Tim đập nhanh khi mang thai có đáng lo không?

Bạn đang xem bài viết: Tim đập nhanh khi mang thai có đáng lo không? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cho cả mẹ lẫn thai nhi. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai. Cùng chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu tim đập nhanh khi mang thai liệu có nguy hiểm không nhé!

1Sự thay đổi của nhịp tim trong từng giai đoạn mang thai

Tim đập nhanh khi mang thai là một trong những triệu chứng thai kỳ thường gặp ở mẹ bầu. Theo từng giai đoạn mang thai mà nhịp tim có sự thay đổi nhất định, cụ thể:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Hormone estrogen trong cơ thể mẹ bầu tăng cao dẫn đến nhịp tim của mẹ có thể dao động từ 80 – 90 nhịp/phút.
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Các mạch máu trong cơ thể mẹ bầu bắt đầu giãn ra hoặc trở nên to hơn để việc lưu thông máu trở nên dễ dàng và ít gây áp lực lên thành mạch. Do đó, nhịp tim của mẹ bầu lúc này có thể tăng khoảng 10 – 15 nhịp/phút.
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Đây là thời điểm mà tim hoạt động liên tục để bơm máu nuôi dưỡng thai nhi, lượng máu chảy về tử cung chiếm đến 20% tổng lượng máu trong cơ thể mẹ. Do đó, nhịp tim của mẹ bầu đập khá nhanh khoảng 90 – 100 nhịp/phút.
Có thể bạn quan tâm: Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu có đáng lo? Một số điều cần lưu ý
Nhịp tim mẹ bầu tăng cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba

Nhịp tim mẹ bầu tăng cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba

2Vì sao tim đập nhanh khi mang thai?

Có nhiều nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi mang thai, ngoài việc đáp ứng nhu cầu oxy và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi thì còn có các nguyên nhân khác như:

Mẹ bầu thay đổi sinh lý

Khi mang thai, tử cung của phụ nữ trở nên to hơn để thai nhi có thể phát triển, điều này khiến cho tim mẹ bầu đập nhanh hơn để cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể. Lúc này, nhịp tim của mẹ có thể tăng từ 15 – 20 nhịp/phút và cao nhất vào tam cá nguyệt thứ ba.

Mẹ bầu thay đổi tâm lý

Khi mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng, đây là điều dễ hiểu và hoàn toàn bình thường. Vì vậy, nhịp tim của mẹ bầu thường tăng cao hơn so với khi không mang thai.

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu và hướng điều trị trầm cảm khi mang thai cho mẹ bầu

Mẹ bầu mắc bệnh lý

Khi mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai cũng khiến cho nhịp tim tăng cao hơn. Lúc này, các mẹ có thể cảm thấy khó thở và thường xuyên mệt mỏi. Ngoài ra, mẹ bầu mắc các bệnh như rối loạn tuyến giáp, tiền sản giật, tăng áp lực trong phổi cũng khiến tim đập nhanh khi mang thai.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh các yếu tố khách quan thì các nguyên nhân chủ quan như: mẹ bầu hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, caffeine, sử dụng thuốc hỗ trợ trong quá trình mang thai,… cũng khiến nhịp tim của mẹ bầu tăng nhanh.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu không nên ăn gì? Các loại thực phẩm không nên ăn khi mang thai

3Tim đập nhanh khi mang thai có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh khi mang thai được xem là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh và cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Điều này cho thấy mẹ đang làm tốt nhiệm vụ cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho bé. Vì vậy, tim đập nhanh khi mang thai không gây nguy hiểm mà chỉ tạo ra các trạng thái cảm xúc khác lạ khiến mẹ chưa kịp thích nghi.

Tuy nhiên, nếu tim đập quá nhanh kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì mẹ bầu không nên chủ quan mà cần tìm đến các bác sĩ, cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

4Tim đập nhanh khi mang thai như thế nào là bất thường?

Khi mẹ bầu bị khó thở, tim đập nhanh khi mang thai đi kèm với các triệu chứng sau đây được xem là bất thường, cần thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị:

  • Nhịp tim tăng đột ngột, tim đập không đều, đánh trống ngực, hồi hộp không rõ nguyên nhân.
  • Mẹ bầu bị khó thở nặng, tím tái và yếu dần sau khi tim đập nhanh.
  • Tức ngực, đau đầu, khó thở nghiêm trọng khi cố gắng làm một việc nào đó.
  • Khó thở vào ban đêm, khi nghỉ ngơi hoặc nằm.
Tim đập nhanh khi mang thai kèm theo đau đầu, tức ngực được xem là bất thường

Tim đập nhanh khi mang thai kèm theo đau đầu, tức ngực được xem là bất thường

5Biện pháp khắc phục tim đập nhanh khi mang thai

Để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh và hạn chế tình trạng tim đập nhanh khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý các việc sau:

  • Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và các loại thức uống có cồn khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và thức uống chứa caffeine.
  • Uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và chia nhỏ bữa ăn.
  • Tránh thức khuya và làm việc quá sức.
  • Giữ tâm trạng lạc quan, vui vẻ, bình tĩnh, tập thể dục nhẹ nhàng và tham gia các lớp yoga cho mẹ bầu.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động và làm việc quá sức.
  • Lên xuống cầu thang một cách chậm rãi, nếu cảm thấy khó thở khi đang làm bất kỳ việc gì cần dừng lại nghỉ ngơi.
Khắc phục tim đập nhanh khi mang thai bằng cách tập yoga

Khắc phục tim đập nhanh khi mang thai bằng cách tập yoga

Có thể bạn quan tâm: Bầu bị đau khớp háng phải làm sao? Mách mẹ 9 cách khắc phục hiệu quả

6Giải đáp các thắc mắc liên quan

1. Nhịp tim của mẹ bầu có thể tăng cao bao nhiêu trong thai kỳ? Không có bất kỳ nhịp tim cụ thể tối đa nào cần tuân thủ trong thai kỳ. Thông thường, nhịp tim đạt trên 140 bpm khi tập thể dục là điều bình thường.

2. Nhịp tim đập nhanh là mang bầu con trai hay con gái? Không có nghiên cứu nào cho rằng nhịp tim của mẹ hay nhịp tim của thai nhi liên quan đến giới tính. Chỉ có một lời đồn đoán rằng nhịp tim thai nhi trên 140 nhịp/phút có thể là bé gái và thấp hơn là bé trai.

3. Nhịp tim tăng có ảnh hưởng đến em bé không? Nhịp tim tăng là một thay đổi lành mạnh trong thai kỳ và không ảnh hưởng đến em bé.

7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Với những thông tin được truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ trên đây có thể thấy, tim đập nhanh khi mang thai là hiện tượng bình thường ở đa số mẹ bầu, không phải bệnh lý nên mẹ có thể hoàn toàn an tâm. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần khám thai định kỳ và làm theo lời dặn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Tổng hợp bởi Bích Lựu

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Hướng dẫn mẹ các mẹo trị dị ứng khi mang thai an toàn và hiệu quả tại nhà
  • Bị phù chân khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi không?
  • Các loại thực phẩm mẹ nên bổ sung nếu bị thừa sắt khi mang thai

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tim đập nhanh khi mang thai có đáng lo không? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *