Bạn đang xem bài viết: Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách bổ sung tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Hiện nay, tình trạng người trẻ tuổi bị thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12 rất phổ biến. Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Triệu chứng thiếu vitamin B12 và cách bổ sung loại vitamin này một cách hiệu quả.
1Nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin B12
Thông thường, mọi người đều có thể hấp thụ đủ lượng vitamin B12 cho cơ thể từ các loại thực phẩm hàng ngày giàu vitamin B12 như: thịt, trứng, sữa và hải sản. Mặc dù ngay cả khi cơ thể con người có cơ chế tích trữ Vitamin B12 để sử dụng khi cần thiết, nhiều người vẫn bị thiếu vitamin B12 vì các lý do sau:
- Khả năng tiếp nhận vitamin B12 của cơ thể rất kém (chỉ khoảng 2% tổng hàm lượng chất này có trong thực phẩm).
- Càng lớn tuổi, khả năng hấp thu vitamin của đường ruột ngày càng kém đi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
- Những người ăn thuần chay dễ bị thiếu hụt vitamin B12 hơn do không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng vitamin này như thịt, trứng, sữa, phô mai.
- Nguy cơ thiếu vitamin B12 sẽ xảy ra cao hơn với những người mắc các bệnh như thiếu máu, teo dạ dày, các bệnh lý liên quan đến ruột non, hệ miễn dịch hoặc người đang sử dụng các loại thuốc để trị bệnh (bao gồm thuốc ức chế bơm Proton, thuốc điều trị bệnh tiểu đường),…
Nhiều người vẫn bị thiếu hụt vitamin B12 vì một số nguyên nhân
2Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?
2.1. Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên chóng mặt
Những người bị thiếu vitamin B12 thường gặp các tình trạng như chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Nguyên nhân là bởi khi cơ thể không nạp đủ vitamin B12, tế bào hồng cầu được tạo ra ít hơn sẽ không đủ cho việc vận chuyển oxy. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi và thậm chí kiệt sức.
2.2. Khó thở
Như đã nói trên, khi thiếu hụt vitamin, cơ thể sẽ sản sinh ít hemoglobin (tế bào hồng cầu) cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn. Điều này có thể làm giảm lưu lượng oxy đến các mô và gây ra tình trạng thiếu máu, dẫn đến việc khiến ta thấy khó thở.
2.3. Hệ thần kinh dễ bị tổn thương
Vitamin B12 đóng vai trò cần thiết cho sự hình thành myelin – lớp vỏ màu trắng bọc lấy các sợi dây thần kinh, giúp tăng tốc độ dẫn truyền các xung thần kinh. Do đó, khi cơ thể không nạp đủ vitamin B12 có thể gây suy nhược các tế bào thần kinh. Nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến thoái hóa mô não, tủy sống, dây thần kinh thị giác và các dây thần kinh ngoại biên.
Thiếu vitamin gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
2.4. Giảm thị lực
Vì vitamin B12 là yếu tố then chốt trong chức năng của các dây thần kinh và hệ thần kinh, do đó nó cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác nếu không được hấp thu đủ. Đó là lý do mà nhiều người thiếu hụt vitamin nhóm B này thường bị suy giảm thị lực.
2.5. Rối loạn tiêu hóa
Hàm lượng vitamin B12 thấp có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Do đó, việc thiếu hụt B12 cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón mãn tính, dạ dày khó chịu, cảm giác đầy hơi, đi phân lỏng và chán ăn.
Hộp sữa đậu nành tươi Vinamilk 180 ml giúp bổ sung vitamin B12
2.6. Da nhợt nhạt, vàng da
Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến việc hồng cầu sản xuất ra không đúng cách, gây ra tình trạng thiếu máu megaloblastic. Cụ thể, các huyết sắc tố sẽ phát triển lớn hơn, không thể phân chia nhưng dễ vỡ. Lượng hồng cầu lưu thông trong máu sẽ giảm dần và khiến da bạn trở nên nhợt nhạt hơn.
Tình trạng vàng da xuất hiện ở những người thiếu hụt vitamin B12
2.7. Lưỡi bị viêm và sưng
Một trong những triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 dễ nhận thấy nhất chính là viêm lưỡi. Biểu hiện của nó được thể hiện qua việc lưỡi bạn trở nên mềm, đỏ và sưng đau.
Bên cạnh đó, khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến quá trình tổng hợp DNA gặp khó khăn. Dẫn đến các tế bào biểu mô ở miệng bắt đầu phân chia nhanh chóng và gây ra bệnh như nấm miệng, viêm môi bong vảy hay viêm lở miệng tái hồi.
2.8. Trầm cảm
Nguyên nhân của việc tâm trạng bạn dễ thay đổi hoặc trầm cảm cũng có thể xuất phát từ sự thiếu hụt vitamin B12. Bởi loại vitamin này có tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất serotonin – chất dẫn truyền thần kinh trong não của bạn, giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng.
Việc thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến sản xuất ít chất serotonin
2.9. Xương yếu dần
Tương tự như vitamin D và canxi, vitamin B12 cũng là nhân tố hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào tạo xương. Việc thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ảnh hưởng đến xương và bệnh loãng xương, đặc biệt là với nhóm người cao tuổi. Bệnh loãng xương nếu xảy ra quá nhanh có thể dẫn đến nứt hoặc gãy xương.
Lốc 6 chai sữa bột pha sẵn Ensure Gold Vigor hương vani 237 ml giúp hỗ trợ xương chắc khỏe
2.10. Các triệu chứng tiềm tàng ở người cao tuổi
Những người cao tuổi thường hấp thụ các dưỡng chất và các loại vitamin kém hơn, không chỉ riêng vitamin B12. Ngoài ra, các triệu chứng thiếu hụt vitamin thường khó nhìn thấy hoặc xảy ra thầm lặng ở nhiều người cao tuổi. Việc này sẽ khiến những người lớn tuổi trở nên thiếu minh mẫn, sa sút trí tuệ hoặc thậm chí là suy giảm các chức năng thần kinh.
Sữa bột Ensure Gold vani 400g giúp bổ sung vitamin B12 cho người cao tuổi
3Làm thế nào để bổ sung khi gặp các triệu chứng thiếu vitamin B12?
Việc thiếu hụt vitamin B12 hiện có thể được cải thiện bằng cách bổ sung loại vitamin nhóm B này thông qua thực phẩm hằng ngày hoặc thuốc. Tuy nhiên, nên ưu tiên bổ sung vitamin B12 bằng thực phẩm, chỉ dùng thuốc trong các trường hợp đặc biệt hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin B12 hiện có thể dễ dàng tìm thấy trong các sản phẩm giàu chất đạm. Cụ thể, các thực phẩm chứa nhiều lượng vitamin B12 bao gồm thịt bò, thịt heo, cá ngừ, trứng, sữa, phô mai, sữa chua, sữa đậu nành hoặc một số loại ngũ cốc ăn sáng được tăng cường thêm vitamin B12.
Nhìn chung, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để nhận đủ lượng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, không chỉ riêng vitamin B12. Bên cạnh đó, các triệu chứng thiếu hụt B12 cũng có thể dễ dàng tránh được bằng việc tạo ra thực đơn đủ chất và chế độ ăn uống lành mạnh.
Sử dụng phô mai Con Bò Cười để bổ sung vitamin B12
Xem thêm:
- Vitamin B là gì? Vitamin B có tác dụng gì? Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B.
- Các loại vitamin tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé.
- Trẻ sơ sinh cần bổ sung vitamin gì để phát triển toàn diện, khỏe mạnh?
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Triệu chứng thiếu vitamin B12”. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, truy cập ngay website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để được hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
1. https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-canh-bao-co-the-thieu-vitamin-b12-169211007213219081.htm
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441923/
3. https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-deficiency-symptoms
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách bổ sung của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.