Bí quyết giúp ba mẹ xử trí khi trẻ hay ném đồ đạc

Bạn đang xem bài viết: Bí quyết giúp ba mẹ xử trí khi trẻ hay ném đồ đạc tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong những hành vi thường thấy ở trẻ nhỏ, ném đồ vật là một điều khá bình thường. Trẻ hay ném đồ đạc cho thấy sự phát triển của kỹ năng vận động và phối hợp tay mắt. Tuy nhiên, điều này cũng có thể là một vấn đề về hành vi mà bố mẹ cần quan tâm. Dưới đây là thông tin mà chuyên mục Giáo dục sớm 0 – 6 tuổi của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp và chia sẻ để giúp bố mẹ đánh giá và khắc phục hành vi của trẻ tốt hơn.

1 Lý do trẻ nhỏ thích ném đồ vật

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ hay ném đồ đạc:

  • Trẻ muốn khám phá những điều mới mẻ: Trẻ có thể học hỏi thông qua việc thử nghiệm làm một việc gì đó. Ném đồ vật cũng vậy, trẻ sẽ quan sát cách các đồ vật di chuyển, rơi hoặc vỡ. Từ đó, trẻ hiểu được nguyên nhân và kết quả cũng như hiểu được môi trường xung quanh một cách nhanh chóng hơn.
Trẻ nhỏ ném đồ đạc có thể do muốn khám phá. Nguồn ảnh: freepik

Trẻ nhỏ ném đồ đạc có thể do muốn khám phá. Nguồn ảnh: freepik

  • Muốn có sự chú ý của người lớn: Trẻ nhỏ có thể ném món đồ đang cầm trong tay như là một cách thể hiện để được bố mẹ quan tâm. Đặc biệt khi trẻ đã lặp lại việc đó nhiều lần và luôn có hiệu quả gây sự chú ý.
  • Ném đồ như một trò chơi: Sau một thời gian, trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán với món đồ chơi cũ của mình. Vì thế, ném đồ có thể là cách mà trẻ làm mới cách chơi và điều này sẽ lặp lại nhiều lần nếu trẻ còn cảm thấy thích thú.
  • Trẻ thể hiện cảm xúc: Trẻ nhỏ chưa thể diễn đạt cảm xúc bằng lời nói. Vì thế, những hành động như ném đồ hoặc khóc sẽ cho người lớn thấy được trẻ đang tức giận, buồn hoặc bị đau,…
  • Trẻ không biết sử dụng đồ vật: Vì vẫn còn quá nhỏ nên trẻ chưa thể hiểu được cách sử dụng đồ vật chính xác dẫn đến việc ném đồ. Tuy nhiên, cũng còn nguyên nhân là trẻ nhìn thấy người khác làm điều tương tự. Ví dụ như trẻ thấy anh chị ném bóng nên lần sau khi cầm được bóng, trẻ cũng sẽ ném đi.
Trẻ ném đồ vật vì muốn nghe âm thanh. Nguồn ảnh: freepik

Trẻ ném đồ vật vì muốn nghe âm thanh. Nguồn ảnh: freepik

  • Muốn nghe âm thanh đồ vật rơi xuống: Trẻ có thể chỉ cảm thấy thú vị với âm thanh của các đồ vật khi rơi. Mỗi món đồ phát ra tiếng rơi khác nhau nên trẻ sẽ càng có xu hướng muốn ném nhiều đồ vật.
Có thể bạn quan tâm: Mách ba mẹ cách xử lý khi trẻ ăn vạ nhẹ nhàng mà hiệu quả

2 Các vấn đề về hành vi có thể phát sinh khi trẻ ném đồ vật

Nếu việc ném đồ trở thành thói quen, trẻ sẽ có một số vấn đề về hành vi mà bố mẹ không mong muốn như:

  • Trẻ trở nên vô kỷ luật: Nếu để trẻ tự do ném đồ thường xuyên, trẻ sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó mọi lúc mọi nơi. Ví dụ như trẻ sẽ ném dao kéo và đồ ăn khi đi nhà hàng cùng bố mẹ.
  • Trẻ có thể phát triển tính cách phá phách: Ném đồ là một thói quen không tốt và nếu không được sửa chữa, rèn luyện sớm thì điều này sẽ trở thành bản tính của trẻ. Nếu trẻ tin rằng có thể thể hiện sự tức giận bằng việc ném đồ vật thì trẻ có thể giữ thói quen này cho đến khi trưởng thành.
Có thể bạn quan tâm: Tạo lập tính kỷ luật cho trẻ chỉ bằng những phương pháp đơn giản sau, ba mẹ có thể dễ dàng áp dụng

3 Xử lý đúng cách khi trẻ ném đồ vật

Để thói quen ném đồ đạc không trở thành một tính cách của trẻ, ba mẹ có thể cân nhắc một số biện pháp như:

  • Giải thích hậu quả với trẻ: Bố mẹ nên dùng giọng nói nhẹ nhàng, lịch sự để dạy cho trẻ biết rằng đồ đạc để sử dụng chứ không phải để ném. Bên cạnh đó, hãy giải thích cho trẻ hiểu nếu đồ đạc bị ném sẽ vỡ và hỏng như thế nào.
  • Đặt ra quy tắc cho trẻ: Nếu thấy trẻ ném đồ chơi, bố mẹ hãy cất giấu đồ đi. Đặt ra nguyên tắc rằng đồ vật sẽ bị lấy đi nếu trẻ tiếp tục ném để giúp trẻ hiểu đây là hành vi không được chấp nhận.
  • Đưa ra lựa chọn thay thế: Đối với trẻ nhỏ muốn ném đồ vật do tò mò hay chỉ để khám phá nguyên nhân – kết quả của sự việc thì mẹ có thể thay thế đồ chơi bằng những vật như đĩa nhựa hay bóng. Điều này cũng giúp trẻ hiểu những vật gì được phép ném và vật nào thì không.
  • Khen ngợi trẻ khi làm đúng: Bố mẹ có thể áp dụng ngay điều này nếu trẻ cầm một món đồ chơi mà không ném đi. Khen ngợi hành vi tốt sẽ khuyến khích trẻ lặp lại hành vi đó.
  • Bố mẹ hãy làm gương cho trẻ: Trẻ vẫn luôn quan sát và bắt chước mọi hành vi của bố mẹ. Vậy nên nếu bố mẹ cũng ném đồ đạc khi tức giận, trẻ sẽ làm điều tương tự. Để thay đổi được hành vi của trẻ, trước hết bố mẹ cần phải hành xử đúng mực.
  • Hiểu đúng hành vi của trẻ: Ở một số trẻ nhỏ, việc ném đồ đạc có thể xảy ra khi trẻ bị đói hoặc cáu kỉnh vì thiếu ngủ. Bố mẹ phải là người quan sát và hiểu nhu cầu cũng như hành vi của trẻ để giải quyết vấn đề ngay từ đầu và ngăn lại hành vi xấu này.
  • Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc: Khi trẻ đang vui vẻ, bố mẹ nên dạy trẻ những lời nói và hành động để thể hiện cảm xúc thay vì ném đồ đạc. Hãy giúp trẻ hiểu được sử dụng lời nói có thể truyền đạt được sự khó chịu.
Trẻ được dạy khám phá cảm xúc sẽ giảm hành vi ném đồ. Nguồn ảnh: freepik

Trẻ được dạy khám phá cảm xúc sẽ giảm hành vi ném đồ. Nguồn ảnh: freepik

  • Bình tĩnh giải quyết vấn đề: Những đứa trẻ có thể hiểu được thái độ của bố mẹ thông qua cách xử lý nhẹ nhàng. Nếu bố mẹ phản ứng mạnh bằng cách la hét, tức giận, trẻ sẽ càng ném đồ vật mạnh hơn.
  • Cùng trẻ dọn dẹp đồ vật bị rơi vỡ: Việc cùng trẻ dọn dẹp cũng đồng thời là lúc mẹ cần chỉ cho trẻ thấy những đồ vật sẽ bị hỏng và vỡ nát ra sao. Trẻ sẽ học được rằng đồ vật bị rơi vỡ không bao giờ lấy lại được. Bố mẹ cũng nên để cho trẻ cảm nhận được sự mất mát bằng cách không thay thế đồ trẻ đã làm rơi vỡ.
  • Dạy trẻ cách cư xử trên bàn ăn: Nếu trẻ có thói quen ném thức ăn, bố mẹ cần dạy trẻ ăn chậm và không ném thức ăn đi. Kể cả khi đã ăn no, trẻ cũng phải được dạy rằng đồ ăn thừa nên được để lại trên bàn.

Bình tĩnh, đồng cảm và kiên nhẫn sẽ là những điều mà bố mẹ cần có để xây dựng thói quen tốt của trẻ và ngăn ngừa hành động ném đồ đạc.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ hay cáu gắt – Ba mẹ nên dạy trẻ kỹ năng quản lý cảm xúc

4Khi nào bố mẹ cần tư vấn của bác sĩ?

Bố mẹ có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ về hành vi của trẻ nếu:

  • Trẻ ném đồ vật mà không có bất kỳ nguyên nhân nào rõ ràng
  • Trẻ bỏ qua hướng dẫn của bố mẹ về cách sử dụng đồ đạc
  • Trẻ thích ném đồ ngay cả trong tình huống dễ dàng giao tiếp với bố mẹ
  • Trẻ ném đồ đạc và thể hiện sự tức giận, thất vọng dữ dội
  • Trẻ ném các đồ vật về phía ai đó, như cha mẹ hoặc anh chị em
  • Trẻ không chịu điều chỉnh thói quen theo hướng dẫn của bố mẹ
Một số trường hợp trẻ nên được đưa đến gặp bác sĩ. Nguồn ảnh: freepik

Một số trường hợp trẻ nên được đưa đến gặp bác sĩ. Nguồn ảnh: freepik

Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Để được chẩn đoán chính xác, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám và có một số bài kiểm tra liên quan. Trước khi có kết luận, mẹ đừng nên vội kết luận về hành vi của trẻ.

5 Kết luận

Trong những năm đầu đời, trẻ ném đồ vật như là một cách để khám phá thế giới. Hành vi này sẽ mất đi khi trẻ hiểu và nhận thức rõ hơn về môi trường. Bố mẹ nên đồng hành và hướng dẫn trẻ với những món đồ chơi chuyên biệt. Hi vọng thông tin từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc giáo dục con.

Thu Phương tổng hợp từ momjunction

Xem thêm:

  • 6 Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ ba mẹ nên nhớ
  • Trẻ hay đánh bạn – Những dấu hiệu cho thấy trẻ cần được thăm khám bởi bác sĩ, cha mẹ chớ nên bỏ qua
  • Nhận biết rối loạn hành vi ở trẻ và những điều ba mẹ cần biết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bí quyết giúp ba mẹ xử trí khi trẻ hay ném đồ đạc của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *