Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh đúng cách, hấp thu dinh dưỡng tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Pha sữa bột cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp trẻ bảo toàn dưỡng chất trong sữa, tạo điều kiện cho bé phát triển toàn diện. Mời bạn cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xem qua cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn, giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất ở bài viết sau nhé!
1Lợi ích khi pha sữa đúng cách cho trẻ
Pha sữa đúng cách cho trẻ sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời như:
Giúp sữa được giữ nguyên giá trị dinh dưỡng bởi nếu nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa hoặc một vài thành phần sẽ bị biến chất, gây hại cho trẻ.
Giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn, nhờ đó trẻ sẽ tránh được các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ,…
Ngoài ra, pha sữa đúng cách cũng là một cách thể hiện sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ đến khẩu vị của trẻ, mang đến cho trẻ những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất.
2Lượng sữa phù hợp với trẻ theo từng giai đoạn
Ở mỗi giai đoạn phát triển, bé cần được bổ sung một lượng sữa phù hợp, cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh: Có lượng ăn ít nên cần tiêu thụ 500 – 600ml sữa công thức mỗi ngày.
- Trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi: Ở giai đoạn này trẻ có nhu cầu ăn uống nhiều hơn nên mẹ hãy cung cấp cho trẻ 700 – 800ml sữa công thức mỗi ngày.
- Trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi: Trẻ cần bổ sung lượng sữa cho cơ thể nhiều hơn, từ 800 – 1000ml sữa công thức mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Ngoài cháo tươi, cháo ăn liền, đồ ăn dặm cho bé, mẹ cần cho trẻ bổ sung thêm 500 – 600ml sữa mỗi ngày, có thể chia làm 3 – 4 bữa tùy theo sức ăn của bé.
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Ngoài các bữa ăn chính, mẹ vẫn nên cho trẻ dùng thêm 400 – 500ml mỗi ngày, sữa tươi, sữa hạt hoặc sữa chua uống liền mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 – 14 tuổi: Ngoài chế độ ăn hằng ngày mẹ vẫn cần cho trẻ uống các loại sữa từ 300ml – 500ml tùy theo thể trạng và nhu cầu của trẻ mỗi ngày, để bổ sung canxi cho bé, hỗ trợ phát triển chiều cao.
3Hướng dẫn pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách
Bước 1: Tiệt trùng các dụng cụ pha sữa
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch các dụng cụ pha sữa cho bé bao gồm bình sữa, núm ti, tiệt trùng và để khô ráo trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như an toàn cho sức khỏe của bé.
Cách tiệt trùng bình sữa, núm vú tốt nhất đó chính là sử dụng máy tiệt trùng bình sữa. Ngoài ra, bạn có thể đun sôi khử trùng đối với bình sữa và các dụng cụ cho bé bú (bạn có thể áp dụng hàng tuần hoặc trước khi cho bé bú).
Bước 2: Vệ sinh khu vực pha sữa
Xung quanh khu vực pha sữa bạn cần vệ sinh, lau chùi sạch sẽ, gom sạch rác, đảm bảo không có bụi bẩn, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong quá trình pha sữa.
Bước 3: Vệ sinh và khử khuẩn tay trước khi pha sữa
Bàn tay mẹ cũng là tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé. Do đó, mẹ cần vệ sinh và khử khuẩn tay thật sạch bằng xà phòng trước khi chạm vào các dụng cụ pha sữa cho bé.
Bước 4: Kiểm tra hạn sử dụng của sữa
Mỗi loại sữa có thời hạn sử dụng khác nhau, thông thường hạn sử dụng của sữa sẽ được in trên đáy hộp hoặc bao bì để người dùng dễ quan sát và đảm bảo hạn dùng an toàn cho bé khi sử dụng.
Thời gian sử dụng sữa bột tốt nhất là trong vòng một tháng kể từ ngày mở nắp, do đó bạn hãy kiểm tra kỹ hạn sử dụng của sữa trước khi pha.
Nếu đã qua một tháng sau khi mở nắp, mặc dù bé chưa dùng hết, bạn vẫn vứt hộp sữa đó đi và dùng hộp mới để đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Bước 5: Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì
Mỗi loại sữa sẽ có cách pha và liều lượng dùng khác nhau. Lượng nước, tỉ lệ nước và sữa phụ thuộc vào tháng tuổi, độ tuổi của trẻ. Do đó, mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để đảm bảo tỉ lệ pha sữa chuẩn nhất, cho bé nhận được đủ dưỡng chất thiết yếu.
Bước 6: Đun sôi nước và để nguội ở nhiệt độ 37 – 40 độ C
Mẹ hãy đun sôi nước rồi để nguội tầm 30 phút để sữa đạt đến nhiệt độ 37 – 40 độ C, mẹ cũng có thể dùng nhiệt kế đo chất lỏng để kiểm tra nhiệt độ của nước.
Bước 7: Tiến hành pha sữa
Mẹ hãy cho 2/3 lượng nước vào bình lần 1 trước khi cho sữa để hạn chế tình trạng sữa bị vón cục, gây tắc đầu ti.
Tiếp theo, mẹ dùng muỗng có sẵn trong sữa lấy lượng bột tương ứng trên hướng dẫn sử dụng của mỗi hộp sữa và gạt ngang cho vừa với mép của muỗng đo để tránh tình trạng sữa quá đặc hoặc quá loãng ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.
Cuối cùng, mẹ hãy cho 1/3 lượng nước còn lại vào bình khuấy đều hoặc có thể đậy nắp lại, lắc từ từ cho sữa tan đều là được.
Bước 8: Thử độ nóng của sữa trước khi cho trẻ uống sữa
Trước khi cho bé uống sữa, mẹ nên thử độ nóng của sữa trước. Đa số các loại sữa được được cần pha nước ở nhiệt độ sôi 37 – 40 độ C.
Bên cạnh đó, nhiệt độ sữa quá nóng sẽ làm bé bị phỏng khi uống. Do đó, mẹ hãy đổ ra tay để kiểm tra lại một lần nữa trước khi cho bé sử dụng nhé!
4Một số lưu ý khi pha sữa cho trẻ
Đảm bảo an toàn vệ sinh trước và trong quá trình pha sữa
Khi pha sữa cho bé mẹ cần tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh nghiêm ngặt để hạn chế các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể của bé. Trước hết, mẹ hãy rửa tay thật sạch và đảm bảo khu vực pha sữa được vệ sinh sạch sẽ.
Chỉ dùng nước lọc đã đun sôi để pha sữa cho bé
Nước lã, nước tinh khiết có thể làm biến đổi thành phần dinh dưỡng trong sữa. Nước khoáng thường được dùng để pha sữa cho trẻ nhưng trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa non nớt nên không thể chuyển hóa tốt các khoáng chất có trong nước khoáng nên có thể dẫn đến sỏi thận.
Chính vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước lọc đã đun sôi để pha sữa cho bé nhằm đảm bảo các chất dinh dưỡng cho bé, phòng tránh các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
Đảm bảo nhiệt độ pha sữa phù hợp
Hầu hết các loại sữa công thức đều quy định nhiệt độ pha sữa phù hợp ở là khoảng 37 – 40 độ C (mức nhiệt độ này sẽ được quy định rõ trên bao bì của từng loại sữa).
Một số loại sữa có chứa vài thành phần vitamin nhạy cảm hay lợi khuẩn probiotic nên nếu pha sữa ở nhiệt độ quá nóng có thể làm mất chất dinh dưỡng, lợi khuẩn có trong sữa.
Chỉ pha lượng sữa vừa đủ dùng
Sữa pha sẵn rất dễ sinh ra vi trùng có hại, vi khuẩn trong môi trường nước ấm và đi theo tuyến nước bọt của bé vào sữa nên mẹ không nên pha 2 – 3 bình để sẵn rồi cho bé dùng dần.
Đồng thời, khi bé dùng không hết sữa mẹ cũng không nên giữ lại phần sữa thừa và cho bé uống phần còn lại ở những bữa ăn sau. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì lượng sữa này rất có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Khi đã dùng hết sữa, mẹ không nên giữ lại thìa đong sữa mà nên vứt chung cùng hộp sữa đã hết. Bạn cũng có thể dùng hộp chia sữa để có thể có được lượng sữa đúng nhất để pha cho bé uống.
Không pha trộn thêm thức ăn khác
Mẹ có thể nghe được các thông tin không chính xác từ bạn bè, người thân khuyên rằng khi cho ngũ cốc, rau quả hay thực phẩm vào sữa sẽ giúp bé mau tăng cân và ngủ ngon hơn bởi họ đã thử và có kết quả tốt.
Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên pha trộn sữa cùng các thức ăn khác bởi hệ miễn dịch, cơ địa của mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau nên khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các nguồn thức ăn này cũng không đạt hiệu quả như nhau.
Thay vào đó, khi mẹ muốn trộn thêm thức ăn khác vào sữa cho bé dùng hằng ngày mẹ hãy nhờ bác sĩ tư vấn thêm xem có phù hợp không nhé!
Không nên pha sẵn sữa mang theo khi ra ngoài
Việc dự trữ sữa pha sẵn để cho bé uống khi có việc bận có thể khiến vi trùng sinh sôi, gây nên các bệnh về tiêu hóa cho bé.
Do đó, khi có việc bận hoặc phải ra ngoài trong ngày, mẹ nên trữ nước sôi để nguội rồi chia lượng sữa bột cần dùng trong dụng cụ chia sữa và pha hỗn hợp sữa mới cho bé uống khi cần.
Hộp chia sữa 4 ngăn PIYOPIYO dành cho bé PY830007 giúp mẹ chia sữa theo khẩu phần ăn cùa bé
4Cách bảo quản sữa
Sữa pha sẵn chỉ có thể để được trong 2 tiếng ở nhiệt độ phòng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh 24 tiếng. Lượng sữa dư thừa hoặc bảo quản quá thời gian này mẹ có thể uống hoặc bỏ đi, không để trẻ bú tiếp để tránh cho trẻ bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono.
Nếu mẹ và bé đi ra ngoài trong thời gian ngắn, có thể sử dụng bình ủ sữa hoặc túi trữ lạnh để bảo quản sữa đã pha, thời gian bảo quản không quá 4 tiếng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên pha sẵn và để sữa quá lâu.
Sữa đã bảo quản trong tủ lạnh, khi dùng bạn không được đun hay hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Thay vào đó bạn có thể bỏ sữa ra ngoài khoảng 1 tiếng cho bớt lạnh rồi cho trẻ bú hoặc ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút để làm ấm sữa.
Túi giữ nhiệt bằng vải nỉ và xốp PAPA CEQ045A giúp bảo quản sữa lên đến 4 tiếng
- Cách pha sữa Nan Supreme cho bé bảo toàn dưỡng chất chi tiết nhất
- Cách pha sữa Hikid Hàn Quốc đúng chuẩn, đảm bảo dinh dưỡng cho bé, không vón cục
- Tại sao pha sữa có nhiều bọt? Nguyên nhân và cách khắc phục
Pha sữa đúng cách vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe vừa giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn, hy vọng những chia sẻ trên giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bé yêu của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh đúng cách, hấp thu dinh dưỡng của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.