Hướng dẫn cách rặn đẻ không đau khi sinh thường cho bà bầu

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn cách rặn đẻ không đau khi sinh thường cho bà bầu tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Biết cách rặn đẻ hiệu quả sẽ giúp mẹ bớt đau đớn trong quá trình sinh con. Cùng chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách rặn đẻ không đau và các biện pháp hỗ trợ để quá trình sinh diễn ra thuận lợi.

1Điều kiện mẹ có thể sinh thường

Trước khi tìm hiểu về cách rặn đẻ không đau, mẹ cần biết điều kiện để có thể sinh thường. Các bà mẹ thường được khuyên nên chọn hình thức sinh thường vì đó là phương pháp sinh tốt nhất. Để sinh thường, người mẹ cần đáp ứng các điều kiện sau:

Người mẹ phải có sức khỏe tốt

Cách rặn đẻ khi sinh thường chỉ dành cho những mẹ có sức khoẻ tốt. Nếu mẹ gặp phải một trong các loại bệnh có rủi ro cao khi sinh, bác sĩ sẽ không cho phép sinh thường. Các mẹ mắc bệnh như hội chứng rối loạn đông máu, tiền sản giật đều được chỉ định sinh mổ.

Đường sinh thông thoáng

Mẹ có thể sinh thường nếu đường thoát của thai nhi không gặp cản trở như khối u, vị trí nhau bám không thuận lợi. Nếu đường sinh của mẹ bị khối u sẽ dẫn đến việc thai nhi khó quay đầu gây ra tình trạng khó sinh thường.

Do đó, để thực hiện cách rặn đẻ không đau, mẹ nên khám thai đầy đủ để bảo đảm đường sinh thông thoáng.

Sức khỏe của thai nhi tốt

Ngoài sức khỏe của mẹ thì sức khỏe của em bé là điều quan trọng để sinh thường. Cách rặn đẻ không đau chỉ phù hợp với em bé có sức khỏe tốt. Sức khỏe của bé tốt mới có thể vượt qua ống sinh sản. Trong trường hợp em bé gặp các vấn đề như dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút, sa dây rốn thì mẹ nên chọn hình thức sinh mổ.

Cân nặng của thai nhi đạt chuẩn

Để sinh thường thì cân nặng của bé phải đáp ứng được tiêu chuẩn được khuyến nghị. Nếu thai quá to thì người mẹ sẽ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ.

Vì thế, cách rặn đẻ chỉ có hiệu quả khi mức cân nặng trung bình có thể sinh thường không vượt quá 3,2 kg.

Có thể bạn quan tâm: Bảng cân nặng thai nhi chi tiết theo từng tuần tuổi

Đường kính lưỡng đỉnh và độ mở tử cung

Đường kính lưỡng đỉnh của bé và độ mở tử cung của mẹ không gặp bất thường khi mẹ sinh. Các thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh lớn sẽ khó chui qua cổ tử cung của người mẹ để ra ngoài. Ngoài ra, nếu cổ tử cung của mẹ không nở đủ thì mẹ hoàn toàn không thể thực hiện cách rặn đẻ hiệu quả.

Ngôi thai thuận

Để thực hiện cách rặn đẻ hiệu quả, bà bầu cần có ngôi thai thuận. Bởi ngôi thai thuận giúp mẹ sinh thường dễ hơn các ngôi thai khác như ngôi ngang, ngôi ngược. Ngôi thai thuận hay còn có cách gọi khác là ngôi đầu. Ở ngôi thai này, phần đầu của em bé hướng về phía âm đạo của người mẹ.

2Quá trình chuyển dạ sinh thường

Để hiểu thêm về cách rặn đẻ, mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra như thế nào nhé.

Giai đoạn xóa, mở cổ tử cung

Giai đoạn xóa, mở cổ tử cung là lúc mức độ các cơn đau co thắt tử cung ngày càng tăng và cổ tử cung cũng bắt đầu giãn ra. Có thể nói rằng đây là giai đoạn kéo dài và đau đớn nhất của người mẹ.

Trước khi thực hiện cách rặn đẻ, các cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất dày. Thời gian của các cơn co thắt sẽ cách nhau từ 1 – 2 phút. Các cơn đau dữ dội sẽ bắt đầu ở các vị trí như vùng bụng, lưng dưới, tầng sinh môn sau đó đến tình trạng chân tay run rẩy, nóng lạnh thất thường.

Có thể bạn quan tâm: Những cách giảm đau khi chuyển dạ cho mẹ bầu an toàn

Giai đoạn sổ thai nhi

Ở giai đoạn này, mẹ bắt đầu thực hiện cách rặn đẻ. Khi cổ tử cung đã nở đến mức nhất định bên cạnh sự can thiệp của bác sĩ, thai nhi sẽ được đưa ra ngoài qua âm đạo.

Đối với những mẹ mang thai lần đầu và sinh thường, thời gian rặn đẻ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nếu mẹ sinh lần hai thì quá trình này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Do đó, mẹ sinh lần hai sẽ dễ dàng biết cách rặn đẻ hơn so với mẹ sinh lần đầu.

Có thể bạn quan tâm: Quá trình chuyển dạ như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu trước khi lâm bồn
Thực hiện cách rặn đẻ đúng giúp thai nhi nhanh được đưa ra ngoài

Thực hiện cách rặn đẻ đúng giúp thai nhi nhanh được đưa ra ngoài

Giai đoạn sổ nhau thai

Sau khi thực hiện cách rặn đẻ, quá trình sinh nở tới giai đoạn sổ nhau thai. Mẹ nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Giai đoạn này sẽ bắt đầu từ thời điểm em bé ra đời đến lúc đẩy nhau thai ra ngoài.
  • Khi em bé chào đời, cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong ra khỏi thành tử cung
  • Nhau thai được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo.
  • Lúc này mức độ đau sẽ giống các cơn đau bụng ở chu kỳ kinh nguyệt.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ mẹ bầu cần lưu ý để đến viện sinh nhanh chóng

3Tại sao mẹ nên biết cách rặn đẻ?

Mẹ nên biết cách rặn đẻ đúng cách vì những lý do dưới đây:

  • Giảm đi sự đau đớn trong quá trình sinh.
  • Giảm thiểu nguy cơ em bé bị ngạt do phải ở trong bụng mẹ quá lâu.
  • Không bị mất quá nhiều sức hay bị băng huyết sau sinh.
Các bác sĩ hướng dẫn cách rặn đẻ hiệu quả cho bà mẹ

Các bác sĩ hướng dẫn cách rặn đẻ hiệu quả cho bà mẹ

Có thể bạn quan tâm: 10 cách kích thích chuyển dạ tự nhiên cho mẹ bầu bị quá ngày dự sinh

4Hướng dẫn cách thở khi sinh thường

Ngoài việc biết cách rặn đẻ thì biết cách thở đúng kỹ thuật cũng giúp quá trình sinh diễn ra nhanh chóng. Dưới đây là một số bài tập thở giúp mẹ sinh con dễ dàng hơn:

Bài tập thứ nhất: Thở khi rặn đẻ

Mẹ tập thở khi rặn đẻ với tư thế như sau:

  • Ngồi yên trên sàn với hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược
  • Sau đó hai bàn chân mở rộng, hai bàn tay ôm lấy đùi.

Cách rặn đẻ sẽ gồm các bước như sau:

  • Khi được yêu cầu rặn thì mẹ hãy hít một hơi thật dài
  • Nín thở và đếm từ 1 đến 7 và tiến hành rặn.

Bài tập thứ hai: Thở ngắn – nhanh – nông

Khi cổ tử cung đã mở được 8 – 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, chèn ép vào bàng quang, và trực tràng khiến người mẹ muốn rặn. Cơn đau lúc này dồn dập với cường độ trung bình khoảng 2 – 3 phút/cơn, mỗi cơn co kéo dài 50 – 55 giây. Lúc này, mẹ không được thực hiện cách rặn đẻ ngay mà phải bình tĩnh thở và tránh rặn non để hạn chế gây phù nề cổ tử cung.

Khi cơn co bắt đầu, mẹ tập trung thở ngắn 3 lần, đến lần thứ 4 thì thở mạnh, lặp lại 4 lần, lần thứ 5 thì hít vào, thở ra từ từ sau đó cân bằng khí. Bài tập này sẽ giúp mẹ thực cách rặn đẻ một cách nhẹ nhàng hơn.

Cách rặn đẻ đúng cần kết hợp với việc thở

Cách rặn đẻ đúng cần kết hợp với việc thở đúng để quá trình sinh thuận lợi hơn

Bài tập thứ ba: Thở ngực nông

Khi cổ tử cung nở 6 – 8 cm, các cơn co lúc này diễn ra nhanh và mạnh, kéo dài hơn 40 – 50 giây/cơn, khoảng cách giữa các cơn co là 3 phút/lần. Khi cơn đau tăng, mẹ có thể đứng nếu không ngồi được.

Lúc này, mẹ bắt đầu thực hiện cách rặn đẻ như sau:

  • Mẹ hãy hít một hơi thật sâu rồi thở ra bằng miệng sau đó thở ngắn qua miệng.
  • Nhịp thở ngắn tăng theo tỉ lệ thuận của cơn đau.
  • Khi cơn đau đạt đỉnh điểm, mẹ thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.
  • Khi cơn đau giảm, mẹ chuyển thở ngắn giống ban đầu.

Bài tập thứ tư: Thở ngực chậm

Đối với bài tập này, mẹ sẽ thực hiện cách rặn đẻ bằng thở ngực chậm. Quá trình rặn đẻ sẽ diễn ra như sau:

  • Khi thấy cổ tử cung mở được 2 – 6cm, các cơn co diễn ra trong khoảng 20 – 25 giây
  • Khoảng cách giữa các cơn co dài 4 – 5 phút.
  • Mẹ hãy thở ngực chậm để giữ sức.
  • Khi bắt đầu cơn co, mẹ hãy hít thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng để đẩy hết khí ra ngoài.
Có thể bạn quan tâm: Những nguyên tắc tập thể dục cho mẹ bầu an toàn cần phải biết

5Hướng dẫn cách rặn đẻ nhanh và hiệu quả

Cách rặn đẻ không đau giúp mẹ sinh thường nhanh gồm những bước như sau:

  • Kết hợp nhịp nhàng với việc thở.
  • Hít thở thật sâu rồi nín thở.
  • Miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt thành bàn sinh.
  • Chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh
  • Dồn hơi thật mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới.

6Biện pháp giúp cách rặn đẻ không đau và hiệu quả

Ăn uống đầy đủ trước khi sinh

Bên cạnh việc tập luyện cách rặn đẻ, mẹ cần bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate và đạm như bánh mì, bánh quy, cơm, ngũ cốc, tôm và các loại nước ép trái cây trước khi sinh. Việc ăn uống đầy đủ trước sinh giúp mẹ có sức khỏe để vượt cạn, tránh tụt huyết áp khi sinh.

Lưu ý: Không uống các loại nước ngọt, nước có ga vì có thể gây cảm giác mệt mỏi.

Massage bụng

Một trong những biện pháp hỗ trợ cách rặn đẻ không đau chính là massage bụng. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ có thể sử dụng thêm phương pháp massage để quá trình sinh diễn ra nhanh chóng. Mẹ có thể nhờ người thân, y tá trong bệnh viện hỗ trợ thực hiện phương pháp này.

Massage trước sinh kết hợp cùng cách rặn đẻ đúng giúp mẹ vượt cạn thành công

Massage trước sinh kết hợp cùng cách rặn đẻ đúng giúp mẹ vượt cạn thành công

Xác định đúng chu kỳ của cơn gò

Xác định đúng chu kỳ cơn gò sẽ giúp mẹ biết khi nào nên thực hiện cách rặn đẻ. Bình thường khi bắt đầu chuyển dạ, tần suất cơn gò khoảng 10 phút/lần, kéo dài 10 – 15 giây với mức độ đau mà mẹ có thể chịu được. Khi xuất hiện trên 3 cơn co trong 10 phút và kéo dài 30 – 40 giây, mẹ có thể bắt đầu rặn.

Giữ đúng tư thế

Tư thế đúng giúp mẹ thoải mái và quá trình sinh con diễn ra thuận lợi. Để thực hiện cách rặn đẻ không đau, mẹ cần lưu ý về tư thế như sau:

  • Khi nằm trên bàn sinh, mẹ nên để đầu của mình hướng một góc 45 độ.
  • Hai bàn tay nắm chặt hai thanh càng trên bàn sinh để giữ thăng bằng.
  • Hai chân đặt lên đúng vị trí của bàn để chân ở hai bên phía dưới giường sinh.

Giữ tâm lý thoải mái

Tâm lý thoải mái giúp quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn rất nhiều. Ngoài ra, điều đó còn giúp mẹ nhớ được cách rặn đẻ và thực hiện chính xác. Trong trường hợp mẹ sinh con lần đầu và cảm thấy căng thẳng, hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.

Chuẩn bị từ khi đang mang thai

Bước sang kỳ tam cá nguyệt thứ hai là lúc mẹ có thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở của mình bằng cách tham gia các lớp học tiền sản, yoga hoặc bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng. Việc vận động nhẹ nhàng giúp mẹ có sức khỏe và cơ thể dẻo dai để vượt cạn thành công.

Đồng thời mẹ nên tìm hiểu về cách rặn đẻ như thế nào giúp con sinh ra thuận lợi. Hiện nay, các lớp học tiền sản đều có hướng dẫn cụ thể về cách rặn đẻ không đau.

Gây tê màng cứng

Đây là phương pháp gây tê cục bộ giúp mẹ giảm cảm giác đau ở nửa dưới cơ thể. Việc gây tê màng cứng giúp mẹ mất cảm giác đau tạm thời trong quá trình sinh tuy nhiên mẹ vẫn cảm nhận được những cơn co tử cung. Nhờ đó, mẹ có thể thực hiện cách rặn đẻ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.

7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trên đây là các thông tin về cách rặn đẻ vừa an toàn, hiệu quả lại không đau dành cho mẹ tham khảo. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình vượt cạn diễn ra thành công!

Xem thêm:

  • Tìm hiểu gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ “đẻ không đau”
  • Giỏ đồ đi sinh cho mẹ và bé cần được chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng
  • Những lưu ý khi đi sinh ở Bệnh viện Từ Dũ mẹ bầu cần lưu ngay!

Linh Linh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn cách rặn đẻ không đau khi sinh thường cho bà bầu của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *