Bạn đang xem bài viết: Có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý không? Cách rửa tai bằng nước muối đúng chuẩn y tế tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý hay không là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Bởi vì việc rửa tai không đúng cách sẽ gây nhiều nguy cơ tổn thương đến tai như ù tai, ngứa tai, chảy mủ, hôi tai,… Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách rửa tai bằng nước muối đúng chuẩn tại nhà nhé!
1Có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý không?
Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý là một trong những cách giúp lấy ráy tai an toàn và dễ dàng hơn, bởi những cách thông thường như dùng tăm bông hoặc dụng cụ bằng kim loại có thể vô tình làm đẩy ráy tai vào gần màng nhĩ và làm chức năng nghe trở nên kém dần.
Mặc dù ống tai có chức năng tự làm sạch, tuy nhiên hãy vệ sinh tai bằng nước muối khi cảm thấy ngứa liên tục hoặc khả năng nghe có vẻ kém đi. Tốt nhất là bạn hãy nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để được rửa tai đúng cách và hạn chế tác động không tốt đến tai.
Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý là một trong những cách giúp lấy ráy tai an toàn
2Cách rửa tai bằng nước muối sinh lý
Chỉ nên rửa tai bằng nước muối sinh lý khi bạn có ráy tai khô và lượng ráy tai bít tắc gây cản trở khả năng nghe, không thể tự làm sạch tại nhà. Ngoài ra, những trường hợp khác nên có sự chỉ định trực tiếp của bác sĩ. Các bước thực hiện rửa tai bằng nước muối sinh lý như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý 0,9% và tăm bông đã được sát khuẩn và làm sạch.
Dung dịch Fysoline Septinalsal 20 ống
- Bước 2: Lựa chọn tư thế làm sạch cho phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, đặt bé nằm nghiêng về một bên. Đối với người lớn có thể lựa chọn tư thế ngồi, nghiêng đầu về một phía.
Lựa chọn tư thế làm sạch cho phù hợp
- Bước 3: Nhỏ khoảng 3 – 4 giọt nước muối sinh lý vào ống tai.
Nhỏ nước muối sinh lý vào ống tai
- Bước 4: Day nhẹ vành tai trong khoảng vài giây để nước muối sinh lý thấm vào trong tai.
Day nhẹ vành tai trong vài giây
- Bước 5: Nghiêng đầu về phía ngoài để dung dịch trong tai chảy ra ngoài.
Nghiêng đầu để dung dịch chảy ra ngoài
- Bước 6: Dùng tăm bông đã khử trùng làm sạch tai và lấy ráy tai đã được làm mềm ra ngoài.
Dùng tăm bông làm sạch tai và lấy ráy tai
3Rủi ro khi rửa tai bằng nước muối sinh lý
Mặc dù việc rửa tai bằng nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch rất tốt, tuy nhiên nếu bạn vệ sinh không đúng cách có thể làm tổn thương đến tai và gây ra một số nguy cơ sau:
- Thủng màng nhĩ: Khi sử dụng quá nhiều nước muối sinh lý để làm sạch sẽ khiến ráy tai bị nén chặt và gây áp lực lên màng nhĩ, tăng nguy cơ thủng màng nhĩ.
- Nhiễm trùng tai: Vệ sinh không đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm tai ngoài, nhiễm trùng tai, gây đau đớn, khó chịu,…
- Chóng mặt: Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời sau khi tiến hành rửa tai bằng nước muối sinh lý. Nếu chúng diễn ra quá dài, hãy ngay lập tức tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Điếc: Đây là tình trạng có thể xảy ra vĩnh viễn hoặc tạm thời nếu quy trình rửa tai bằng nước muối sinh lý của bạn không đúng cách.
Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý không đúng cách có thể gây tổn thương tai
4Lưu ý khi rửa tai bằng nước muối
Khi rửa tai bằng nước muối sinh lý, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không rửa tai nếu tai của bạn đang gặp phải những vấn đề như viêm tai, đau nhức, mưng mủ, chảy máu tai,…
- Mặc dù nước muối có tác dụng sát khuẩn, nhưng sau khi vệ sinh, bạn phải dùng tăm bông để lau khô, tránh để tai khô tự nhiêm gây tình trạng viêm nhiễm.
- Không nên vệ sinh tai liên tục và thường xuyên. Bởi ống tai có khả năng tự làm sạch, nên chỉ làm sạch tai bằng nước muối sinh lý khi ráy tai quá cứng, không thể tự lấy ra, hoặc khi cảm thấy khả năng nghe bị kém đi.
- Bảo quản nước muối sinh lý ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không tự ý pha nước muối mà cần dùng đúng loại nước muối y tế để vệ sinh tai, bởi tỷ lệ nước muối không hợp lý có thể không an toàn cho quá trình vệ sinh tai của bạn.
- Tuyệt đối không nên dùng những vật thể lạ, vật sắc nhọn như đinh, ghim, tăm, móng tay,… để vệ sinh, tránh gây tổn thương cho tai.
Một số lưu ý khi rửa tai bằng nước muối sinh lý
5Dung dịch có thể thay thế cho nước muối sinh lý để rửa tai
- Dầu oliu, dầu khoáng hoặc dầu massage cho bé có thể dùng để thay thể cho nước muối sinh lý để làm sạch tai rất tốt. Chất dầu dịu nhẹ, làm mềm ráy tai một cách dễ dàng và hiệu quả, không gây tổn thương cho tai.
- Ngoài ra, oxy già, giấm hoặc dung môi IPA cũng có khả năng làm sạch tai an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có vấn đề về màng nhĩ, các dung dịch này có thể khiến bạn khó chịu một chút đấy.
Sử dụng dầu oliu để vệ sinh tai
- Nước muối sinh lý là gì? Thành phần, công dụng và lưu ý khi sử dụng
- Có nên dùng nước muối sinh lý để trị mụn không? Những lưu ý khi sử dụng
- 5 cách xông mặt bằng nước muối giúp trị mụn và làm sạch da hiệu quả tại nhà
Nước muối sinh lý có thể làm sạch tai rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tai như viêm tai, nhiễm trùng, thủng màng nhĩ,… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vui lòng truy cập ngay website avakids.com hoặc liên hệ đến hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất các bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý không? Cách rửa tai bằng nước muối đúng chuẩn y tế của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.