do hoạt động ban ngày quá mức
Trẻ quấy khóc đêm có thể do việc đã hoạt động quá mức vào ban ngày. Vì hệ thần kinh của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện nên nếu ban ngày trẻ vui chơi quá mức thì não của bé vẫn sẽ còn trong trạng thái hưng phấn. Điều này thậm chí còn tạo ra những cơn ác mộng lúc ngủ làm bé sợ hãi, giật mình quấy khóc.
Vì thế, ba mẹ nên lưu ý ban ngày không nên cho trẻ chơi đùa quá sức để tối đến bé có thể ngủ sâu và ngon hơn.
Do mẹ rời đi đột ngột
Nếu như mẹ hay người hay bế bé đột ngột xa nhà, hoặc đổi bảo mẫu sẽ làm cho trẻ thấy không quen, cảm giác bất an và lo lắng dẫn đến tình trạng hay quấy khóc đêm của trẻ.
Lúc này, người thân của bé nên an ủi, vỗ về bé một cách nhẹ nhàng, giúp bé nhanh chóng làm quen được với hoàn cảnh mới.
Do sự thay đổi tâm trạng của người lớn
Một nguyên nhân nữa khiến trẻ quấy khóc đêm cũng có thể do sự thay đổi tâm trạng của người lớn. Tưởng chừng không liên quan nhưng nếu những người thân thiết với bé, đặc biệt là mẹ có tâm trạng bất ổn như lo lắng, phiền muộn, thiếu ngủ, …Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới bé.
Đồng thời, nếu như chuyển nhà hay xảy ra xung đột gia đình thì những việc này cũng tác động xấu đến trẻ, làm bé lo lắng bất an và hay khóc vào ban đêm. Do đó, ba mẹ không nên để tâm trạng của mình ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Thậm chí, điều này còn có thể gây hại tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này.
Do côn trùng đốt
Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ quấy khóc đêm chính là do côn trùng đốt. Đặc biệt là vào mùa hè, nước ta lại nằm ở vùng nhiệt đới nên côn trùng rất đa dạng và sinh sôi nảy nở nhiều. Vì thế mẹ nên chú ý vệ sinh phòng ốc của trẻ thật sạch sẽ, thoáng mát và bảo vệ bé khỏi các côn trùng có chân đốt như: muỗi, bọ xít hút máu, kiến,…
Ngoài ra, trẻ hay khóc đêm cũng có thể do giun kim quấy rối. Ba mẹ nên lưu ý tẩy giun cho bé theo định kỳ nhé.
Do trẻ mọc răng
Trẻ quấy ban đêm ngoài những nguyên nhân khách quan khác thì chính là do trẻ đang mọc răng. Việc mọc răng sẽ xuất hiện ở bé 5 tháng tuổi trở lên và làm bé dễ cáu kỉnh, khó chịu. Mẹ cần chú ý tới các bộ phận của bé như phần nướu, cằm, gò má. Nếu như thấy sưng đỏ hay sốt nhẹ thì mẹ nên chườm lạnh để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ. Và yên tâm là khi răng bé mọc đủ dài, trẻ sẽ trở về giấc ngủ ngon như ban đầu.
Do nguyên nhân khác
Đôi khi trẻ sẽ quấy khóc vào ban đêm mà không có lý do gì cả. Ba mẹ hãy chú ý nếu như trẻ có các biểu hiện như hắt hơi, nấc,… thì hãy cố gắng vỗ về bằng cách hát ru, nói chuyện với bé một cách âu yếm và nhẹ nhàng. Một thời gian sau, mẹ sẽ biết được trẻ cần gì chỉ qua cách khóc.
Đồng thời, ba mẹ nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế để được thăm khám và bổ sung một số vi chất bé còn thiếu, giúp bé ngủ ngon hơn.
2Ảnh hưởng khi trẻ quấy khóc đêm
Ảnh hưởng đến bé
Làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, khả năng học hỏi nhận thức kém. Quấy khóc đêm còn khiến trẻ không phát triển chiều cao và tăng cân do thiếu hormone tăng trưởng. Trẻ quấy khóc quây còn có khả năng bị huyết áp cao, tim đập nhanh, hệ thống tiêu hóa và miễn dịch bị ức chế,… khiến sức khỏe của trẻ không đảm bảo.
Ảnh hưởng đến mẹ
Khi trẻ thường quấy khóc vào ban đêm kéo dài sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến mẹ: việc thức đêm chăm con sẽ khiến mẹ bị stress, mất sữa và sức khỏe trở nên không đảm bảo, dẫn đến nguy hiểm hơn là trầm cảm sau sinh.
Trẻ quấy khóc đêm sẽ ảnh hưởng đến mẹ
3Cách xử lý khi trẻ quấy khóc đêm
Tình trạng trẻ hay quấy khóc đêm nếu xảy ra quá lâu sẽ đều ảnh hưởng rất xấu tới bé và mẹ. Vì thế, ba mẹ hãy chú ý một số cách hạn chế hiện tượng trẻ quấy khóc vào ban đêm.
Khi trẻ khóc vào ban đêm, có thể là do đói vì thế mẹ hãy cho trẻ bú, cũng có thể làm bé quên đi cơn khóc bằng cách đổi núm vú, cho bé bú bình. Một số mẹ thường sử dụng núm vú giả để trẻ ngừng khóc và ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng những đồ chơi quen thuộc để dỗ dành bé, hát ru, vuốt lưng hay trò chuyện với trẻ để giúp bé bớt căng thẳng, tạo cảm giác an toàn và giúp bé ngủ ngon hơn.
Ba mẹ cũng có thể sử dụng những phương thuốc dân gian lành tính giúp bé ngủ ngon, đồng thời cung cấp thêm các dưỡng chất trẻ còn thiếu.
Cách xử lý khi trẻ quấy khóc đêm
4Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Thông thường, trong giai đoạn từ 0- 6 tuổi, trẻ sẽ thường xảy ra tình trạng khóc đêm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khóc đêm là do bệnh lý. Vì thế nếu ba mẹ phát hiện trẻ quấy khóc đêm đi kèm những dấu hiệu như biếng ăn, vã mồ hôi trộm hay khóc dai dẳng,… thì hãy lập tức đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh chủ quan để xảy ra những tình trạng đáng tiếc.
5Quấy khóc đêm ở trẻ về mặt tâm linh
Tình trạng khóc dạ đề
Theo quan niệm dân gian, nếu trẻ thường xuyên quấy khóc đêm mà trùng hợp lại khóc vào 12 giờ đêm thì đây được gọi là khóc dạ đề. Nguyên nhân là do trẻ phải vía hay gặp phải những vía xấu, năng lượng xấu dẫn đến việc hay khóc nhiều vào đêm.
Trẻ vừa tiếp xúc với người đi đám tang về, những người có vía nặng hoặc người bế bé có người thân trong nhà vừa mất
Dân gian cho rằng nếu trẻ sinh vào 1 trong 4 giờ dạ đề thì có thể sau này bé sẽ khóc dạ đề theo tâm linh vì đây là những giờ xấu: giờ Ngọ vào mùa xuân, giờ Dần vào mùa hạ, giờ Tý vào mùa thu và giờ Mão vào mùa đông.
Mẹ lưu ý không bế bé ra ngoài nhiều vào ban đêm tránh việc bị ma trêu chọc, quấy nhiễu theo như quan niệm của dân gian. Trẻ quấy khóc đêm cũng có thể do phong thủy của ngôi nhà không tốt.
Trẻ quấy khóc đêm về mặt tâm linh
Cách trị theo dân gian
- Đối với tình trạng khóc dạ đề, ba mẹ có thể áp dụng một số cách trị theo dân gian như:
- Đốt phong long giải vía
- Đốt bồ kết; lông nhím, treo tỏi; cành dâu trên đầu giường của bé hoặc đặt trước cửa sổ
- Mẹ bế bé ra ngoài vào ban đêm phải đánh dấu và đem theo tỏi
Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm của dân gian, không có tính khoa học và chỉ để tham khảo
6Làm gì để tránh trẻ khóc quấy vào ban đêm?
Khi trẻ khóc, mẹ không cần vội cho bú và vỗ lưng liền vì có thể trẻ sẽ ngủ tiếp. Mẹ chỉ nên vỗ về trẻ khi trẻ khóc to và có động thái mạnh.
Không đắp quá nhiều chăn cho trẻ để tránh việc bé ra nhiều mồ hôi và cảm lạnh.
Phòng ngủ của bé không nên để đèn quá sáng và hạn chế mọi tiếng ồn, tránh để ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.
Ngoài ra, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ đến 18- 24 tháng vì sữa mẹ rất tốt cho trẻ, cung cấp đủ mọi dưỡng chất cần thiết. Ba mẹ cũng có thể bổ sung thêm canxi và vitamin D bằng cách không cho trẻ nằm trong phòng quá kín và bị thiếu ánh sáng.
7Khi nào trẻ khóc đêm là bình thường?
Trẻ quấy khóc đêm thường hay xuất hiện từ lúc bé mới sinh đến 8 tuần tuổi. Lúc này, hầu hết trẻ sẽ khóc về ban đêm và điều đó hết sức bình thường. Ở giai đoạn này, việc trẻ khóc đêm được xem như là sự phát triển và làm quen của bé với môi trường xung quanh.
Tình trạng trẻ hay quấy khóc về đêm sẽ giảm dần từ khi bé 4 tháng tuổi trở lên. Lúc này, do đã thích nghi và làm quen được với môi trường xung quanh, đồng thời ba mẹ cũng đã nắm được thói quen của bé nên việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn.
Trẻ ngủ giật mình, ngủ ngáy hay đôi khi là hoảng sợ, quấy khóc,… ba mẹ cũng đừng lo lắng quá bởi đây được xem như là biểu hiện bình thường.
Trẻ quấy khóc đêm là một điều bình thường
8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trẻ quấy khóc đêm là hiện tượng xảy ra thường xuyên với trẻ sơ sinh. Đối mặt với việc này, ba mẹ hãy bình tĩnh và đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng qua bài viết trên sẽ đem lại cho ba mẹ một số lời khuyên bổ ích, giúp ba mẹ tự tin hơn trong cách chăm sóc trẻ.
Tổng hợp bởi Quỳnh Chi
Nhật Quang đã kiểm duyệt
- Bé có thể bị nhiễm trùng huyết do bệnh viêm phổi
- Bệnh giao mùa thu đông trẻ thường gặp
- Top những phòng khám dinh dưỡng cho bé uy tín
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ quấy khóc đêm: Lời khuyên dành cho ba mẹ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.