Trượt patin có tác dụng gì? 10 lợi ích tuyệt vời của bộ môn trượt patin

Bạn đang xem bài viết: Trượt patin có tác dụng gì? 10 lợi ích tuyệt vời của bộ môn trượt patin tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Patin là một bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích, giúp tinh thần lạc quan hơn, rèn luyện sự kiên trì và khả năng cải thiện sức khỏe. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn điểm qua những lợi ích tuyệt vời mà bộ môn này mang lại trong bài viết sau nhé!

Patin (Inline Skate) là một môn thể thao nghệ thuật đòi hỏi người chơi phải kiên trì luyện tập, giữ thăng bằng trên đường trượt và làm chủ tốc độ khi di chuyển.

Để tham gia bộ môn này, bạn cần trang bị cho mình một đôi giày patin với các bánh xe được gắn dưới đế giày để giúp bạn có thể di chuyển nhanh chóng. Khi mới tập chơi, bạn nên chọn những địa hình bằng phẳng, ít gập ghềnh, khúc khuỷu để đảm bảo an toàn.

1Tác dụng và lợi ích khi trượt patin

1.1 Giúp tinh thần lạc quan, giảm căng thẳng

Nếu bạn đang phải đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng, bạn hãy thử trải nghiệm trượt patin bởi khi chơi bộ môn thể thao này cơ thể sẽ sản sinh ra hormone dopamine (hormone hạnh phúc).

Nhờ đó, tinh thần của bạn sẽ trở nên phấn chấn, lạc quan và giảm bớt những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, gia tăng hiệu quả trong công việc.

Giúp tinh thần lạc quan, giảm căng thẳng

Trượt patin giúp tinh thần lạc quan, giảm căng thẳng

1.2 Rèn luyện sự kiên trì

Để chinh phục được bộ môn thể thao nghệ thuật này, bạn cần phải thành thạo rất nhiều các kỹ thuật khác nhau như giữ thăng bằng, trượt đi, tăng tốc, phanh,… và nó đòi hỏi sự tập luyện cường độ cao trong một thời gian dài.

Do đó, người chơi trượt patin sẽ được rèn luyện sự kiên trì rất cao. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích cho các công việc trong đời sống hằng ngày, giúp bạn kiên định và vượt qua những khó khăn, thử thách một cách dễ dàng.

Trượt patin giúp rèn luyện sự kiên trì

Trượt patin giúp rèn luyện sự kiên trì

1.3 Đốt cháy calo hiệu quả, kiểm soát cân nặng

Theo nghiên cứu của trường ĐH Y khoa Harvard (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ), số lượng calo mà một người nặng 56kg đốt cháy được trong một giờ do tham gia trượt patin là 210, đi bộ là 135 và chạy bộ thông thường là 180.

Vì thế, nếu bạn kiên trì tập luyện trượt patin đều đặn bạn có thể đánh tan mỡ thừa, kiểm soát cân nặng rõ rệt, mang đến một thân hình chắc khỏe và thon gọn.

Patin giúp đốt cháy calo hiệu quả, duy trì cân nặng

Patin giúp đốt cháy calo hiệu quả, duy trì cân nặng

1.4 Kích thích vận động toàn bộ cơ thể

Bạn cần phải kết hợp các bộ phận trên cơ thể nhịp nhàng để giữ thăng bằng, vượt qua các chướng ngại vật và thực hiện các động tác trượt. Cụ thể, hai tay sẽ liên tục đánh trước sau, kết hợp cùng lực đẩy của chân để đưa người tiến về phía trước, mắt nhìn thẳng.

Vậy nên, khi chơi bộ môn thể thao này, khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể, giúp bạn trở nên nhanh nhẹn và linh hoạt hơn trong đời sống.

Kích thích vận động toàn bộ cơ thể

Kích thích vận động toàn bộ cơ thể

1.5 Tăng sức bền, dẻo dai cho cơ thể

Trượt patin không chỉ di chuyển đơn thuần trên một đường thẳng mà còn có những pha trượt lên dốc, xuống dốc hay vượt chướng ngại vật. Bộ môn này đòi hỏi người chơi phải vận động ở một cường độ cao và liên tục trong một thời gian dài.

Chính vì thế, người chơi cần phải có được một cơ thể dẻo dai và thể trạng sức bền tốt để chinh phục thử thách. Nhờ vậy, sức bền và độ dẻo dai của cơ thể sẽ được gia tăng hiệu quả khi chơi môn thể thao này.

Patin giúp tăng sức bền cơ thể

Patin giúp tăng sức bền cơ thể

1.6 Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sự vận động nhịp nhàng và đều đặn khi trượt patin giúp cơ thể sản sinh nhiều insulin, từ đó ức chế sự phát triển của glucose trong cơ thể. Việc duy trì thói quen luyện tập trượt patin đều đặn sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Patin giúp hỗ trợ tốt bệnh tiểu đường

Patin giúp hỗ trợ tốt bệnh tiểu đường

1.7 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nhịp tim sẽ tăng đều đặn khi chơi các bộ môn thể thao vận động như trượt patin. Do đó, trượt patin không chỉ có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch, giảm các bệnh lý liên quan đến tim mạch hiệu quả.

Lưu ý: Bạn nên tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên môn (nếu đang mắc phải các bệnh về tim) để đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Patin giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Patin giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

1.8 Cải thiện khả năng giữ thăng bằng

Thăng bằng là yếu tố quan trọng để giúp bạn có thể đứng vững và di chuyển linh hoạt trên giày trượt patin mà không bị té ngã. Luyện tập trượt patin thường xuyên sẽ giúp bạn có thể cải thiện khả năng giữ thăng bằng, chinh phục thêm được nhiều bộ môn thể thao khác.

Patin giúp cải thiện khả năng giữ cân bằng

Patin giúp cải thiện khả năng giữ cân bằng

1.9 Hỗ trợ phát triển chiều cao

Khi trượt patin, người chơi cần phải dùng lực của cơ bắp để đẩy thân về phía trước. Nhờ vậy, mỗi lần trượt mô cơ sẽ được giãn ra giúp khung xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả, nhất là đối với các bạn đang trong độ tuổi dậy thì và trẻ em.

Patin giúp hỗ trợ phát triển chiều cao.

Patin giúp hỗ trợ phát triển chiều cao.

1.10 Kết bạn và giao lưu

Khi tham gia sinh hoạt, trao đổi cùng mọi người trong nhóm trượt patin, bạn sẽ có cơ hội giao lưu và học hỏi thêm được nhiều kỹ năng bổ ích từ những người bạn chơi trước.

Từ đó, cải thiện kỹ năng giao tiếp trước đám đông, không còn rụt rè, sợ hãi. Điều này sẽ giúp bạn tự tin và phát triển tốt hơn trong các công việc khác.

Patin giúp kết bạn và giao lưu

Patin giúp kết bạn và giao lưu

2Hướng dẫn trượt patin cho người mới bắt đầu

2.1 Rèn luyện các kỹ thuật cơ bản

Mang thiết bị trượt patin: Thiết bị quan trọng nhất là giày trượt patin. Bạn nên lựa chọn một đôi giày vừa vặn, đúng kích cỡ và thoải mái với chân mình. Bên cạnh đó bạn cần trang bị thêm mũ bảo hiểm và một số miếng đệm đầu gối và khuỷu tay để bảo vệ bạn khỏi va chạm, bầm tím và trầy xước dẫn đến chảy máu.

Đứng lên: Bạn cần sử dụng một vật gần đó như bức tường hoặc ghế để tựa vào nhằm giúp bạn đứng vững hơn. Nếu như không có gì, bạn hãy kéo một chân lên dưới bạn và đặt cả hai tay xuống đất trước. Sau đó, bạn leo lên từng chân một, cẩn thận để không bị mất thăng bằng rồi trượt ngã.

Đặt hai bàn chân của bạn rộng bằng vai: Khi bạn đã đứng thẳng, giữ thẳng mắt cá chân, các ngón chân của bạn hướng thẳng về phía trước. Sau đó gập đầu gối xuống từng chút và giữ cho hông cùng mắt cá chân thoải mái. Lúc bạn đã nắm được một số động tác cơ bản, hãy thử nhấc từng chân và giữ thăng bằng trên giày trượt.

Trang bị mũ bảo hiểm trước khi trượt patin

Trang bị mũ bảo hiểm trước khi trượt patin

2.2 Bắt đầu di chuyển

Bắt đầu đi bộ chậm: Đầu tiên, bạn nhắc một chân và đặt nó xuống phía trước chân còn lại, rồi tiếp tục lặp lại với chân kia. Hãy thực hiện các bước đi từng chút một, đừng nên đặt quá nhiều trọng lượng lên mỗi bàn chân.

Lướt đi: Bạn tiếp tục đặt một chân trước chân kia, sau đó đẩy chân ra trước và ra ngoài. Đây là giai đoạn bạn chuyển trọng lượng lên chân để bắt đầu lướt. Nâng giày trượt của bạn và đặt chúng xuống cho lần trượt tiếp theo để lực đưa bạn về phía trước.

Duy trì thăng bằng: Với những lần trượt đầu tiên hãy đưa hai tay sang hai bên và điều chỉnh những chi tiết nhỏ. Khi bạn đã giữ được thăng bằng rồi thì có thể dần hạ 2 cánh tay xuống. Khi trượt hết tốc độ, bạn sẽ di chuyển tay xen kẽ nhịp của chuyển động bàn chân.

Làm quen với patin và giữ thăng bằng

Làm quen với patin và giữ thăng bằng

Tăng tốc: Bạn chỉ cần trượt với tốc độ nhanh hơn. Ngả thân về phía trước, uốn cong ở đầu gối và đẩy chân ra sau, luôn giữ cho giày trượt của bạn di chuyển theo hình chữ V.

Học ngã đúng cách: Trong quá trình tập luyện patin thì việc té ngã là điều chắc chắn không ai là không vấp phải. Lúc sắp mất thăng bằng, hãy hơi nghiêng người sang một bên và để cơ thể gục dần. Bằng cách đó, mông và đùi của bạn sẽ hấp thụ hầu hết các tác động. Tránh rơi thẳng về phía trước hoặc phía sau, vì có thể dẫn đến chấn thương.

Trượt patin theo hình chữ V

Trượt patin theo hình chữ V

2.3 Cách dừng

Có rất nhiều cách để phanh khi trượt patin những đối với các bạn mới bắt đầu thì việc sử dụng phanh gót là hình thức dừng lại dễ áp dụng và an toàn nhất. Đầu tiên, bạn tách hai chân, một chân có phanh đứng phía trước, 1 chân đứng phía sau. Dùng bánh xe gần gót giày nhất để tạo ma sát làm điểm tựa.

Tiếp theo là trùng nhẹ đầu gối để làm trụ, chân phía trước hướng lên góc 45 độ và tỳ gôm cao su xuống đất. Bạn nên thao tác một cách từ từ, chậm rãi để tránh ngã hoặc chấn thương.

Thắng hình chữ A để dừng trượt patin

Thắng hình chữ A để dừng trượt patin

Xem thêm:

  • Giày trượt patin trẻ em loại nào tốt? Top 5 thương hiệu an toàn uy tín
  • 8 lợi ích tuyệt vời của xe trượt scooter mang lại cho bé

  • Cách tập xe đạp 2 bánh cho bé chi tiết và an toàn tại nhà

Với những lợi ích tuyệt vời mà patin mang lại, hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức và trải nghiệm tốt nhất về bộ môn này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trượt patin có tác dụng gì? 10 lợi ích tuyệt vời của bộ môn trượt patin của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *