Vitamin D là gì? Vai trò đối với cơ thể và lợi ích khi bổ sung

Bạn đang xem bài viết: Vitamin D là gì? Vai trò đối với cơ thể và lợi ích khi bổ sung tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vitamin D được xem là thành phần không thể thiếu cho xương khớp, hỗ trợ điều chỉnh lượng vitamin và khoáng chất trong cơ thể nên quan trọng với hầu hết các đối tượng, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu vitamin D là gì, có vai trò như thế nào trong cơ thể con người nhé!

1Vitamin D là gì? Vai trò của vitamin D

1.1 Vitamin D là gì?

Vitamin D là một nhóm seco-sterol tan được trong chất béo, chia ra thành 2 dạng chính: Vitamin D2 (ergocalciferol) có trong một số loài thực vật, nấm và vitamin D3 (cholecalciferol) ở da động vật, da người.

Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì xương, răng phát triển. Ngoài ra, loại vitamin này còn đóng góp vào quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi, chất khoáng, điều hòa một số lượng gen giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nếu như tiếp thu lượng vitamin D vừa đủ, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường, nhiễm trùng,…

Vitamin D là một nhóm seco-sterol tan được trong chất béo

1.2 Các dạng của vitamin D

Có 5 dạng vitamin D từ vitamin D1, D2, D3, D4 và D5. Trong đó, 2 dạng là vitamin D2 và vitamin D3 có công dụng với sức khỏe con người. Chi tiết về 5 dạng vitamin D như sau:

  • Vitamin D1: Là loại vitamin hiếm gặp và thường được tìm thấy trong lúa mạch, men bia,…
  • Vitamin D2: Có nguồn gốc từ thực vật như cỏ linh lăng, nấm hương, nấm mỡ,… và gan cá. Loại vitamin này chỉ hoạt động thông qua phản ứng hóa học trong gan hoặc thận.
  • Vitamin D3: Còn gọi là vitamin quang hóa và có hoạt tính mạnh hơn vitamin D2, thường được tìm thấy trong gan cá.
  • Vitamin D4: Là loại vitamin hiếm gặp và có tiền chất là 22,23 dihydro ergosterol. Loại này được tạo thành nhờ vào phản ứng hóa học giữa các vitamin D2.
  • Vitamin D5: Có độ hiếm tương đương vitamin D4 và tiền chất là 7-dehydro-β sitosterol được tạo nên nhờ vào phản ứng hóa học giữa các vitamin D3. Vitamin D5 có hoạt tính sinh học yếu hơn vitamin D2.
Các dạng của vitamin D

Các dạng của vitamin D

1.3 Vai trò của vitamin D

  • Đối với người lớn: Vitamin D hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Ngoài ra, chúng cũng giúp bạn phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ.
  • Đối với người già: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xướng khớp, tránh loãng xương, tăng cường thể chất. Hơn nữa, loại vitamin hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng tuổi thọ cho người lớn tuổi.
  • Đối với trẻ em: Vitamin D giúp phát triển hệ xương khớp, tăng cường miễn dịch và đồng thời, hỗ trợ điều hòa lượng canxi trong máu, hạn chế tình trạng còi xương, chậm lớn.
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Vitamin D giúp mẹ bầu và thai nhi có hệ miễn dịch khỏe mạnh và hạn chế khả năng mẹ bầu bị tiểu đường, tiền sản giật,…
Siro Special Kid Calcium Vitamin D phát triển chiều cao 125 ml (từ 2 tuổi)

Siro Special Kid Calcium Vitamin D phát triển chiều cao 125 ml (từ 2 tuổi)

2 Liều lượng vitamin cần bổ sung trong một ngày

2.1 Người lớn

Độ tuổi Nam Nữ Mang thai Cho con bú
14 – 18 tuổi 600 IU (15mcg) 600 IU (15mcg)
19 – 50 tuổi 600 IU (15mcg) 600 IU (15mcg) 600 IU (15mcg) 600 IU (15mcg)
51 – 70 tuổi 600 IU (15mcg) 600 IU (15mcg) 600 IU (15mcg) 600 IU (15mcg)
> 70 tuổi 800 IU (20mcg) 800 IU (20mcg)

2.2 Trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ chỉ bú sữa mẹ cho đến 1 tuổi, lượng vitamin D cần bổ sung khoảng 400 UI/ngày, tùy vào thể trạng của mỗi trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ từ 1 – 18 tuổi, cần bổ sung vitamin D nhiều hơn, khoảng 600 UI/ ngày.

bổ sung lượng vitamin vừa đủ

Bổ sung lượng vitamin D vừa đủ

3Đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D

Bạn cần chú ý các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D để giúp người thân, bạn bè bổ sung lượng dinh dưỡng thích hợp, đầy đủ, hạn chế được tình trạng thiếu loại vitamin quan trọng này:

  • Từ 50 tuổi trở lên.
  • Da sẫm màu.
  • Nhà ở về phía bắc, xa xích đạo.
  • Thừa cân, béo phì hoặc đã từng phẫu thuật cắt dạ dày.
  • Dị ứng với đạm sữa bò hoặc cơ thể không dung nạp đường sữa.
  • Có các triệu chứng giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Dùng một số loại thuốc đặc biệt chẳng hạn như thuốc trị động kinh.

4Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin D ở trẻ

4.1 Dấu hiệu sớm

Bé thường hay ra nhiều mồ hôi vào ban đêm cho dù là trời mát, khó ngủ, giật mình tỉnh giấc, rụng tóc vùng gáy.

4.2 Dấu hiệu muộn

Trẻ dễ bị sâu răng, men răng xấu, chậm mọc răng, bướu trán, bướu đỉnh, chậm biết đi và biết bò,… Nếu di chứng còi xương nặng sẽ có các biểu hiện như cong vẹo cột sống, chuỗi hạt sườn, chân cong.

bé hay đổ mồ hôi khi thiếu vitamin d

Bé hay đổ mồ hôi khi thiếu vitamin D

4.3 Nguyên nhân trẻ thiếu vitamin D

  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nếu như ba mẹ che chắn bé quá kỹ, thường xuyên bắt ở nhà, không cho ra ngoài hứng nắng, mặc quần áo che kín thì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin D.
thiếu vitamin d không cho bé tiếp xúc với ánh mặt trời
  • Chế độ ăn: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, tuy nhiên nếu chỉ để trẻ hấp thu sữa mẹ thì vẫn chưa đủ lượng vitamin D cần thiết. Đối với trẻ đã ăn dặm những chế độ ăn có ít thực phẩm tăng cường vitamin cũng dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.
chế độ ăn không phù hợp

Chế độ ăn không phù hợp

5 Nguồn vitamin D cung cấp cho cơ thể là từ đâu?

Trẻ em có thể cung cấp vitamin D thông qua thực phẩm tự nhiên như dầu cá (cá mòi, cá thu, cá hồi), nội tạng, gan động vật, lòng đỏ trứng. Tuy nhiên ngoài thực phẩm, mẹ cũng có thể tăng cường vitamin D cho trẻ nhờ việc tắm nắng sáng sớm hoặc bằng thực phẩm chức năng.

Dầu cá hồi Smart Kids Omega 3 ăn dặm cho bé chai 250 ml (từ 7 tháng)

Dầu cá hồi Smart Kids Omega 3 ăn dặm cho bé chai 250 ml (từ 7 tháng)

5Cách bổ sung vitamin D hiệu quả

Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng những cách sau đây:

5.1 Tắm nắng cho trẻ

Việc này giúp cung cấp 80% lượng vitamin D, nên cho trẻ tắm nắng trước 8 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều vì ánh nắng lúc này sẽ dịu nhẹ và ít gây ảnh hưởng đến da.

Ngoài ra, bạn nên cho trẻ tắm nắng trong thời gian từ 15 – 30 phút và chọn nơi kín gió để trẻ không bị bệnh. Vào mùa đông, bạn không nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng vì không khí lúc này thường lạnh, khiến trẻ dễ bị cảm.

Tăng cường hàm lượng vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng

Tăng cường hàm lượng vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng

5.2 Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D

Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin D: dầu cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, bột ăn dặm, sữa,… Vì vậy, bạn có thể bổ sung loại vitamin này cho bé thông qua các thực phẩm nói trên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về cách chế biến thức ăn để tránh làm biến đổi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gà rau củ hộp 200g

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gà rau củ hộp 200g

5.3 Thuốc bổ sung vitamin D

Chúng ta có thể bổ sung vitamin D cho bản thân hoặc con yêu bằng các loại siro, viên uống chức năng. Các loại thuốc bổ sung vitamin D hiện nay chủ yếu có công dụng chữa bệnh còi xương, hỗ trợ phát triển xương, tăng cường hệ miễn dịch,…

Siro Pediakid Vitamin D3 phát triển xương và răng 20 ml (từ 0 tháng)

Siro Pediakid Vitamin D3 phát triển xương và răng 20 ml (từ 0 tháng)

6Nên uống vitamin D trong bao lâu?

6.1 Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ cần được bổ sung vitamin D đều đặn ít nhất đến 6 tháng tuổi. Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ có thể tiếp nhận thêm nguồn vitamin D từ thực phẩm như sữa, ngũ cốc, nấm, lòng đỏ trứng, gan, bơ, dầu cá, cá hồi, cá thu,… Lúc đó, bạn có thể cân nhắc giảm liều hoặc ngừng sử dụng vitamin D, tùy thuộc vào chế độ ăn và các yếu tố nguy cơ của trẻ.

Nếu trẻ hợp tác ăn uống, có thời gian vui chơi ngoài trời, không thừa cân, béo phì, không mắc các bệnh lý tiêu hóa, gan thận, nội tiết thì có thể dừng uống vitamin D. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn trẻ có đủ và cần bổ sung vitamin D tiếp hay không, phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu.

Yến mạch trái cây cán mỏng Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

Yến mạch trái cây cán mỏng Quaker 600g (dành cho trẻ từ 1 tuổi)

6.2 Người lớn

  • Người thiếu vitamin D: 50.000 IU/tuần, uống khoảng 6 – 12 tuần.
  • Người lớn tuổi ngăn ngừa loãng xương: 400-1000 IU vitamin D3 hằng ngày.
  • Người bị suy tim: 800 IU vitamin D mỗi ngày trong khoảng 3 năm.
  • Người bị mất xương do cường tuyến cận giáp: 800 IU vitamin D mỗi ngày trong vòng 3 tháng.
  • Bệnh đa xơ cứng: 400 IU vitamin D/ngày.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: 300 – 4000 IU vitamin D trong 7 tuần – 13 tháng.
  • Ngăn ngừa mất răng ở người cao tuổi: 700 IU vitamin D kết hợp với 500mg canxi mỗi ngày trong 3 năm.
Liều lượng người lớn uống vitamin D

Liều lượng người lớn uống vitamin D

7Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng Vitamin D

Ngộ độc vitamin D nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Trẻ bị ngộ độc vitamin D thường có các triệu chứng của tăng canxi máu như: ăn kém, giảm cân, đau bụng, nôn, táo bón, uống nhiều, đái nhiều, làm tổn thương chức năng thận trong nhiễm toan ống thận và suy thận. Hoặc trong trường hợp nặng có thể gây mất nước đe dọa tính mạng.

Trẻ bị ngộ độc vitamin D thường có các triệu chứng như: ăn kém, giảm cân, đau bụng,...

Trẻ bị ngộ độc thường có các triệu chứng như: ăn kém, giảm cân, đau bụng,…

Tác dụng phụ của Vitamin D là gì?

Vitamin D cũng giống như các loại khoáng chất khác, nếu dùng Vitamin D với liều lượng vừa đủ, đáp ứng nhu cầu dưỡng chất của cơ thể sẽ giúp cơ thể trẻ nhỏ phát triển toàn diện, an toàn với cơ thể người. Tuy nhiên, nếu dùng Vitamin D quá liều sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là các đối tượng như trẻ em từ 9 tuổi trở lên, người lớn, phụ nữ có thai và đang cho con bú, nếu dùng hơn 4.000 IU Vitamin D mỗi ngày sẽ rất dễ gặp phải các tình trạng như: Buồn nôn, biếng ăn, nôn mửa, táo bón, sút cân, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.

Tác dụng phụ của việc sử dụng Vitamin D quá liều

Tác dụng phụ của việc sử dụng Vitamin D quá liều

Không nên dùng Vitamin D với chất gì? Thuốc gì?

  • Nhôm: Nếu như bạn uống vitamin D và chất kết dính phốt phát có chứa nhôm trong một thời gian dài có thể làm gia tăng mức độ nhôm, điều này rất có hại đối với những người bị suy thận.
  • Thuốc chống co giật: Các loại thuốc chống co giật như phenobarbital và phenytoin (Dilantin, Phenytek) sẽ làm tăng tỷ lệ phân hủy vitamin D, làm cho cơ thể giảm hấp thu canxi.
  • Atorvastatin (Lipitor): Vitamin D có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị cholesterol này.
  • Calcipotriene (Dovonex): Đối với các bệnh nhân đang dùng thuốc vảy nến thì không được dùng vitamin D, do khi dùng chung có thể làm tăng canxi máu.
  • Cholestyramine (Prevalite): Dùng thuốc giảm cân này có thể làm giảm sự hấp thụ vitamin D.
  • Digoxin (Lanoxin): Tránh dùng vitamin D liều cao với thuốc điều trị bệnh tim này do vitamin D liều cao có thể gây tăng canxi máu, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim dẫn đến tử vong do digoxin.
  • Diltiazem (Cardizem, Tiazac): Không dùng vitamin D liều cao với thuốc điều trị huyết áp, do vitamin D liều cao có thể gây tăng canxi máu, làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Orlistat (Xenical, Alli) làm giảm sự hấp thụ vitamin D.
  • Không dùng vitamin D khi đang uống thuốc lợi tiểu Thiazide dùng để điều trị bệnh cao huyết áp có thể làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu, dẫn đến tăng lượng canxi máu.
  • Steroid: Uống thuốc steroid như prednison có thể làm giảm sự hấp thụ canxi và làm giảm quá trình chuyển hóa vitamin D của cơ thể.
  • Verapamil (Verelan, Calan): Tránh dùng vitamin D liều cao với thuốc này do vitamin D liều cao có thể gây tăng canxi máu và làm giảm hiệu quả của thuốc.
Xem thêm:

  • Choline là gì, có trong thực phẩm nào? Vai trò của Choline đối với cơ thể
  • Bé dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên ăn gì tốt nhất cho bé?
  • Top 8 thương hiệu bột ăn dặm cho trẻ tốt mà mẹ không thể bỏ qua

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vitamin D và vai trò của vitamin D đối với trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ còn thắc mắc về vấn đề gì hãy truy cập tại đây hoặc tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được tư vấn và đặt mua nhé!

1. https://www.healthline.com/health/food-nutrition/benefits-vitamin-d

2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vitamin_D

3. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminD-HealthProfessional/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vitamin D là gì? Vai trò đối với cơ thể và lợi ích khi bổ sung của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *