Kích thước của cổ tử cung khi mang thai thay đổi như thế nào ? Gợi ý bí quyết giữ cho cổ tử cung của mẹ khoẻ mạnh

Bạn đang xem bài viết: Kích thước của cổ tử cung khi mang thai thay đổi như thế nào ? Gợi ý bí quyết giữ cho cổ tử cung của mẹ khoẻ mạnh tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Khi nghĩ đến việc mang thai, điều đầu tiên mẹ bầu có thể hình dung là phần bụng ngày càng lớn. Đây là một thay đổi có thể dễ dàng nhận thấy được, nhưng bên cạnh đó cũng còn có vô số biến đổi khác xảy ra bên trong cơ thể mẹ bầu. Thay đổi quan trọng nhất là kích thước của tử cung.

Tử cung đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ, đây được coi là nơi ở của trẻ sơ sinh, và nó liên tục mở rộng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cung cấp cho mẹ bầu những thông tin thú vị về tử cung như: kích thước trước và trong khi mang thai, các chức năng và vị trí của tử cung. Đồng thời, mách các mẹ cách duy trì tử cung khỏe mạnh.

1Tử cung khi mang thai

Tử cung là cơ quan có kích thước bằng một nắm tay. Nó phát triển và thay đổi để có thể chứa được em bé trong suốt thai kỳ. Tử cung được giữ bằng các dây chằng, những dây chằng này sẽ giãn ra khi tử cung phát triển.

2Kích thước tử cung khi mang thai

Tử cung tiếp tục thay đổi về hình dạng và kích thước khi em bé trong bụng mẹ ngày càng lớn lên. Trong suốt thai kỳ, tử cung mở rộng từ 500 đến 1000 lần so với kích thước bình thường. Trong mỗi tam cá nguyệt, tử cung lại có những sự thay đổi khác nhau.

Ảnh: www.newhealthadvisor.com

Ảnh: newhealthadvisor

  • Tam cá nguyệt đầu tiên (0 -12 tuần)

Khi thai được 12 tuần, kích thước tử cung vẫn nhỏ bằng quả bưởi.Khi thai nhi dần lớn lên, tử cung cũng phát triển và gây áp lực lên bàng quang. Đây chính là lý do vì sao tần suất đi tiểu của mẹ bầu tăng lên.Trong trường hợp mang song thai hoặc đa thai, quá trình co giãn của tử cung sẽ nhanh hơn so với mang đơn thai.

  • Tam cá nguyệt thứ hai (14 – 28 tuần)

Đến tam cá nguyệt thứ hai, tử cung phát triển to hơn một chút. Tử cung lớn dần lên trên và phát triển ra bên ngoài vùng xương chậu.Tử cung mở rộng và bắt đầu tạo áp lực lên các cơ quan khác, khiến các cơ quan này bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này làm cho dây chằng và cơ xung quanh bị căng ra, khiến cơ thể bị đau nhức.

  • Tam cá nguyệt thứ ba (28 – 40 tuần)

Vào tam cá nguyệt thứ ba, tử cung của mẹ bầu sẽ to lên bằng kích thước của một quả dưa hấu. Lúc này, tử cung sẽ di chuyển từ vành mu đến phần dưới cùng của khung xương sườn.Khi mẹ bầu sắp chuyển dạ, thai nhi sẽ di chuyển xuống khung xương chậu.

Bài viết liên quan: Mẹ bầu cần chú ý gì trong tam cá nguyệt đầu tiên?

3Sau khi sinh con

Sau khi sinh con, tử cung của mẹ sẽ co lại về vị trí và kích thước bình thường. Quá trình này sẽ mất khoảng 6 – 8 tuần.

Ngoài việc thay đổi kích thước để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, tử cung còn đóng các vai trò khác trong thời kỳ mang thai.

4Chức năng của tử cung trong thai kỳ

Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ có chức năng như:

  • Tiếp nhận noãn đã thụ tinh đi qua ống dẫn trứng.
  • Tạo nhau thai cho sự phát triển của thai nhi.
  • Nuôi dưỡng thai nhi bằng các chất dinh dưỡng thông qua việc phát triển các mạch máu dành riêng cho mục đích này.
  • Co bóp để tạo điều kiện thuận lợi cho em bé và nhau thai chui ra ngoài qua đường âm đạo khi sinh.
  • Co lại sau khi sinh và bắt đầu chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
  • Giúp máu lưu thông vào buồng trứng, hỗ trợ các cơ quan khác như âm đạo, bàng quang và trực tràng. Tử cung đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng tình dục như kích hoạt cực khoái.

5Tử cung lớn cỡ nào? Kích thước bình thường của tử cung ở phụ nữ là bao nhiêu?

Kích thước của tử cung ở mỗi phụ nữ không giống nhau. Thông thường, tử cung nặng khoảng 70 đến 125 gam. Tuy nhiên, kích thước của tử cung còn phụ thuộc vào tuổi tác và điều kiện nội tiết tố của người phụ nữ.

  • Kích thước của tử cung:

Trước khi dậy thì, chiều dài của tử cung khoảng 3,5cm và độ dày xấp xỉ 1,4cm.Sau khi dậy thì, chiều dài tử cung sẽ từ 5 đến 8cm, chiều rộng là 3,5cm và độ dày từ 1,5 đến 3cm.

Đến cuối thai kỳ, tử cung có chiều dài 38cm và chiều rộng từ 24 đến 26cm.Cũng giống như kích thước của tử cung, vị trí của tử cung cũng khác nhau ở mỗi phụ nữ. Nó có thể ở vị trí anteverted (nghiêng về phía trước), anteflexed (ngả về sau), hoặc bất kỳ vị trí nào khác.

  • Tử cung được cấu tạo như thế nào?

Tử cung là một cơ quan sinh sản hình quả lê rỗng, úp ngược, nằm trong vùng xương chậu của cơ thể phụ nữ.

Ảnh: sưu tầm

Ảnh: sưu tầm

Nó được cấu tạo nhiều lớp. Trong đó, lớp cơ co lại khi đạt cực khoái, khi đến kỳ kinh nguyệt và khi chuyển dạ, lớp niêm mạc phát triển dày hơn nhờ sự kích thích của các hormone buồng trứng mỗi tháng. Nếu phụ nữ không mang thai trong thời kỳ rụng trứng, niêm mạc sẽ bong ra tạo nên hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Tử cung mở rộng vào âm đạo thông qua cổ tử cung, được tạo thành từ các thớ cơ. Chính các thớ cơ này giúp kiểm soát dòng chảy của vật chất vào và ra khỏi tử cung.

  • Vị trí của tử cung

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của tử cung là mức độ giãn nở của bàng quang. Tử cung bình thường nằm ngay trên bàng quang và phía trước trực tràng. Vị trí tử cung bình thường là thẳng đứng.

Các vị trí tử cung phổ biếnVị trí tử cung có thể là ngả ra trước hoặc ngả ra sau, cả hai đều phổ biến.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Tử cung ngả trước: tử cung cong về phía trước, về phía bàng quang/xương mu và về phía trước của cơ thể.Tử cung ngả sau: tử cung được xoay về phía xương mu với bề mặt lõm xuống.

  • Vị trí tử cung không phổ biến

Tử cung nghiêng về phía trực tràng.

  • Tử cung ngả sau nghiêng về phía trực tràng. Khoảng 25% phụ nữ có loại tử cung này.
  • Tử cung ngả sau ngược lại với tử cung ngả trước, nó có hình dạng lõm về phía trực tràng.

Tử cung ngả nghiêng không gây ra bất kỳ vấn đề sinh sản nào. Tuy nhiên, phụ nữ có thể bị đau khi quan hệ tình dục.

6Đo tử cung khi mang thai

Bác sĩ sẽ tiến hành đo kích thước tử cung mẹ bầu, còn được gọi là chiều cao cơ bản để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Chiều cao cơ bản là số đo từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung, dùng để xác định tuổi thai.

Lưu ý: Cần lưu ý rằng kích thước của tử cung khác nhau ở mỗi phụ nữ và phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, tuổi tác

Mẹ bầu cũng có thể tự đo kích thước tử cung của mình. Trước khi đi sâu vào các phương pháp đo lường khác nhau, hãy xem nắm kỹ các bước chuẩn bị ban đầu:

  • Nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà.
  • Xác định vị trí tử cung bằng cách chạm vào bụng. Nếu mang thai trên 20 tuần, mẹ bầu có thể sờ thấy tử cung ngay trên rốn. Tử cung cứng, tròn.
  • Sau đó, hãy di chuyển các ngón tay lên trên để cảm nhận phần đỉnh của tử cung, còn được gọi là đáy tử cung.
  • Tiến hành xác định vị trí xương mu, nằm ngay trên đường lông mu. Đầu xương mà mẹ bầu có thể sờ thấy là xương mu.

Sau khi xác định được vị trí của đỉnh của tử cung và xương mu, mẹ bầu có thể đo chiều cao cơ bản bằng các phương pháp khác nhau.

1. Đo chiều cao cơ bản bằng thước dây

  • Sử dụng thước dây đo khoảng cách giữa đỉnh tử cung và xương mu tính bằng cm.
  • Ví dụ, nếu mẹ bầu mang thai được 24 tuần, thì tử cung thường là 22-26cm. Tử cung thường phát triển 1cm trong một tuần hoặc khoảng 4cm trong một tháng.

Mẹ bầu có thể sử dụng phương pháp này để theo dõi sự phát triển của thai theo từng tuần. Tuy nhiên, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để xác định độ tin cậy của phương pháp này.

2. Đo chiều cao cơ bản bằng phương pháp ngón tay

Ảnh: Sưu tầm

Ảnh: Sưu tầm

  • Nếu tử cung của mẹ bầu ở dưới hoặc trên rốn, thì hãy đo xem khoảng cách từ tử cung lên rốn hoặc xuống rốn là bao nhiêu ngón tay.
  • Giả định là chiều cao cơ bản tăng thêm hai ngón tay mỗi tháng.
  • Ví dụ, nếu mẹ bầu đo được từ rốn lên là 4 lần chiều rộng hai ngón tay, thì nghĩa là mẹ bầu đã mang thai được 7 tháng (xem hình trên).

Phương pháp này sẽ giúp cho các mẹ có thể xác định tuổi thai tính bằng tháng.

Nếu mẹ bầu thấy chiều cao cơ bản khác với tuần thai mà mẹ bầu nghĩ thì hãy nói chuyện với bác sĩ để giải đáp thắc mắc.

Kích thước của tử cung khi mang thai đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi bên trong. Dưới đây là cách để duy trì sức khỏe của tử cung khi mang thai.

7Làm thế nào để giữ cho tử cung của mẹ bầu khỏe mạnh?

Cách tốt nhất để giữ cho tử cung khỏe mạnh là mẹ bầu phải giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh. Một số biện pháp như sau:

  • Đảm bảo ăn uống và tập thể dục đúng cách để duy trì sức khỏe.
  • Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3.
  • Không hút thuốc lá vì nó có tác dụng có hại cho tử cung.
  • Không nhịn tiểu.

8Các câu hỏi thường gặp

1. Khi nào thì miệng tử cung mở ra trong quá trình mang thai?Việc mở miệng của tử cung được gọi là sự giãn nở của cổ tử cung. Cổ tử cung bắt đầu giãn ra về cuối thai kỳ. Nó trở nên mỏng hơn và giãn ra trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ và hoàn toàn giãn ra khoảng 10cm trong giai đoạn cuối của quá trình chuyển dạ.

2. Tử cung yếu ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào?Cổ tử cung yếu là một dạng bất thường của tử cung, có thể dẫn đến sinh non.

Xem thêm:

  • 13 loại thực phẩm cho bà bầu và thai nhi mà mẹ không thể bỏ qua
  • 6 mẹo đơn giản giúp phụ nữ tránh đầy hơi sau sinh mổ
  • Triệu chứng mang thai sớm, bạn nên nằm lòng để có chế độ chăm sóc đặc biệt. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ sản khoa?

Tử cung sẽ mở rộng ra khi mang thai, sự phát triển của tử cung thể hiện kích thước của thai nhi. Sau khi sinh, tử cung sẽ trở lại kích thước bình thường. Hiểu được tử cung thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ tầm quan trọng của ba tam cá nguyệt đầu tiên. Vì cơ quan này rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu nên cần phải chăm sóc tử cung trước, trong và sau khi mang thai. Để đảm bảo tử cung khỏe mạnh, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và đến gặp bác sĩ phụ khoa để khám định kỳ. Ngoài ra, hãy thông báo cho bác sĩ phụ khoa nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu kinh nguyệt bất thường nào để có thể điều trị kịp thời vấn đề cơ bản.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho mẹ bầu để có thể có được một thai kỳ khỏe mạnh.

1. The Developing Baby; Parents Centre

2. The First Trimester; John Hopkins Medicine

3. Pregnancy: Starting Out; Women’s Specialists of New Mexico, Ltd

4. Ms. Rajdawinder Kaur1, et al.; A Quasi- Experimental Study to Assess the Effectiveness of Early Ambulation on Involution of Uterus among Postnatal Mothers Admitted At SGRD Hospital, Vallah, Sri Amritsar, Punjab; International Journal of Health Sciences and Research

5. Role of the uterus in fertility, pregnancy, and developmental programming; American Society of Reproductive Medicine

6. Determining the Route and Method of Hysterectomy; Ethicon Endo-Surgery, Inc

7. Wellington de Paula Martins, et al.; Pelvic ultrasonography in children and teenagers; Scielo

8. Anatomy of Female Pelvic Area; John Hopkins Medicine

9. Dr Anne Marie Coady; The uterus and the endometrium Common and unusual pathologies; The British Medical Ultrasound Society

10. Retroverted Uterus; Better Health; Victoria State Government

11. Dr. Ajay M. Parmar, et al.; Sonographic Measurements Of Uterus And Its Correlation With Different Parameters In Parous And Nulliparous Women; International Journal of Medical Science and Education

12. Antenatal Care Module: 10. Estimating Gestational Age from Fundal Height Measurement; The Open University

13. Cervical Ripening; Cleveland Clinic

14. Uterine abnormality – problems with the womb; Tommy’s

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kích thước của cổ tử cung khi mang thai thay đổi như thế nào ? Gợi ý bí quyết giữ cho cổ tử cung của mẹ khoẻ mạnh của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *