Khi nào bạn có thể ngừng vỗ ợ hơi cho trẻ? 6 phương pháp hỗ trợ sau khi vỗ ợ hơi

Bạn đang xem bài viết: Khi nào bạn có thể ngừng vỗ ợ hơi cho trẻ? 6 phương pháp hỗ trợ sau khi vỗ ợ hơi tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vỗ ợ hơi là kỹ thuật vỗ lưng trẻ sau khi bú nhằm đẩy khí ở trong đường tiêu hóa ra ngoài, từ đó làm giảm chứng đầy hơi, nôn trớ, quấy khóc và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Trên thực tế, dường như chưa có bất kì quy tắc chung nào cho việc vỗ ợ hơi này, khiến các bậc phụ huynh bối rối và lo lắng.

Vỗ ợ hơi là kỹ thuật vỗ lưng trẻ sau khi bú nhằm đẩy khí ở trong đường tiêu hóa ra ngoài, giúp trẻ bớt khó chịu và ngủ ngon hơn. Trên thực tế, dường như chưa có bất kì quy tắc chung nào cho việc vỗ ợ hơi này, ví dụ như: Khi nào có thể bắt đầu thực hiện? Nên thực hiện trong bao lâu? Khi nào có thể dừng lại? … khiến các bậc cha mẹ vô cùng bối rối và lo lắng.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh được xem là việc làm cần thiết giúp trẻ tiêu hóa tốt, đồng thời làm giảm đầy hơi và ngủ ngon hơn. Nguồn: Istock

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh được xem là việc làm cần thiết giúp trẻ tiêu hóa tốt, đồng thời làm giảm đầy hơi và ngủ ngon hơn. Nguồn: Istock

Dưới đây là những thông tin về việc vỗ ợ hơi cho trẻ và một vài mẹo nhỏ có thể sẽ hữu ích với bạn:

1Khi nào bạn có thể ngừng vỗ ợ hơi cho trẻ?

Khi trẻ bú, sẽ có một lượng không khí đáng kể từ bên ngoài theo vào trong dạ dày và lắp đầy bụng, khiến trẻ khó chịu và có cảm giác no dù chưa bú xong. Đây là lý do trẻ nhỏ cần được vỗ ợ hơi.

Thông thường, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ hấp thụ ít không khí hơn trẻ bú sữa bình và một số trẻ cũng không cần được vỗ ợ hơi sau khi bú. Vậy nên tùy vào thể trạng của bé và từng trường hợp khác nhau mà bạn xác định tần suất và thời gian thực hiện sao cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ sốt kéo dài – Lời khuyên từ Bác sĩ Trương Hữu Khanh dành cho ba mẹ

Tần suất và thời gian vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào từng thể trạng của trẻ.

Tần suất và thời gian vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào từng thể trạng của trẻ.

Theo số đông, trẻ sơ sinh có thể được vỗ ợ hơi ngay trong lúc bú sữa mẹ hoặc lặp lại sau khoảng 60 – 90ml sữa/lần nếu bú bình. Và, bạn có thể ngừng vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh khi chúng được 4 – 6 tháng tuổi – theo Bệnh viện Boys Town Pediatrics ở Omaha, Nebraska.

Bài viết liên quan: Làm thế nào để vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

2Các phương pháp hỗ trợ sau khi vỗ ợ hơi

Đôi khi, việc ợ hơi sau khi bú cũng chưa đủ để giúp trẻ sơ sinh bớt đầy hơi và khó chịu. Một vài phương pháp giải phóng khí đơn giản dưới đây có thể hỗ trợ bạn:

Thực hiện động tác đạp xe đạp cho trẻ

Sau khi vỗ ợ, bạn đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa trên một mặt phẳng và thực hiện di chuyển hai chân giống như đang đạp xe đạp cho bé, động tác này vừa tập thể dục vận động cơ thể, vừa giúp phần khí còn lại trong bụng trẻ thoát ra ngoài.

Nhớ thao tác thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho trẻ. (Một lưu ý nhỏ: Đôi khi kỹ thuật này sẽ khiến trẻ đi ngoài trong lúc thực hiện).

Có thể bạn quan tâm: Khi nào trẻ có thể chơi ghép hình?
Thực hiện động tác đạp xe đạp có thể giúp bụng trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Thực hiện động tác đạp xe đạp có thể giúp bụng trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Xoa bóp cho trẻ sơ sinh

Phương pháp xoa bóp hoặc mát-xa thường mang lại sự thoải mái và dễ chịu cho cả người lớn và trẻ sơ sinh. Những người ủng hộ việc xoa bóp cho trẻ sơ sinh nói rằng động tác này có thể cải thiện hệ thống tuần hoàn và tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi và táo bón ở trẻ.

Mặt khác, ngay cả khi đây không phải là giải pháp hiệu quả cho trẻ, xoa bóp thường xuyên cho trẻ cũng giúp tình cảm giữa bạn và chúng thêm bền chặt hơn.

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị

Điều chỉnh kích thước núm vú trên bình sữa

Núm vú tiết ra sữa quá nhanh hoặc quá chậm cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nuốt thêm nhiều không khí vào trong dạ dày gây đầy bụng.

Nếu bạn đang cho trẻ sơ sinh bú bình, vỗ ợ vẫn chưa thể khiến trẻ dễ chịu hơn, hãy xem xét tăng hoặc giảm kích thước núm vú trên bình sữa, tốc độ dòng chảy của sữa trong bình cũng theo đó được điều chỉnh phù hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm nói mà ba mẹ cần chú ý
Chọn kích thước núm vú phù hợp sẽ giúp trẻ giảm bớt chứng đầy hơi và cảm giác khó chịu sau khi bú.

Chọn kích thước núm vú phù hợp sẽ giúp trẻ giảm bớt chứng đầy hơi và cảm giác khó chịu sau khi bú.

Thay đổi bình sữa

Thực tế, chưa có loại bình sữa cụ thể nào được chứng minh là có tác dụng tốt nhất trong việc giảm đau bụng, ngăn tình trạng trào ngược axit hoặc giảm chứng đầy hơi ở trẻ..

Tuy nhiên, vẫn có một số thương hiệu sản xuất bình sữa tập trung vào các biện pháp thông hơi và kiểm soát không khí, bạn có thể tham khảo khi lựa chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ mọc răng bị sưng nướu – Gợi ý hướng xử trí đúng cách, ba mẹ có thể thực hiện tại nhà

Cho trẻ uống sữa công thức trộn sẵn

Nếu vỗ ợ không thể giúp trẻ bớt khó chịu, đổi sang sử dụng sữa công thức trộn sẵn hoặc chuyển phiên bản của loại sữa cho trẻ sơ sinh đang sử dụng thành dạng bột có thể là giải pháp đáng để thử. Tuy nhiên, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi quyết định để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh.

Trường hợp bạn đang cho con bú trực tiếp hoặc bú sữa mẹ trong bình sữa, không muốn chuyển ngay sang sử dụng sữa công thức nếu chưa thực sự cần thiết, bạn có thể trao đổi trước với bác sĩ hoặc các chuyên gia về chế độ ăn uống của bạn. Sự thay đổi và cân bằng dinh dưỡng cho bạn trong các bữa ăn hàng ngày cũng là giải pháp giúp trẻ bớt khó chịu sau khi bú.

Có thể mẹ quan tâm: Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Bác sĩ da liễu tư vấn cách chăm sóc hiệu quả

Tham vấn ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc không kê đơn (OTC)

Sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) là lựa chọn rất phổ biến của nhiều bậc cha mẹ, sau khi các biện pháp đơn giản khác không mang lại hiệu quả trong việc giảm đầy hơi và cảm giác khó chịu cho trẻ sơ sinh.

Có thể mẹ quan tâm: Mách mẹ 4 cách làm tiramisu yến mạch thơm ngon, bổ dưỡng
Hãy đảm bảo rằng bạn đã tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC).

Hãy đảm bảo rằng bạn đã tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC).

Mặc dù không tuyệt đối nhưng trẻ có thể bị dị ứng bởi các thành phần của thuốc với nhiều cấp độ khác nhau. Đồng thời, chưa có lựa chọn mua thuốc không kê đơn (OTC) nào được chứng minh là có hiệu quả đối với tất cả trẻ sơ sinh.

Điều bạn cần làm là tham vấn ý kiến với bác sĩ để tìm ra giải pháp hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

Xem thêm:

12 tư thế yoga đơn giản tốt cho sức khỏe của trẻ

Mách mẹ cách đo nhiệt độ cho trẻ đúng cách

Một số lưu ý mẹ nên biết khi tập cho trẻ uống nước từ cốc?

3Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Như đã được đề cập, các quy chuẩn liên quan đến vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào từng thể trạng của trẻ. Có thể bạn sẽ khá lúng túng trong khoảng thời gian đầu, nhưng hãy yên tâm rằng bạn sẽ tự xác định được cách xử lý phù hợp cho trẻ ngay sau đó.

Lưu ý, trong bất cứ trường hợp nào bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia để nhận sự giúp đỡ.

Ngọc Nguyễn tổng hợp từ Heathline

Hình ảnh: Freepik

1. Mayo Clinic Staff. (2018). Infant reflux.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-acid-reflux/symptoms-causes/syc-20351408

2. A randomized controlled trial of burping for the prevention of colic and regurgitation in healthy infants. (2015).ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24910161

3. Wintershied ML. (n.d.). Baby burping.boystownpediatrics.org/knowledge-center/baby-burping

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khi nào bạn có thể ngừng vỗ ợ hơi cho trẻ? 6 phương pháp hỗ trợ sau khi vỗ ợ hơi của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *