Kem chống nắng vật lý là gì? Cách phân biệt với kem chống nắng hóa học

Bạn đang xem bài viết: Kem chống nắng vật lý là gì? Cách phân biệt với kem chống nắng hóa học tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kem chống nắng là sản phẩm giúp bảo vệ da khỏi tác động của các tia UV. Kem chống nắng vật lý đang rất được săn đón bởi sự lành tính, phù hợp với nhiều loại da. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về loại kem chống nắng này trong bài viết sau nhé!

1Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý (hay còn gọi là kem chống nắng khoáng hay sunblock) là một loại sản phẩm vô cơ, kết cấu đặc, màu kem trắng đục và được chiết xuất từ các khoáng chất tự nhiên. Dạng kem chống nắng này chứa 2 hoạt chất chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide.

Bên cạnh đó, vì thành phần là các khoáng chất tự nhiên, kem chống nắng vật lý rất hiếm khi gây kích ứng, an toàn với hầu hết làn da, kể cả da nhạy cảm. Đồng thời, đây còn là một loại mỹ phẩm thân thiện với môi trường vì không chứa chất độc hại.

https://www.avakids.com/kem-chong-nang/kem-chong-nang-skin1004-madagascar-centella-air-fit-suncream-plus-spf-50-pa-50ml

Kem chống nắng dưỡng trắng và chống lão hóa Skin1004 SPF 50+ PA++++ 50 ml

2Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý là tạo ra một màng chắn để phản xạ lại các tia UV gây hại, ngăn không cho chúng xâm nhập làm tổn thương lớp thượng bì và cấu trúc nền bên trong, bảo vệ tuyệt đối để làn da không bị đen sạm và lão hoá. Kem chống nắng vật lý có đặc điểm không bao giờ gây kích ứng da, vì thế nó là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị dị ứng với kem chống nắng.

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý

3Ưu, nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Nếu bạn đang phân vân có nên sử dụng kem chống nắng vật lý để bảo vệ da mỗi ngày hay không, hãy cùng đánh giá qua các ưu nhược điểm của sản phẩm này nhé:

Ưu điểm

  • Cơ chế hoạt động hiệu quả, chống nắng tốt.
  • Bảo vệ da khỏi tia UV.
  • Có tác dụng chống nắng ngay sau khi thoa.
  • Thành phần an toàn, ít gây kích ứng da.
  • Phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.
  • An toàn cho da và môi trường.

Nhược điểm

  • Chất kem dày và đặc dễ gây bí da, bít lỗ chân lông.
  • Dễ bị rửa trôi bởi nước, mồ hôi, phải thoa lại thường xuyên.
  • Khả năng kiềm dầu kém.
  • Dễ bị vệt trắng, không tiệp màu da.
  • Khó đều màu với lớp nền trang điểm.

4Cách nhận biết kem chống nắng vật lý

Có 2 cách để nhận biết kem chống nắng vật lý như sau:

Qua tên

Kem chống nắng vật lý có tên tiếng anh là Sunblock, Physical Sunscreen hoặc Mineral Sunscreen. Trong khi kem chống nắng hoá học có tên tiếng anh là Sunscreen.

Kem chống nắng làm dịu da Nacific Fresh Herb SPF 50+ PA++++ 50 ml

Kem chống nắng làm dịu da Nacific Fresh Herb SPF 50+ PA++++ 50 ml

Qua thành phần

Kem chống nắng vật lý chứa các khoáng chất giúp bảo vệ da khỏi các tác hại của tia nắng mặt trời. Titanium Dioxide và Zinc Oxide là hai thành phần chính quan trọng của loại kem này với các công dụng như sau:

  • Titanium Dioxide: Giúp da thông thoáng khi sử dụng, ngăn ngừa sự phát triển của mụn cũng như trị mụn tốt.
  • Zinc Oxide: Công dụng tương tự Titanium Dioxide, đặc biệt hơn là còn có khả năng kháng khuẩn thúc đẩy quá trình lành vết thương trên da nhanh hơn.
Kem chống nắng Kem chống nắng làm dịu da kích ứng Some By Mi Truecica Mineral Calming Tone-up SPF50+ PA++++ 50 chứa thành phần chống nắng chủ yếu là Titanium Dioxide và Zinc Oxide

5Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt giữa kem chống nắng vật lý và hoá học:

Kem chống nắng vật lý Kem chống nắng hoá học

Cơ chế hoạt động

Hoạt động như một lá chắn, phản xạ và phát tán tia UV, ngăn không cho xâm nhập vào da gây hại. Hoạt động như một màng lọc hoá học, hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia UV trước khi chúng có thể làm hại da.
Tên gọi Sunblock Sunscreen
Thành phần

Chứa chủ yếu các khoáng chất tự nhiên:

  • Titanium Dioxide.
  • Zinc Oxide.

Gồm các chất hữu cơ chính:

  • Avobenzone.
  • Oxybenzone.
  • Sulisobenzone.
  • Octocrylene.
  • Homosalate.
  • Octinoxate.
Kết cấu

Chất kem dày và đặc.

Không màu, không mùi, loãng.
Khả năng bảo vệ
  • Bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.
  • Khả năng chống tia UVA tốt hơn kem chống nắng hoá học.
  • Màn bảo vệ được kích hoạt ngay khi thoa lên da.
  • Độ che phủ bảo vệ cao hơn kem chống năng vật lý. Khoảng bảo vệ phụ thuộc độ ổn định của thành phần chống nắng.
  • Đợi khoảng 20 – 30 phút sau khi thoa lên da mới có tác dụng.
Ưu điểm
  • Cơ chế hoạt động hiệu quả, chống nắng tốt
  • Bảo vệ da khỏi tia UV, đặc biệt là tia UVA.
  • Thành phần an toàn, ít gây kích ứng da
  • Phù hợp với đa số loại da, kể cả da nhạy cảm.
  • An toàn cho da và môi trường.
  • Kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Dễ thấm vào da, không làm da bị bóng dầu, không để lại vệt trắng bệt.
  • Có nhiều loại với chỉ số SPF khác nhau, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dùng.
  • Có khả năng kháng nước.
  • Có thể dùng như kem lót trang điểm.
Nhược điểm
  • Chất kem dày và đặc, dễ bị vệt trắng gây bí da, bít lỗ chân lông.
  • Dễ bị rửa trôi bởi nước, mồ hôi, phải thoa lại thường xuyên.
  • Khả năng kiềm dầu kém.
  • Các thành phần hoá học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm, da mụn.
  • Kém bền, phải thoa lại sau khoảng 2 tiếng.
  • Phải chờ khoảng 20 – 30 phút thì kem mới có khả năng bảo vệ.

6Lưu ý sử dụng kem chống nắng vật lý hiệu quả

Để kem chống nắng vật lý phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm khi sử dụng như sau:

  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày kể cả khi làm việc trong văn phòng, khi trời mưa hoặc trời mát, vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên mây, cửa kính, lớp vải quần áo,… để xâm nhập gây hại cho da.
  • Chú ý thoa cả phần cổ chứ không chỉ thoa lên vùng mặt, tay, chân,… vì vùng da cổ rất mỏng, dễ bị cháy nắng và xuất hiện các dấu hiệu lão hoá nhất.
  • Chọn sản phẩm có khả năng bảo vệ phù hợp với điều kiện môi trường, ví dụ nếu bạn phải hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, hãy lựa chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao. Ngược lại, bạn nên dùng loại có chỉ số thấp để tránh da bị khô và dễ bị kích ứng.
  • Thoa kem chống nắng lại sau khoảng 2 – 3 tiếng nếu hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, đổ mồ hôi nhiều hoặc đi bơi.
  • Bạn có thể ra ngoài ngay sau khi thoa kem chống nắng vật lý mà không cần phải chờ đợi như kem chống nắng hoá học.
Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng vật lý
Xem thêm:

  • Kem chống nắng như thế nào là tốt? Cách sử dụng đúng chuẩn
  • Chỉ số UPF là gì và quan trọng ra sao khi chọn áo chống nắng?
  • Nên dùng kem chống nắng dạng gel hay sữa thì tốt cho da

Với các thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về kem chống nắng vật lý. Chúc bạn tìm được một sản phẩm phù hợp với làn da của mình. Nếu bạn có thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kem chống nắng vật lý là gì? Cách phân biệt với kem chống nắng hóa học của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *