Máu báo chuyển dạ là gì? Những điều cần lưu ý

Bạn đang xem bài viết: Máu báo chuyển dạ là gì? Những điều cần lưu ý tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ra máu báo chuyển dạ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ bầu đã sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần bình tĩnh và quan sát kỹ những dấu hiệu cơ thể để có biện pháp xử trí phù hợp.

1Máu báo chuyển dạ là gì?

Máu báo chuyển dạ hay máu báo sinh hoặc dân gian còn gọi là ra máu cá/huyết hồng. Đây là triệu chứng mẹ bầu thường gặp ở giai đoạn cuối của thai kỳ và là một trong những dấu hiệu phổ biến sắp sinh.

Ở những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy đáy quần lót xuất hiện vài vệt máu hồng kèm với chất nhầy tiết ra từ âm đạo. Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi vì cổ tử cung bắt đầu mềm, căng ra và mở rộng để chuẩn bị cho quá trình sinh con. Từ đó, một số mạch máu nhỏ sẽ vỡ và khiến máu lẫn với dịch nhầy.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc và khó phân biệt giữa ramáu báo chuyển dạ với bong nút nhầy cổ tử cung. Trên thực tế, hai triệu chứng này là khác nhau nhưng thông thường sẽ diễn ra cùng lúc và đều có liên quan đến sự thay đổi ở cổ tử cung.

Có thể bạn quan tâm: Những thay đổi của cổ tử cung khi mẹ bắt đầu chuyển dạ

2Ra máu báo chuyển dạ bao lâu thì sinh con?

Máu báo chuyển dạ

Thông qua máu báo chuyển dạ sẽ khó xác định chính xác thời gian sinh

Rất khó để có thể trả lời chính xác ra máu báo chuyển dạ bao lâu thì mẹ bầu sẽ sinh. Bởi vì quãng thời gian này còn phụ thuộc vào cơ địa và trải nghiệm sinh nở của từng bà bầu. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu giúp ước lượng khoảng thời gian sinh để mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm: 10 Cách chuyển dạ nhanh nhất và tự nhiên cho bà bầu

Mặc dù ra máu báo chuyển dạ là dấu hiệu sớm của quá trình sinh nở, song phần lớn trường hợp máu báo sinh xuất hiện trước khi con ra đời khoảng 1 tuần. Đôi khi tình trạng này sẽ lặp lại nhiều lần cho đến thời điểm sinh mỗi khi tử cung của mẹ bầu có sự giãn nở.

Có nhiều trường hợp mẹ bầu sinh sau vài giờ kể từ thời điểm ra máu báo sinh, cũng có những trường hợp khác muộn hơn, khoảng 1 tuần – 2 tuần. Mẹ bầu nên lưu ý những triệu chứng đi kèm với máu báo chuyển dạ như:

Rò rỉ, vỡ ối

Trước khi sinh, mẹ bầu có thể thấy xuất hiện chất dịch trong suốt, đây chính là nước ối bị rò rỉ hoặc đã vỡ khi chuẩn bị sinh. Nếu thấy dấu hiệu này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Như đã đề cập, nhiều mẹ bầu có sự nhầm lẫn giữa rò rỉ dịch ối và việc tăng tiết dịch nhầy kèm máu báo chuyển dạ, đây là hai hiện tượng khác nhau. Màu sắc của máu báo chuyển dạ cũng rất đa dạng và sẽ khác nhau nếu có đi kèm với bong nút nhầy cổ tử cung.

Có thể bạn quan tâm: Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào? Các cách giảm đau bụng chuyển dạ hiệu quả
Tình trạng tăng tiết nhầy kèm máu báo chuyển dạ thường xuất hiện trước thời điểm sinh khá lâu, không giống với tình trạng nước ối bị rò rỉ hoặc đã vỡ.

Đau bụng dưới

Mẹ bầu bị đau bụng kèm theo những cơn co thắt, khoảng 10 phút/lần và ngày càng tăng thì đây chính là dấu hiệu báo cơn chuyển dạ sắp đến. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần phân biệt giữa các cơn chuyển dạ thật và chuyển dạ giả bằng cách thay đổi tư thế, uống nhiều nước.

Trường hợp cơn đau quặn không thuyên giảm giảm mà trở nên dồn dập hơn thì mẹ bầu nên nhập viện càng sớm càng tốt.

Trong những tháng cuối thai kỳ, bà bầu có thể xuất hiện nhiều cơn chuyển dạ giả do tử cung co thắt để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Đau lưng

Máu báo chuyển dạ

Nếu mẹ bầu gặp phải đau lưng dữ dội nên cần sự tư vấn từ bác sĩ

Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đau phần lưng dưới dữ dội trong những ngày gần chuyển dạ. Tuy nhiên hầu hết những trường hợp đó cơn đau không quá nặng. Nếu mẹ bầu cảm thấy cơn đau vượt quá sức chịu đựng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp giảm đau.

Cổ tử cung mở

Cổ tử cung mở là dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất, vì khi em bé chuẩn bị chào đời, cổ tử cung bắt đầu giãn nở để thực hiện quá trình đẩy thai nhi khỏi tử cung qua âm đạo và ra ngoài. Do đó, trong những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ vào mỗi tuần để được kiểm tra độ mở cổ tử cung và dự đoán chính xác nhất thời điểm sinh.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn 10 tư thế chuyển dạ nhanh, hiệu quả và giúp giảm đau cho mẹ bầu

3Đặc điểm của máu báo chuyển dạ

  • Số lượng máu ra ít: thông thường, mẹ bầu chỉ có thể phát hiện được tình trạng này khi quần lót có vệt màu hồng. Hầu hết trường hợp ra máu báo chuyểndạ không nhiều đến mức mẹ bầu phải dùng đến băng vệ sinh.
  • Máu báo sinh có thể có màu đỏ, hồng nhạt, nâu đậm/nhạt hoặc có dịch màu trắng pha lẫn chút vệt đỏ.

4Ra máu báo chuyển dạ bao lâu thì nhập viện

Nhập viện chờ sinh khi nào

Mẹ bầu nên chú ý các cơn co thắt ở giai đoạn cuối thai kỳ để xác định chuẩn bị sinh

Rất nhiều mẹ bầu lo lắng và nhập viện khi thấy máu báo chuyển dạ. Tuy nhiên, cần phải theo dõi thêm các triệu chứng đặc trưng của quá trình chuyển dạ. Nếu hiện tượng ra máu báo chuyển dạ xảy ra độc lập không kèm với những triệu chứng khác thì phải từ vài ngày đến 2 tuần sau đó cơn chuyển dạ mới thực sự diễn ra.

Thời điểm hợp lý để mẹ bầu nhập viện chuẩn bị sinh là khi xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Tiêu chuẩn của những cơn co thắt là 3 phút/lần tương đương với cơn co có tần số 3 lần/10 phút. Lúc này, cổ tử cung đã mở khoảng 2cm và trung bình sau khoảng 8 giờ – 16 giờ sau em bé sẽ chào đời.

Nếu mẹ bầu thấy máu ra quá nhiều trong 1 giờ – 3 giờ, thấm ướt băng vệ sinh hoặc ra máu khiến da tái xanh, gây choáng, ngất thì cần đến bệnh viện ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng nguy hiểm như:

  • Vỡ tử cung
  • Nhau tiền đạo
  • Nhau bong non
Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?

5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Khi thấy xuất hiện máu báo chuyển dạ, mẹ bầu cần hoàn thành việc chuẩn bị giỏ đồ đi sinh, vì có thể đã sắp sửa đón con chào đời. Hy vọng với những thông tin truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ sẽ giúp mẹ bầu bổ sung thêm kiến thức trong giai đoạn thai kỳ và có sự chuẩn bị thật tốt để vượt qua giai đoạn quan trọng của cuộc đời.

Ngọc Hà tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Xem thêm:

  • Top những món ăn lợi sữa cho bà đẻ cần tham khảo ngay
  • Phương pháp sinh con dưới nước là gì? Có được áp dụng tại Việt Nam hay không
  • Cách rặn đẻ khi sinh thường không đau

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Máu báo chuyển dạ là gì? Những điều cần lưu ý của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *