Cách xử lý đồng hồ bị vào nước, hấp hơi nước đơn giản tại nhà

Bạn đang xem bài viết: Cách xử lý đồng hồ bị vào nước, hấp hơi nước đơn giản tại nhà tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đồng hồ trẻ em khi bị vào nước hay hấp hơi nước là vấn đề khiến bố mẹ thường xuyên đau đầu. Tuy nhiên, có rất nhiều cách đơn giản để khắc phục tình trạng này tại nhà. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo qua bài viết dưới đây để biết cách sửa đồng hồ bị vào nước cho bé bố mẹ nhé!

1Tìm hiểu chỉ số chống nước của đồng hồ

Chỉ số chống nước (WR – Water Resistance) là số liệu đo đạc từ phòng thí nghiệm về khả năng chịu nước của đồng dưới một độ sâu và áp lực nước nhất định. Những chỉ số này thường được khắc phía sau mặt đồng hồ để người sử dụng có thể dễ dàng nhận biết mức độ chống nước của từng loại sản phẩm.

Dưới đây là các ký hiệu chống nước phổ biến mà bố mẹ có thể thấy ở mặt sau đồng hồ của bé:

  • WR: Là ký hiệu chống nước được nhiều thương hiệu sản xuất đồng hồ uy tín sử dụng để đo đơn vị mét. Ở đây WR 40 có nghĩa là đồng hồ chịu được áp lực nước ở độ sâu lên đến 40m.
  • BAR: Là chỉ số chống nước có nguồn gốc từ Anh, được các thương hiệu sản xuất đồng hồ tại Châu Âu thường xuyên sử dụng. Ở đây 1 BAR có nghĩa là đồng hồ vẫn hoạt động bình thường trong độ sâu lên đến 10m.
  • ATM: Là chỉ số chống nước được sử dụng khá rộng rãi trên toàn thế giới. Ở đây 1 ATM có nghĩa là đồng hồ chịu được áp lực nước lên đến 10m và có giá trị ngang bằng với 1 BAR.
Đồng hồ trẻ em Smile Kid 37 mm chống nước SL023-01

Đồng hồ trẻ em Smile Kid 37 mm chống nước SL023-01

2Dấu hiệu đồng hồ bị vào nước

Dưới đây là một số dấu hiệu mà bố mẹ có thể kiểm tra đồng hồ của bé có bị vào nước hay không:

  • Mặt trước của đồng hồ có nhiều giọt nước li ti không thể lau sạch.
  • Có tiếng nước phát ra từ bên trong đồng hồ.
  • Có nước rỉ ra bên ngoài khi bạn lắc nhé đồng hồ.
  • Đồng hồ chạy chậm hoặc ngừng chạy hẳn dù vẫn còn pin.
  • Bên trong đồng hồ bắt đầu xuất hiện tình trạng han gỉ, ăn mòn kim loại.
Các dấu hiệu đồng hồ bị vào nước

Các dấu hiệu đồng hồ bị vào nước

3Nguyên nhân đồng hồ bị vào nước, hấp hơi nước

3.1 Chưa đóng chặt các chốt điều chỉnh khi tiếp xúc nước

Nguyên nhân đầu tiên khiến đồng hồ bị vào nước hay hấp hơi nước chính là các chốt điều chỉnh chưa được đóng chặt. Đây là lỗi rất thường gặp do bố mẹ vô tình quên khi đặt lại giờ cho bé hoặc bé cọ xát trong lúc rửa tay. Do đó, nước có thể dễ dàng len lỏi vào khe hở từ chốt đồng hồ dù bé không làm rơi xuống nước.

Đồng hồ bị vào nước do chưa đóng chặt các chốt điều chỉnh

Đồng hồ bị vào nước do chưa đóng chặt các chốt điều chỉnh

3.2 Tiếp xúc nước quá nhiều

Mỗi loại đồng hồ sẽ có một khả năng chống nước khác nhau. Do đó, nếu bé sử dụng đồng hồ để đi ngoài trời mưa, đi lặn hay tắm biển mà vượt quá mức độ cho phép thì đồng hồ vẫn có thể bị vào nước bình thường. Vì vậy, để đảm bảo đồng hồ luôn hoạt động tốt bố mẹ nên đọc kỹ các thông số được khắc ở mặt sau sản phẩm để lưu ý cho bé.

Đồng hồ bị vào nước do bé tiếp xúc với nước quá nhiều

Đồng hồ bị vào nước do bé tiếp xúc với nước quá nhiều

3.3 Tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh đột ngột

Nguyên nhân đồng hồ bị vào nước hay hấp hơi nước tiếp theo là do nhiệt độ môi trường xung quanh đột ngột giảm xuống. Khi đó hơi nước trong không khí sẽ dễ dàng len lỏi vào bên trong mặt đồng hồ. Ngoài ra, đồng hồ tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao cũng có thể bị vào nước bởi các linh kiện bên trong đã hoặc sắp hư hỏng.

Đồng hồ bị vào nước do tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh đột ngột

Đồng hồ bị vào nước do tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh đột ngột

3.4 Tiếp xúc với hóa chất, dung dịch có tính kiềm, muối

Để đồng hồ tiếp xúc lâu ngày với mồ hôi, hóa chất hay các dung dịch có tính kiềm, muối như xà phòng là nguyên nhân khiến cho đồng hồ bị vào nước hay hấp hơi nước. Bởi khi đó chúng sẽ ăn mòn kim loại, làm linh kiện bị gỉ sét và tạo ra các khe hở để nước có thể dễ dàng lọt vào bên trong.

Đồng hồ bị vào nước do tiếp xúc lâu ngày với xà phòng

Đồng hồ bị vào nước do tiếp xúc lâu ngày với xà phòng

3.5 Bị va chạm mạnh, có vết nứt

Bị va chạm mạnh và có vết nứt từ các tai nạn không mong muốn là nguyên nhân cuối cùng khiến cho đồng hồ bị vào nước hay hấp hơi nước. Bởi khi đó đồng hồ sẽ xuất hiện rất nhiều kẽ hở nên mồ hôi hoặc nước trong lúc bé rửa tay đều có thể dễ dàng len lỏi vào bên trong.

Đồng hồ bị vào nước do bị va chạm mạnh, có vết nứt

Đồng hồ bị vào nước do bị va chạm mạnh, có vết nứt

4Cách xử lý đồng hồ bị vào nước, hấp hơi nước

4.1 Đặt đồng hồ vào thùng gạo

Gạo là loại thực phẩm có tính hút ẩm rất tốt. Do đó, để đồng hồ vào thùng gạo chính là cách đơn giản và nhanh nhất để khắc phục tình trạng đồng hồ bị vào nước hay hấp hơi nước. Đặc biệt, để gạo hút nước nhanh hơn bạn nên rút tất cả chốt điều chỉnh của đồng hồ ra trước khi bỏ vào trong.

Tuy nhiên, để đảm bảo đồng hồ bé không bị kẹt cơ hoặc hư hỏng, bố mẹ nên dùng khăn giấy quấn quanh đồng hồ. Điều này không chỉ giúp giảm bớt bụi bẩn mà còn hạn chế côn trùng nhỏ chui vào bên trong.

Đặt đồng hồ vào thùng gạo là cách đơn giản để khắc phục tình trạng bị vào nước

Đặt đồng hồ vào thùng gạo là cách đơn giản để khắc phục tình trạng bị vào nước

4.2 Đặt đồng hồ vào gói hút ẩm

Nếu không thể sử dụng gạo để làm khô đồng hồ thì bố mẹ có thể thay thế bằng các gói hút ẩm trong những bịch kẹo, bánh hằng ngày. Những gói hút ẩm này đều không làm ảnh hưởng đến linh kiện, chi tiết của đồng hồ nhưng bố mẹ sẽ phải chờ khá lâu thì đồng hồ mới hoàn toàn khô hết nước.

Ngoài ra, để trẻ em tiếp xúc với các gói hút ẩm sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ nên đóng chặt nắp và đặt hộp đựng đồng hồ cùng các gói hút ẩm ở những vị trí trên cao để tránh xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn.

Xử lý đồng hồ bị vào nước bằng gói hút ẩm

Xử lý đồng hồ bị vào nước bằng gói hút ẩm

4.3 Dùng khăn giấy hoặc vải mềm để lau nước bên trong

Sử dụng khăn giấy quấn quanh đồng hồ là một trong những cách khắc phục tình trạng đồng hồ bị vào nước khá hiệu quả. Bởi khăn giấy khô có tính thấm hút rất cao và có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dùng vải mềm để lau nước bên trong đồng hồ của bé nếu khăn giấy khô đã hết.

Tuy nhiên, cả hai cách này chỉ có thể áp dụng cho những đồng hồ bị vào nước ít. Còn đối với các đồng hồ bị vào nước quá nhiều hoặc vào nước quá lâu thì bố mẹ nên mang đồng hồ đến tiệm sửa chữa tốt hơn.

Sử dụng vải mềm để lau nước bên trong đồng hồ

Sử dụng vải mềm để lau nước bên trong đồng hồ

4.4 Đeo ngược đồng hồ bị hấp hơi nước

Dựa theo nguyên lý nhiệt độ nên nhiều người cho rằng đeo ngược đồng hồ bị hấp hơi nước vào trong cũng là một cách khắc phục hiệu quả. Bởi khi đó nhiệt độ của cơ thể sẽ hấp thụ vào đồng hồ và làm cho nước nóng lên rồi bốc hơi ra ngoài.

Tuy nhiên, đây là cách khắc phục không nên dùng những cho đồng hồ bị vào nước quá nhiều. Vì suốt thời gian cho bé đeo ngược đồng hồ thì nước đã kịp len lỏi vào bên trong và làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy dù không còn tích tụ trên mặt kính đồng hồ nữa.

Đeo ngược đồng hồ để khắc phục tình trạng bị vào nước

Đeo ngược đồng hồ để khắc phục tình trạng bị vào nước

4.5 Sử dụng máy sấy

Sử dụng máy sấy tóc là một trong những cách khắc phục đồng hồ bị vào nước hiệu quả dựa trên phương pháp động nhiệt. Tuy nhiên, cách khắc phục này vẫn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của đồng hồ nếu không giữ khoảng cách sấy phù hợp. Nghiêm trọng hơn là có thể làm bong gioăng chống nước hoặc hư hỏng linh kiện.

Cách tốt nhất là bố mẹ nên để máy sấy cách đồng hồ của bé khoảng 1 bàn tay và lắc nhẹ để điều chỉnh nhiệt độ. Chú ý không để nhiệt độ đột ngột tăng quá cao và có thể giảm dần nhiệt độ khi thấy đồng hồ không còn nước rỉ ra từ bên trong.

Sử dụng máy sấy tóc 1800W Hommy RW-830 để làm khô nước trong đồng hồ

Sử dụng máy sấy tóc 1800W Hommy RW-830 để làm khô nước trong đồng hồ

4.6 Đặt dưới bóng đèn

Đặt đồng hồ bị vào nước của bé dưới bóng đèn cũng là một trong những cách khắc phục mà bố mẹ nên thử. Bởi nhiệt độ tỏa ra từ bóng đèn đủ để làm nước nóng lên và bốc hơi ra ngoài. Tuy nhiên, bố mẹ nên ưu tiên đặt đồng hồ dưới bóng đèn bàn vì nếu phơi ở khoảng cách quá xa như đèn trần thì sẽ không còn hiệu quả.

Ngoài ra, đặt đồng hồ dưới bóng đèn chỉ được xem là cách khắc phục tạm thời vì không thể đảm bảo nước đã thoát hết ra ngoài. Đồng thời, nếu để đồng hồ dưới bóng đèn quá lâu cũng có thể gây hư hại cho một số linh kiện vì nhiệt độ quá cao.

Đặt đồng hồ dưới bóng đèn để làm khô nước bên trong

Đặt đồng hồ dưới bóng đèn để làm khô nước bên trong

4.7 Đem đến trung tâm bảo hành đồng hồ

Một cách khắc phục đơn giản và an toàn nhất khi đồng hồ bị vào nước hay hấp hơi nước là đem đến trung bảo hành. Tại đây, đồng hồ sẽ được kiểm tra và sửa chữa một cách kịp thời, chuyên nghiệp nhất giúp tránh được những hư hỏng nghiêm trọng không đáng có.

Bên cạnh đó, đem đồng hồ bị vào nước đến trung tâm bảo hành cũng là cách giúp bố mẹ tiết kiệm chi phí mua đồng hồ mới cho bé. Bởi các nhân viên ở đây có đầy đủ đồ dùng và dụng cụ để sửa chữa đồng hồ bé tốt nhất.

Đem đến trung tâm bảo hành là cách khắc phục đồng hồ bị vào nước an toàn nhất

Đem đến trung tâm bảo hành là cách khắc phục đồng hồ bị vào nước an toàn nhất

5Những lưu ý để tránh đồng hồ bị vào nước

Để đồng hồ có thể hoạt động tốt và lâu hơn thì nên hạn chế tình trạng đồng hồ bị vào nước. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ mà bố mẹ có thể tham khảo để nhắc nhở bé bảo vệ đồng hồ tốt hơn:

  • Nên sử dụng đồng hồ tương ứng với chỉ số chống nước mà nhà sản xuất đã khắc phía sau mặt đồng hồ. Đặc biệt, nên ưu tiên sử dụng những loại đồng hồ có chỉ số chống nước từ 5 ATM trở lên.
  • Tuyệt đối không sử dụng chốt điều chỉnh đồng hồ khi ở dưới nước hoặc ở nơi có nhiệt độ lên xuống thất thường. Đảm bảo các chốt điều chỉnh đã được vặn chặt khi phải tiếp xúc với nước quá lâu.
  • Nên kiểm tra định kỳ các chỉ sống chống nước và hút ẩm để có cách khắc phục phù hợp.
  • Khi đồng hồ bị va chạm hoặc có vết nứt nên đem đến trung tâm bảo hành để kiểm tra kịp thời.
  • Tránh để đồng hồ tiếp xúc lâu ngày với xà phòng, xăng, dầu hay các dung dịch có tính kiềm khác.
  • Không nên vặn chốt điều chỉnh đồng hồ sai hướng và chú ý vệ sinh đồng hồ thường xuyên.
Đồng hồ trẻ em Smile Kid SL059-02

Đồng hồ trẻ em Smile Kid SL059-02

Xem thêm:

  • Bỏ túi cách chỉnh đồng hồ điện tử trẻ em đơn giản, dễ thực hiện nhất
  • Cách làm sạch dây đồng hồ bằng nhựa cực kỳ đơn giản
  • Đồng hồ điện tử là gì? Các loại đồng hồ điện tử dành cho trẻ em

Trên đây là các dấu hiệu, cách xử lý cũng như một vài lưu ý nên nhớ để tránh đồng hồ của bé bị vào nước. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy nhanh tay truy cập vào website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được tư vấn chi tiết và mua ngay những mẫu đồng hồ cho bé thịnh hành nhất hiện nay nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách xử lý đồng hồ bị vào nước, hấp hơi nước đơn giản tại nhà của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *