Phương pháp Steiner là gì? Một số điều cha mẹ cần lưu ý

Bạn đang xem bài viết: Phương pháp Steiner là gì? Một số điều cha mẹ cần lưu ý tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phương pháp Steiner là một trong những phương pháp giáo dục cho trẻ nổi tiếng trên thế giới, giúp trẻ phát huy tối đa khả năng tìm tòi, sáng tạo của bản thân. Vậy phương pháp Steiner là gì? Hãy cùng chuyên mục chuyên mục Giáo dục sớm 0 – 6 tuổi của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!

1Phương pháp Steiner là gì?

Phương pháp Steiner (còn có tên gọi khác là Waldorf) là phương pháp giáo dục mầm non được hình thành và phát triển bởi Rudolf Steiner Joseph Lorenz – một nhà triết học, nhà tư tưởng xã hội, kiến trúc sư người Áo.

Rudolf Steiner Joseph Lorenz - giáo sư người Áo sáng lập phương pháp Steiner

Rudolf Steiner Joseph Lorenz – giáo sư người Áo sáng lập phương pháp Steiner

Phương pháp này được phát triển phổ biến ở Châu Âu và dần dần phổ biến tại Việt Nam như hiện nay. Phương pháp giáo dục Steiner được áp dụng hiệu quả nhất với trẻ đi học mầm non.

Trong những năm đầu đời, phương pháp sẽ giúp các trẻ nhỏ có thể học tập, vui chơi và tiếp thu kiến thức bằng cách xây dựng một môi trường lý tưởng mà trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động thực tiễn, trò chơi một cách vô thức.

Mục tiêu cuối cùng của phương pháp giáo dục Steiner là giúp trẻ có những cảm giác và trải nghiệm tốt đẹp với môi trường tự nhiên và thế giới xung quanh.

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ bỏ túi 15 bài học quan trọng trong phương pháp giáo dục Shichida

2Ưu nhược điểm của phương pháp Steiner

Ưu điểm

Phương pháp giáo dục Steiner là phương pháp được đánh giá cao vì đặc biệt chú trọng trong vấn đề phát triển trí não, tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo và nuôi dưỡng sở thích của trẻ.

Các trường mầm non sử dụng giảng dạy theo phương pháp Steiner cho trẻ đều quan tâm đến ba yếu tố: Suy nghĩ, Ý chí và Cảm xúc. Môi trường giáo dục mang đến một không gian thân thuộc với trẻ nhỏ, luôn tạo sự thân thiện và an toàn cho trẻ.

Các lớp học luôn đề cao sự tưởng tượng, sáng tạo của trẻ và khuyến khích trẻ thoải mái mơ mộng trong không gian cổ tích với muôn vàn sắc màu.

Trẻ được hoà mình vào thiên nhiên xung quanh và tham gia các hoạt động tập thể cùng với bạn bè. Qua đó, trẻ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội khác của trẻ được hình thành và phát triển.

Nhược điểm

Theo đánh giá của một số chuyên gia trong mảng giáo dục, phương pháp này tạo ra môi trường quá thoải mái với trẻ. Tuy rằng môi trường giáo dục Steiner sẽ giúp trẻ hình thành tình yêu, trách nhiệm cao nhưng cũng có thể khiến trẻ thiếu đi tính kỷ luật, thoải mái vui chơi mà không có sự răn đe nào.

Ngoài ra, quan điểm trẻ được chơi hoàn toàn cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy, phương pháp giáo dục này không dễ áp dụng phổ biến tại nhiều trường.

Các bậc phụ huynh phải dành thời gian để thấu hiểu con trẻ và tìm ra được thế mạnh, đam mê của trẻ, từ đó có những định hướng giáo dục riêng và lựa chọn ra phương pháp giáo dục phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ phát triển các khả năng về kỹ thuật, khoa học, toán học và nghệ thuật

3Các đặc trưng cơ bản của phương pháp giáo dục Steiner

Giáo viên là người dìu dắt, hướng dẫn trẻ

Trong quá trình học tập, giáo viên sẽ hướng dẫn mẫu một cách rõ ràng, chi tiết. Và sau đó, các em sẽ học được cách làm và tự thực hiện tương tự theo những sự chỉ dẫn đó. Trong phương pháp Steiner, giáo viên sẽ là tấm gương cho các trẻ học tập, noi theo. Vì vậy, các thầy cô phải luôn kiên nhẫn, bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề một cách tinh tế và thấu đáo.

Giáo viên là người dìu dắt, hướng dẫn trẻ phương pháp Steiner

Giáo viên là người dìu dắt, hướng dẫn trẻ phương pháp Steiner

Trẻ em sẽ được vui chơi hoàn toàn

Theo nghiên cứu của giáo sư Steiner, vào những năm đầu phát triển của trẻ nhỏ, cha mẹ nên để các bé được vui chơi thỏa thích. Đây sẽ là khoảng thời gian “vàng” cho trẻ để tự do tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh và khai phá khả năng tiềm ẩn của chính bản thân trẻ.

Cha mẹ nên khuyến khích con nhỏ tham gia các hoạt động ngoài trời thay vì cho con sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, iPad, TV… Điều này sẽ không chỉ giúp trẻ phát triển não bộ, rèn luyện thể chất mà còn hạn chế tình trạng trẻ nghiện điện thoại, TV.

Các hoạt động lặp đi lặp lại như một thói quen

Phương pháp giáo dục này sẽ được các trường mầm non thiết kế theo một chương trình lặp đi lặp lại bao gồm các hoạt động như: vẽ tranh, ca hát, các trò chơi ngoài trời, trồng cây,… Việc giúp trẻ hình thành một thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ.

Môi trường giáo dục nhẹ nhàng và chân thật

“Một trạng thái mơ màng” là cụm từ được nhà tâm lý học Rudolf Steiner gọi tên cho khoảng thời gian đầu đời của trẻ. Vì trong giai đoạn này, trẻ nhỏ sẽ chưa có suy nghĩ, nhận thức rõ về bản thân và mọi thứ xung quanh. Vì thế để trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất, cha mẹ nên xây dựng một môi trường học tập, vui chơi lành mạnh với các hoạt động như vẽ tranh, ca hát,…

Thông qua các học cụ để phát huy tối đa khả năng sáng tạo

Đối với các trường mầm non theo phương pháp Steiner, học cụ của học sinh thường không quá đa dạng, có khi chỉ là một khối gỗ. Các đồ chơi thường có xuất xứ từ tự nhiên, không sử dụng nhựa nhân tạo. Những phương tiện dạy và học này thường khá đơn giản nhằm phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo tối đa của bé.

Phương pháp Steiner thông qua các học cụ để phát huy tối đa khả năng sáng tạo

Phương pháp Steiner thông qua các học cụ để phát huy tối đa khả năng sáng tạo

4Áp dụng phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ nhỏ như thế nào?

Ở độ tuổi mầm non

Theo ông Rudolf Steiner, giai đoạn này là giai đoạn phát triển bền vững cho cơ thể vật chất. Trẻ em lúc này sẽ không hề có ý thức hay suy nghĩ, trẻ sẽ phát triển dựa trên sự bắt chước từ thế giới xung quanh.

Giai đoạn này chính là nền tảng vững chắc để trẻ có thể phát huy tối đa tính sáng tạo của mình. Các đồ chơi và học cụ trong các trường giảng dạy theo phương pháp Steiner thường là những khúc gỗ, miếng nhựa ghép hình, những vỏ sò, vỏ ốc, những trái cây khô từ thiên nhiên, gấu bông, vật nuôi đồ chơi,… Tất cả những món đồ này giúp cho trẻ có thể thoải mái, tự do sáng tạo theo sở thích của bản thân.

Phương pháp Steiner giúp trẻ mầm non phát triển tư duy, khả năng sáng tạo

Phương pháp Steiner giúp trẻ mầm non phát triển tư duy, khả năng sáng tạo

Ở giai đoạn 3 – 4 tuổi

Trẻ có thể chơi với một miếng vải cotton hay vải lụa. Có thể hôm nay miếng vải đó biến hóa thành một em bé bế trên tay nhưng cũng có thể ngày mai vẫn là miếng phải đó nhưng được biến tấu thành áo choàng hoàng tử.

Ở giai đoạn 4 – 5 tuổi

Ở giai đoạn này trẻ có thể bắt đầu thu thập nhiều món đồ chơi lại để tưởng tượng ra việc xây dựng một ngôi nhà. Bé có thể dùng ghế hoặc xếp kệ tủ lại gần với nhau để làm tường, rồi phủ một lớp vải lên để làm túp lều nhỏ. Trẻ sẽ tưởng tượng và tự đóng vai cha, rồi sau đó làm vai mẹ, vai con.

Ở giai đoạn 5 – 6 tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ bắt đầu có suy nghĩ và ý thức. Vì thế, trí tưởng tượng của trẻ phát triển hơn thông qua việc khi nghe cha mẹ, cô giáo kể chuyện. Thông qua ngôn từ của câu chuyện, trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật trong truyện theo cách suy nghĩ của riêng mình. Thế giới tưởng tượng huyền ảo và đầy sáng tạo ở giai đoạn này tạo nền nền trang vững chắc cho trẻ phát triển tư duy sáng tạo sau này.

Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ khi được chăm sóc một đứa trẻ cần nhận thức trẻ em như búp trên cành, là một món quà vô giá mà chúng ta cần bảo vệ để trẻ được phát triển tối đa và toàn diện nhất. Hãy kiên nhẫn, chậm rãi, cho trẻ thời gian, không gian hợp lý cho sự phát triển đúng cách của trẻ. Đây là những điều mà phương pháp giáo dục Steiner hướng đến.

Có thể bạn quan tâm: Mách cha mẹ 8 hoạt động giúp dạy trẻ thích đọc sách từ khi còn nhỏ

5So sánh phương pháp Steiner và Reggio Emilia

Bên cạnh phương pháp Steiner, phương pháp Reggio Emilia cũng là một phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới. Để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho trẻ nhỏ, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa phương pháp Steiner và Reggio Emilia nhé!

Giống nhau

Cả 2 phương pháp đều giúp trẻ mầm non phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và các kỹ năng xã hội. Trẻ luôn là trung tâm của các hoạt động giáo dục, trẻ được tiếp xúc nhiều hơn đối với môi trường tự nhiên thông qua các hoạt động khác nhau và học cụ có chất liệu tự nhiên.

Khác nhau

  • Phương pháp Steiner: Không dạy trẻ kiến thức trước năm 7 tuổi. Trong phương pháp giáo dục Steiner, trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn và vui chơi với thế giới tự nhiên. Các thầy cô là tấm gương tốt để trẻ noi theo.
  • Phương pháp Reggio Emilia: Dạy trẻ kiến thức ngay từ những năm đầu chập chững thông qua hình thức chơi mà học. Trẻ tự quyết định và làm chủ quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của bản thân. Các thầy cô chỉ đóng vai trò là người bạn đồng hành, giúp đỡ và định hướng cho trẻ khi cần thiết.

6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Bài viết trên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giới thiệu đến cha mẹ phương pháp Steiner cho trẻ. Hy vọng với những thông tin bổ ích mà bài viết đã mang lại sẽ giúp ích được các bậc phụ huynh lựa chọn được phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ.

Cha mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo thêm các phương pháp giáo dục khác trong bài viết dưới đây nhé!

Huyền Linh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Phương pháp Montessori là gì? Có nên giáo dục theo phương pháp Montessori?
  • 30 trò chơi trong nhà thú vị dành cho trẻ em cha mẹ nên biết
  • Ba mẹ bỏ túi 7 cách dạy trẻ nhận biết con vật hiệu quả nhanh chóng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phương pháp Steiner là gì? Một số điều cha mẹ cần lưu ý của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *