Trẻ ngồi kiểu chữ W – Lợi bất cập hại, ba mẹ cần giúp trẻ thay đổi tư thế ngồi

Trẻ ngồi kiểu chữ W – Lợi bất cập hại, ba mẹ cần giúp trẻ thay đổi tư thế ngồi

Bạn đang xem bài viết: Trẻ ngồi kiểu chữ W – Lợi bất cập hại, ba mẹ cần giúp trẻ thay đổi tư thế ngồi tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tư thế ngồi chữ W là tư thế ngồi đặt mông, đầu gối và bàn chân chạm sàn. Mông của trẻ nằm giữa hai chân khi ngồi trên mặt đất, đầu gối và bàn chân xoay hướng ra phía ngoài cơ thể.

Trẻ ngồi kiểu chữ W – Lợi bất cập hại, ba mẹ cần giúp trẻ thay đổi tư thế ngồi

Tư thế ngồi chữ W – Nguồn: istockphoto

Người lớn thường cho rằng tư thế ngồi W không tốt cho trẻ sau này. Chuyên mục Chăm sóc bé 0 – 3 tuổi đã tổng hợp từ nhiều nguồn sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tư thế ngồi W.

1Rủi ro liên quan đến tư thế ngồi chữ W

Các nhóm cơ cốt lõi không được kích hoạt khi trẻ ngồi tư thế chữ W, dẫn đến các vấn đề phát triển kỹ năng vận động thô và vận động tinh ở trẻ như leo núi, chạy bộ, đạp xe đạp trẻ em,… Đồng thời làm cho vai yếu và cổ tay kém ổn định.

Khi ngồi ở tư thế chữ W, trẻ ít có cơ hội chuyển trọng lượng từ bên này sang bên kia, nên gặp khó khăn khi xoay người nhặt đồ vật. Thiếu chuyển động chéo cũng tạo ra các vấn đề về phối hợp trái và phải.

Ngồi theo hình dáng chữ W gây áp lực không cần thiết lên khớp hông và khớp gối, lâu dài trẻ sẽ bị đau lưng, đau hông. Thậm chí, nguy hiểm hơn có thể làm trật khớp háng, đặc biệt đối với những trẻ bị chứng loạn sảng xương hông. Ngoài ra, ngồi tư thế W lâu dài còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì chiều dài của hai chân sẽ phát triển không đồng đều.

Căng gân kheo, thân người yếu, bàn chân bẹt cũng đến từ nguyên nhân do trẻ có tư thế ngồi chữ W kéo dài.

Có thể bạn quan tâm: Khi nào có thể cho trẻ tập ngồi? Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ tập ngồi ?

2Phụ huynh nên làm gì khi con duy trì ngồi tư thế chữ W?

Nếu vài lần trong ngày hoặc lâu lâu trẻ ngồi tư thế này thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng trẻ chọn tư thế ngồi chữ W trong thời gian dài hoặc luôn luôn ngồi như vậy thì cha mẹ cần can thiệp, hướng dẫn con thay đổi tư thế như sau:

Sử dụng lời nói

Thay vì ra lệnh và cáu bẳn khi con ngồi tư thế W, cha mẹ nên thay đổi cách nói và giọng điệu để trẻ dễ nghe lời hơn:

  • “Con ngồi xếp bằng giống ba/mẹ nè!”
  • “Duỗi hai chân ra xem chân ai dài hơn nào!”
  • “Nếu mỏi chân, con thử duỗi chân ra phía trước nhé!”
  • “Ngồi như ba/mẹ, con sẽ không bị tê chân đâu!”

Nhắc nhở những người lớn trong nhà nên đối xử, hướng dẫn nhẹ nhàng khi thấy trẻ ngồi tư thế này, tránh làm trẻ bị hoảng hốt, sợ hãi.

Tạo điều kiện cho trẻ vận động

Cha mẹ có thể bày biện đồ chơi mà trẻ thích xung quanh chỗ ngồi nhưng xa tầm với để trẻ có cơ hội di chuyển, xoay người nhiều hơn. Tạo các trò chơi vận động ngoài sân, chạy nhảy, ném bóng,… Khuyến khích trẻ vận động liên tục, không ngồi lì một chỗ.

Khuyến khích trẻ vận động - Nguồn: istockphoto

Khuyến khích trẻ vận động – Nguồn: istockphoto

Có thể bạn quan tâm: Top 30 trò chơi cho bé tại nhà mẹ nên biết

3Các động tác giảm căng cơ khi trẻ ngồi tư thế W

Giãn cơ hông

Đặt trẻ ngồi duỗi chân về phía trước. Sau đó, từ từ co chân về sao cho hai lòng bàn chân áp vào nhau. Dùng tay ấn nhẹ hai bên đầu gối của trẻ để phần cơ hông được thư giãn. Sau cùng, đập hai đầu gối theo tư thế con bướm giúp cơ hông được khoẻ hơn.

Căng cơ chân

Để trẻ ngồi duỗi hai chân, hai tay song song về trước. Cha mẹ ngồi đối diện trẻ và kéo hai tay về phía mình. Quan sát con và điều chỉnh lực kéo sao cho trẻ cảm thấy căng cơ ở phần đùi sau và xuống bắp chân, chứ không phải bị căng phần lưng.

Căng mắt cá chân

Đặt trẻ nằm ngửa. Giữ bàn chân trẻ trong lòng bàn tay, áp nhẹ tay lên bàn chân và đẩy dần bàn chân về phía trần nhà. Giữ như vậy trong vòng 30 giây khi bạn thấy có lực cản. Sau đó, bẻ gập bàn chân về phía trẻ, giữ 30 giây khi có lực cản thì ngưng.

Cử động gót chân

Khi trẻ nằm ngửa, giữ gót chân của trẻ bằng một tay, xoay nhẹ bàn chân ra phía ngoài theo hướng ngón chân út. Động tác này giảm thiểu chuyển động quay vào trong khi trẻ ngồi tư thế W.

Có thể bạn quan tâm: Có nên cho trẻ tập yoga ? Các tư thế yoga tốt cho trẻ

4Một số bài tập vận động giúp tăng sức mạnh cốt lõi của trẻ

Mắt cá chân lắc lư

Nằm ngửa, đặt hai tay sau đầu. Từ từ nâng đầu lên, đồng thời nâng chân vuông góc với sàn nhà. Đặt quả bóng nhỏ ở giữa hai mắt cá chân và nói trẻ vẽ những chữ mà trẻ tưởng tượng ra, nhưng giữ bóng không được rơi xuống sàn.

Tư thế chiếc thuyền

Tư thế chiếc thuyền - Nguồn: istockphoto

Tư thế chiếc thuyền – Nguồn: istockphoto

Trẻ ngồi duỗi hai tay, hai chân về phía trước. Hướng dẫn trẻ ngả từ từ thân trên ra phía sau và nâng chân rời khỏi sàn. Có thể duỗi thẳng chân hoặc co chân một góc 90 độ. Khuyến khích trẻ giữ tư thế này trong 10 đến 15 giây.

Bò bằng hai tay, hai chân

Tạo trò chơi và yêu cầu trẻ bò bằng hai tay, hai chân chứ không phải bò bằng đầu gối. Có thể tăng độ khó bằng cách đặt giấy hoặc khăn dưới hai lòng bàn tay và hai lòng bàn chân. Vì rất dễ trơn trượt nên bắt buộc trẻ sẽ cố giữ thăng bằng.

5Các tư thế ngồi thay thế tư thế W

Ngồi xếp bằng

Tư thế ngồi xếp bằng - Nguồn: istockphoto

Tư thế ngồi xếp bằng – Nguồn: istockphoto

Đây là tư thế ngồi phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ nên dặn trẻ ngồi thẳng lưng để ổn định phần cột sống.

Ngồi một bên

Là tư thế ngồi cong đầu gối và đưa hai chân về một bên. Tư thế này giúp giảm căng khớp háng. Có thể linh hoạt khi chuyển tư thế từ bên trái sang bên phải.

Ngồi duỗi chân

Trẻ ngồi duỗi chân về phía trước. Lưng có thể dựa hoặc không. Không có điểm tựa vào lưng giúp phát triển phần cột sống.

Ngồi xổm

Ngồi xổm là cách tốt nhất để tăng sự dẻo dai của gân kheo, cơ mông và cơ hông.

Nửa quỳ

Trẻ ngồi với tư thế đặt một chân dưới mông, chân còn lại giữ bằng phẳng trên mặt đất. Tư thế này kích hoạt và kéo căng nhiều vùng cơ cùng lúc.

Tư thế ngồi dạng chữ W không kích hoạt được phần cơ cốt lõi, gây ra sự không ổn định về cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển vận động ở trẻ. Trẻ có thể gặp một số vấn đề về chỉnh hình và ảnh hưởng dây thần kinh nếu ngồi tư thế W trong thời gian dài.

Đồng thời có thể làm căng, rút ngắn cơ chân ở trẻ. Khuyến khích con trẻ thay đổi tư thế ngồi phù hợp nhằm tăng sự phát triển toàn diện của trẻ.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn ba mẹ cách tập cho bé gái ngồi bô hiệu quả
  • Thời điểm “vàng” trẻ có thể tự đi và cách khuyến khích trẻ tự đi
  • Tại sao bé thường cho mọi thứ vào miệng?

Tư thế ngồi kiểu chữ W không tốt, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sự phát triển của trẻ. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tập những động tác giúp tăng sức mạnh cốt lõi. Trong trường hợp nếu trẻ gặp khó khăn khi thay đổi tư thế ngồi chữ W sang các tư thế khác, thì cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời.

Yến Nga tổng hợp từ monjunction.

1. What is W-Sitting?

2. THE TRUTH ABOUT W-SITTING

3. Should W-Sitting Be A Cause For Concern For Parents?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ ngồi kiểu chữ W – Lợi bất cập hại, ba mẹ cần giúp trẻ thay đổi tư thế ngồi của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *