7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh bạn nên biết và cách khắc phục hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh bạn nên biết và cách khắc phục hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vào những ngày “đèn đỏ”, chị em lại đau đầu vì tràn băng vệ sinh gây cảm giác khó chịu và cản trở mọi sinh hoạt hàng ngày. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh và những lưu ý để hạn chế tình trạng này nhé!

1Băng vệ sinh là gì?

Băng vệ sinh là một miếng băng mỏng có chất liệu thấm hút dùng để thấm hút dịch trong kỳ kinh nguyệt. Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là loại băng vệ sinh dùng một lần. Ngoài ra, băng vệ sinh còn có loại tái sử dụng thường là băng vải có thể giặt sạch, lau khô và tái sử dụng một số lần.

Băng vệ sinh ban ngày Diana Sensi khô thoáng có cánh 8 miếng

Băng vệ sinh ban ngày Diana Sensi khô thoáng có cánh 8 miếng

2Những nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt

2.1 Mặc quần lót không đúng kích cỡ

Đây chính là tình trạng nhiều chị em mắc phải gây ra hiện tượng tràn băng vệ sinh. Những ngày trong kỳ kinh nguyệt, chị em phải dán băng vệ sinh lên quần lót. Đối với những chị em mặc quần quá chật hoặc quá rộng so với cơ thể thì lúc đứng hoặc ngồi sẽ làm băng vệ sinh bị lệch ra khỏi vùng tiết máu và gây tràn ra quần áo.

Mặc quần lót quá rộng hoặc quá chật làm băng vệ sinh bị lệch và gây tràn băng

Mặc quần lót quá rộng hoặc quá chật làm băng vệ sinh bị lệch và gây tràn băng

2.2 Thay băng vệ sinh sai thời gian chỉ định

Một vấn đề thường thường gặp dẫn đến tràn băng đó là chị em không thường xuyên thay băng. Thông thường, một ngày chị em cần thay băng sau mỗi 4 – 8 tiếng. Mỗi cá nhân sẽ tiết ra một lượng máu nhiều ít khác nhau thì sẽ có khung thời gian thay băng khác nhau.

Vì vậy, để tránh việc băng tràn ra ngoài, khi băng ướt khoảng 40 – 60% và đã sử dụng được khoảng 4 tiếng thì chị em nên thay băng mới ngay. Vì để càng lâu mồ hôi và các vi khuẩn sẽ gây ra mùi khó chịu, việc thay băng thường xuyên sẽ giữ sạch sẽ, khô ráo âm đạo và bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Khi băng ướt khoảng 40 - 60% và đã sử dụng được khoảng 4 tiếng thì nên thay băng mới

Khi băng ướt khoảng 40 – 60% và đã sử dụng được khoảng 4 tiếng thì nên thay băng mới

2.3 Dùng băng vệ sinh không phù hợp

Trên thị trường có rất nhiều loại băng vệ sinh như băng vệ sinh hàng ngày, loại thấm hút cao, kháng khuẩn, tươi mát có mùi hương, loại ban đêm – ban ngày, băng vệ sinh có cánh – không có cánh hoặc loại cho ngày đầu kinh nguyệt và ngày cuối kinh nguyệt.

Những chị em có kinh nguyệt quá nhiều thì nên chọn loại dày, to và độ thấm hút cao hoặc có thể sử dụng băng vệ sinh ban đêm cho ban ngày. Đối với trường hợp kinh nguyệt có mùi thì chọn những loại băng vệ sinh khử khuẩn để bảo vệ vùng kín không mắc các bệnh như viêm nấm, viêm âm đạo,…

Băng vệ sinh ban đêm Kotex Siêu Ban Đêm chống tràn có cánh 8 miếng

Băng vệ sinh ban đêm Kotex Siêu Ban Đêm chống tràn có cánh 8 miếng

2.4 Băng vệ sinh có chất lượng thấp

Trên thị trường có nhiều loại băng vệ sinh, thương hiệu và nơi sản xuất. Khó tránh khỏi có những loại băng kém chất lượng không có thương hiệu. Để bảo vệ sức khỏe, chị em nên chọn những băng vệ sinh có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng và mua ở nơi uy tín để không mua nhầm hàng nhái, hàng giả.

Việc sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng không chỉ gây ra hiện tượng tràn băng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì hàng kém chất lượng được làm từ những chất liệu không đạt tiêu chuẩn, có thể chứa những chất nguy hiểm gây bệnh phụ khoa và viêm nhiễm âm đạo.

Băng vệ sinh kém chất lượng không chỉ gây tràn băng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe

Băng vệ sinh kém chất lượng không chỉ gây tràn băng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe

2.5 Vận động mạnh

Khi chị em vận động mạnh như tập thể dục với cường độ cao hay chạy nhảy sẽ gây tràn băng. Bên cạnh đó, khi vận động mạnh cũng khiến chị em dễ bị đau bụng, mồ hôi vùng kín sẽ ra nhiều hơn tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng viêm nhiễm vùng kín.

Vận động mạnh gây ra hiện tượng tràn băng vệ sinh

Vận động mạnh gây ra hiện tượng tràn băng vệ sinh

2.6 Ăn uống không khoa học

Việc ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe đến nội tiết và kinh nguyệt hàng tháng. Vì vậy, để có đảm bảo có sức khỏe tốt chị em cần có một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều ra xanh giúp bổ sung các vitamin cần thiết. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, caffeine, rượu bia.

Ăn uống không lành mạnh sẽ gây rối loạn kinh nguyệt

Ăn uống không lành mạnh sẽ gây rối loạn kinh nguyệt

2.7 Sinh hoạt không lành mạnh

Thường xuyên thức khuya hay bị mất ngủ cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt. Dấu hiệu thường gặp khi chế độ sinh hoạt không điều độ là rối loạn kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể ra nhiều máu hoặc ít máu hơn bình thường. Điều này gây ra việc tràn băng vệ sinh vì kinh nguyệt bị rối loạn.

Thức khuya hay mất ngủ cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Thức khuya hay mất ngủ cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

3Bí quyết dùng băng vệ sinh không bị tràn

3.1 Lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp

Chị em nên chọn băng vệ sinh đảm bảo được độ dày, thấm hút tốt, kiểu dáng phù hợp với cơ thể để đảm bảo không bị tràn băng. Tùy vào từng thời điểm của kinh nguyệt mà chị em có thể chọn loại hằng ngày, loại ban đêm. Kiểu dáng có 2 loại là có cánh và không có cánh. Bên cạnh đó, nên chọn những băng vệ sinh có thương hiệu rõ ràng và uy tín.

Băng vệ sinh ban ngày Kotex Thảo Dược Siêu Mềm kháng khuẩn có cánh 8 miếng

Băng vệ sinh ban ngày Kotex Thảo Dược Siêu Mềm kháng khuẩn có cánh 8 miếng

3.2 Các bước dùng băng vệ sinh không bị tràn

Bước 1: Tháo lớp giấy gói và tách hai đầu băng vệ sinh ra.

Tháo lớp giấy gói và tách hai đầu băng vệ sinh ra

Tháo lớp giấy gói và tách hai đầu băng vệ sinh ra

Bước 2: Lột phần giấy dán ở mặt dưới băng vệ sinh và 2 cánh (nếu có).

Lột phần giấy dán ở mặt dưới băng vệ sinh

Lột phần giấy dán ở mặt dưới băng vệ sinh

Bước 3: Dán phần có keo dính vào bên trong quần lót và dán phần 2 cánh ra phía ngoài của quần. Khi dán cần phải đặt miếng băng sao cho nằm trực tiếp bên dưới âm đạo, không quá tiến lên phía trên hoặc lùi xuống dưới.

Dán phần keo dính lên trên bề mặt phía trong quần lót

Dán phần keo dính lên trên bề mặt phía trong quần lót

Bước 4: Mặc quần áo vào và phải đảm bảo miếng băng đã được đặt ở đúng vị trí và thoải mái.

Mặc quần vào và đảm bảo băng vệ sinh nằm đúng vị trí

Mặc quần vào và đảm bảo băng vệ sinh nằm đúng vị trí

Bước 5: Sau khi mặc, rửa tay thật sạch và sau khoảng 4 giờ thì thay băng 1 lần.

Rửa tay thật sạch sau khi mặc quần

Rửa tay thật sạch sau khi mặc quần

4Bao lâu nên thay băng vệ sinh một lần

Thay băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho vùng kín tránh bị nhiễm khuẩn. Khi lượng máu ra ít hơn ở những ngày cuối cùng cũng nên duy trì thói quen thay băng thường xuyên. Thời gian thích hợp nhất để thay băng là cách nhau khoảng 6 giờ hoặc có thể thay ít nhất 4 – 8 giờ mỗi lần.

Những chị em sử dụng tampon cũng nên thay sau khoảng 4 – 8 giờ sử dụng. Nếu để tampon trong âm đạo một thời gian dài có thể gây hội chứng sốc nhiễm độc. Nếu lượng máu ra quá nhiều có thể thay tampon thường xuyên.

Ngoài băng vệ sinh, chị em có thể sử dụng cốc nguyệt san bằng nhựa hoặc cao su. Cốc nguyệt san được sử dụng bằng cách đưa vào âm đạo để đón dòng chảy kinh nguyệt. Khi dùng cốc nguyệt san, chị em có thể thay sau 8 – 12 giờ sử dụng, lấy ly ra và làm sạch sau đó tái sử dụng. Bên cạnh đó, có một số cốc nguyệt san chỉ sử dụng một lần.

Thay băng vệ sinh sau khoảng 4 tiếng sử dụng để không cảm thấy ẩm ướt và khó chịu

Thay băng vệ sinh sau khoảng 4 tiếng sử dụng để không cảm thấy ẩm ướt và khó chịu

Xem thêm: Băng vệ sinh dạng ống tampon là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng để đảm bảo an toàn

5Thay băng vệ sinh đúng cách để không bị ngứa và viêm nhiễm

Trước khi thay băng vệ sinh cần rửa tay sạch bằng nước rửa tay vì nếu tay bẩn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trú ngụ. Khi thay băng, vi khuẩn sẽ truyền từ tay vào bên trong âm đạo gây viêm nhiễm âm đạo và các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm để giúp giảm chứng đau bụng kinh và cũng làm cho vùng kín sạch sẽ.

Nước rửa tay Safeguard Trắng Tinh Khiết chai 450 ml

Nước rửa tay Safeguard Trắng Tinh Khiết chai 450 ml

6Lưu ý khi sử dụng băng vệ sinh

Để đảm bảo khi sử dụng băng vệ sinh không bị tràn và tránh bị viêm nhiễm hay dị ứng. Chị em nên chọn những loại băng vệ sinh phù hợp để tạo cảm giác thoải mái khi mặc, không nên chọn những băng vệ sinh kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi sử dụng băng vệ sinh mà cảm thấy ngứa rát thì tốt nhất bạn nên thay loại băng vệ sinh khác. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra hạn sử dụng của băng vệ sinh vì nếu băng vệ sinh quá hạn có thể bị biến chất và gây tổn thương vùng kín.

Thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 4 giờ và dù lượng kinh nguyệt có ít cũng nên duy trì thói quen này để tránh nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Khi thay băng cần vệ sinh tay sạch sẽ và không nên vứt băng vệ sinh vào bồn cầu mà hãy vứt vào sọt rác để tránh làm nghẹt bồn cầu.

Băng vệ sinh ban đêm Laurier Safety Night chống tràn có cánh 8 miếng

Băng vệ sinh ban đêm Laurier Safety Night chống tràn có cánh 8 miếng

Xem thêm:

  • Top 6 thương hiệu băng vệ sinh tốt được tin dùng nhất hiện nay
  • 10 công dụng bất ngờ của băng vệ sinh chị em nên biết
  • Bao lâu nên thay băng vệ sinh để bảo vệ vùng kín, ngừa viêm nhiễm?

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tràn băng vệ sinh cũng như một số mẹo giúp chị em thoải mái hơn khi dùng băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt. Nhanh tay truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 để được tư vấn và đặt mua nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh bạn nên biết và cách khắc phục hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *