Nhận biết kỹ năng vận động tinh và vận động thô ở trẻ theo từng giai đoạn

Bạn đang xem bài viết: Nhận biết kỹ năng vận động tinh và vận động thô ở trẻ theo từng giai đoạn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kỹ năng vận động tinh đòi hỏi mức độ kiểm soát và độ chính xác cao ở các cơ nhỏ của bàn tay. Kỹ năng vận động thô sử dụng các cơ lớn trong cơ thể nhằm tăng sức mạnh thể chất, giữ thăng bằng, phối hợp các vận động để thực hiện các chuyển động lớn hơn, chẳng hạn như đi bộ, chạy…

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, kỹ năng vận động giúp trẻ thực hiện các chuyển động từ việc tự xúc ăn đến di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Thông thường, ở mỗi độ tuổi cụ thể, trẻ lại phát triển các kỹ năng vận động nhất định. Nhưng không phải trẻ nào cũng đạt được các mốc phát triển chính xác vào cùng một thời điểm. Để chắc chắn rằng bé đang có sự phát triển toàn diện về kỹ năng vận động thì mẹ có thể tham khảo những chia sẻ được truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp sau đây.

1Kỹ năng vận động tinh

Kỹ năng vận động tinh bao gồm các hoạt động liên quan đến sự khéo léo bằng tay. Kỹ năng này thường đòi hỏi sự phối hợp cử động của bàn tay và ngón tay với mắt. Hay còn được gọi là sự phối hợp tay và mắt.

Các biểu hiện của kỹ năng vận động tinh bao gồm khả năng cầm nắm, sử dụng các đồ vật. Bé có thể sử dụng cả hai tay để cầm nắm đồ chơi, đồ dùng lớn hoặc chỉ sử dụng ngón cái và ngón trỏ để nhặt một món đồ nhỏ.

Kỹ năng vận động tinh bao gồm khả năng cầm nắm, sử dụng các đồ vật

Kỹ năng vận động tinh bao gồm khả năng cầm nắm, sử dụng các đồ vật

Dưới đây là một số giai đoạn cùng sự phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ mà mẹ cần biết:

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Kỹ năng vận động tinh ở trẻ 3 tháng tuổi thường rất đơn giản như:

  • Trẻ vung cánh tay lên hoặc chạm vào đồ vật xung quanh
  • Bàn tay trẻ thường cử động liên tục và đưa lên miệng

Trẻ từ 3 đến 6 tháng

  • Trẻ bắt đầu chuyển đồ vật đang cầm nắm từ tay này sang tay khác
  • Hai tay bé nắm lấy nhau
  • Với cả hai tay để lấy đồ chơi

Trẻ từ 6 đến 9 tháng

  • Bắt đầu nắm và giữ các đồ vật, chẳng hạn như một cái thìa, chai hay thú nhồi bông
  • Nắn bóp thứ mà bé cầm trong tay
  • Bé di chuyển đồ vật bằng cách cầm và kéo về phía người lớn
Trẻ từ 6 - 9 tháng phát triển kỹ năng cầm nắm, di chuyển đồ vật

Trẻ từ 6 – 9 tháng phát triển kỹ năng cầm nắm, di chuyển đồ vật

Trẻ từ 9 đến 12 tháng

Ở độ tuổi này, em bé bắt đầu xuất hiện một số kỹ năng vận động tinh như sau:

  • Bé thể hiện sự ưu tiên trong lúc chọn đồ vật bằng cách chọn một đồ vật nào đó thay cho những vật còn lại.
  • Bé có thể đặt các vật nhỏ vào cốc hoặc hộp đựng
  • Lật mở sách với nhiều trang giấy cùng lúc
  • Phát triển khả năng cầm nắm (sử dụng ngón trỏ và ngón cái để nắm các đồ vật)
  • Sử dụng tay để đưa thức ăn vào miệng

Trẻ từ 12 đến 18 tháng

  • Bé có thể lắp ghép tường bằng lego
  • Dùng thìa hoặc xẻng nhỏ để xúc đồ vật
  • Vỗ tay
  • Vẽ trên giấy với những nét nguệch ngoạc
  • Vẫy tay chào tạm biệt

Trẻ từ 18 tháng đến 2 năm

Khác với trẻ ở độ tuổi 12 đến 18 tháng, bé ở độ tuổi 18 tháng đến 2 năm thường có kỹ năng vận động tinh phức tạp hơn, cụ thể:

  • Bé bắt đầu cầm bút màu bằng đầu ngón tay và ngón cái
  • Lắp ghép đồ chơi lego cao hơn và phức tạp hơn
  • Mở các gói hoặc nắp hộp đơn giản
  • Lật từng trang trong các cuốn sách
  • Xếp các vòng đồ chơi.

Trẻ lên 2 tuổi

  • Bắt đầu thích thú hơn với trò chơi lắp ghép đồ chơi lego hình tháp cao
  • Xoay tay nắm cửa
  • Bé biết tự rửa tay
  • Kéo các loại khoá kéo trên quần áo
  • Nặn bột hoặc chơi với đất nặn.
Trẻ lên 3 tuổi có kỹ năng lắp ghép và nặn bột

Trẻ lên 3 tuổi có kỹ năng lắp ghép và nặn bột

Trẻ lên 3 tuổi

  • Bé có thể gấp đôi tờ giấy
  • Vẽ một vòng tròn hoàn chỉnh sau khi được hướng dẫn
  • Tự buộc và mở các nút thắt lớn.

Trẻ từ 4 tuổi

  • Trẻ có thể mặc và cởi quần áo mà không cần trợ giúp
  • Chạm đầu mỗi ngón tay vào ngón cái
  • Sử dụng thìa đúng cách

Trẻ lên 5 tuổi

Kỹ năng vận động tinh của các bé 5 tuổi được thể hiện như sau:

  • Trẻ biết vẽ hình tam giác
  • Cầm bút chì một cách chính xác
  • Buộc dây giày

Trẻ lên 6 tuổi

  • Xếp lego có kích thước nhỏ
  • Xếp các mảnh ghép của một bức tranh
  • Dùng dao để cắt thực phẩm mềm

Mẹ có thể khuyến khích bé cải thiện các kỹ năng vận động tinh bằng cách cho bé chơi thử nhiều món đồ. Đối với trẻ mới biết đi, mẹ nên khuyến khích trẻ xếp lego, phân biệt và nhặt đồ vật theo hướng dẫn. Trẻ mẫu giáo nên chơi các loại bột, đất nặn hoặc đồ chơi có nước.

Có thể bạn quan tâm: 20 trò chơi ngoài trời thú vị và đơn giản cho trẻ nhỏ

2Kỹ năng vận động thô

Khác với kỹ năng vận động tinh, kỹ năng vận động thô là các chuyển động liên quan và cần nhiều năng lượng hơn các chuyển động vận động tinh. Các chuyển động này bao gồm đi bộ, đá, nhảy và leo cầu thang. Sự phối hợp tay và mắt cũng có thể liên quan đến kỹ năng vận động thô, ví dụ như ném hoặc bắt bóng.

Kỹ năng vận động thô phối hợp hoạt động của các cơ lớn

Kỹ năng vận động thô phối hợp hoạt động của các cơ lớn

Trẻ từ 3 đến 6 tháng

  • Với tay và đạp chân khi nằm sấp
  • Lăn người và nghiêng người sang hai bên trái – phải
  • Bé tìm cách ngẩng cao đầu khi ở tư thế ngồi

Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng

  • Bé ngồi thẳng mà không cần hỗ trợ
  • Cố gắng đứng dậy khi đang ngồi

Trẻ lên 1 tuổi

  • Leo lên ghế hoặc bàn thấp
  • Leo cầu thang dưới sự hỗ trợ của người lớn
  • Kéo hoặc đẩy đồ chơi có bánh xe
  • Tay bé vịn tường khi bước đi

Trẻ lên 2 tuổi

  • Bé nhảy lên và tiếp đất bằng 2 chân
  • Chạy chậm trên nền cứng
  • Leo cầu thang không cần vịn lan can
Trẻ lên 2 tuổi có kỹ năng chạy, nhảy

Trẻ lên 2 tuổi có kỹ năng chạy, nhảy

Trẻ lên 3 tuổi

  • Bé có thể đạp xe ba bánh
  • Chạy mà không bị vấp
  • Ném bóng cho người lớn ở khoảng cách gần

Trẻ lên 4 tuổi

  • Bé bắt bóng bằng cánh tay và cơ thể
  • Chạy vững vàng và có thể thay đổi tốc độ theo ý muốn
  • Leo từng bậc cầu thang lần lượt hai chân

Trẻ lên 5 tuổi

  • Trẻ bắt bóng bằng hai tay
  • Nhảy lò cò bằng một chân
  • Đi lên xuống cầu thang khi cầm, mang đồ vật

Trẻ lên 6 tuổi

  • Bé có thể chơi đá bóng
  • Nhảy qua một vật chắn cao 20 cm
  • Đi xe đạp cho bé có bánh phụ
  • Ném đồ vật vào vị trí chính xác
Kỹ năng vận động thô nên được khuyến khích phát triển từ sớm

Kỹ năng vận động thô nên được khuyến khích phát triển từ sớm

Mẹ có thể khuyến khích bé phát triển kỹ năng vận động thô bằng cách cho bé nằm sấp. Sau đó, hướng dẫn bé với lấy và bò về phía đồ chơi đặt trước mặt. Để khuyến khích bé đi, mẹ có thể nâng cơ thể giúp bé đứng và di chuyển từng bước. Với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, mẹ tăng cường các hoạt động xây tường lego, nhảy theo bài hát thiếu nhi,…

Có thể bạn quan tâm: Những trò chơi cho trẻ 4 tuổi hấp dẫn và thú vị dành cho bé 4 tuổi

3Khi trẻ chậm phát triển kỹ năng vận động tinh và vận động thô

Những trẻ mắc các bệnh thần kinh hoặc chậm phát triển có thể gặp khó khăn với các kỹ năng vận động tinh. Điều này khá khó để chẩn đoán nếu bé dưới 3 tuổi và dễ dàng phát hiện hơn nếu bé cảm thấy khó khăn ở các hoạt động trong trường mẫu giáo như học chữ cái, hình khối.

Một số trẻ có thể mắc chứng rối loạn học tập, ảnh hưởng đến việc đọc và viết. Trong khi có những trẻ lại có thể mắc chứng rối loạn phối hợp phát triển (DCD) – ảnh hưởng đến việc phối hợp thể chất hoặc chứng khó thở. Trẻ gặp khó khăn về kỹ năng vận động tinh cần đến sự hỗ trợ của công nghệ hoặc các liệu trình của bác sĩ để điều chỉnh.

Đối với kỹ năng vận động thô, sẽ dễ nhận biết hơn nhiều ở các mốc phát triển của bé. Những trẻ khuyết tật, có vấn đề thần kinh hay phát triển chậm sẽ bỏ lỡ các cột mốc vận động quan trọng. Bé cần đến sự chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời của bác sĩ để dần cải thiện và phát triển kỹ năng.

4Kết luận

Nhìn chung, sự phát triển của mỗi đứa trẻ không hề giống nhau. Có những bé chậm hoàn thiện kỹ năng hơn một chút so với bạn cùng lứa. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng, đừng ngại trao đổi ngay với bác sĩ để được kịp thời thăm khám và hỗ trợ. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mong rằng các mẹ đã có thêm hiểu biết để đồng hành và xây dựng kỹ năng vận động của con một cách hoàn thiện nhất.

Thu Phương tổng hợp từ verywellfamily

Xem thêm:

  • 7 chơi với trẻ sơ sinh để cha mẹ chơi với trẻ sơ sinh
  • 5 trò chơi cho trẻ 13 tháng siêu đơn giản giúp trẻ 13 tháng tuổi phát triển nhiều kỹ năng
  • Những trò chơi cho bé thú vị nhất bạn nên chơi cùng con

Nguồn tham khảo:

1. Centers for Disease Control and Prevention. CDC’s developmental milestones.

2. NAPA Center. Occupational therapy vs. Physical therapy.

3. Dosman CF, Andrews D, Goulden KJ. Evidence-based milestone ages as a framework for developmental surveillance. Paediatr Child Health. 2012;17(10):561-568. Doi:10.1093/pch/17.10.561

4. Understood. Dysgraphia.

5. Understood. What is dyspraxia?

6. Growing Hands-On Kids. Typical Fine Motor Developmental Milestones.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nhận biết kỹ năng vận động tinh và vận động thô ở trẻ theo từng giai đoạn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *