Bạn đang xem bài viết: Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh? 3 cách vệ sinh gỉ mũi an toàn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Gỉ mũi là dịch mũi tiết ra khi bị khô cứng và có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ. Tuy nhiên mũi trẻ rất nhạy cảm, vậy có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không và cách lấy gỉ mũi an toàn tại nhà bằng dụng cụ hút mũi cho bé như thế nào? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!
1Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không?
Mũi của trẻ thường nhỏ và trẻ chưa thể tự khịt mũi để tống xuất chất tiết đường hô hấp ra ngoài. Do đó, mũi của trẻ dễ bị tắc nghẽn, đóng gỉ. Nếu gỉ mũi khiến trẻ nghẹt mũi hoặc khò khè, khiến trẻ gặp khó khăn khi bú, cha mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ.
Tuy nhiên bạn không cần vệ sinh, lấy gỉ mũi mỗi ngày cho trẻ. Nguyên do là vì trong mũi đã có các tế bào lông hoạt động như hàng rào kiểm soát không cho vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp.
Mẹ nên thường xuyên lấy gỉ mũi nhưng không cần vệ sinh mũi trẻ mỗi ngày
2Sai lầm thường gặp khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
- Dùng tăm bông để ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh
Lỗ mũi của trẻ sơ sinh rất hẹp nên để đẩy chất nhầy trong mũi ra bên ngoài, trẻ sẽ có phản xạ hắt hơi. Việc dùng que bông gòn đưa vào trong khoang mũi của trẻ có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc mũi và mạch máu bên dưới.
- Dùng chung 1 que để ngoáy 2 bên mũi
Thói quen này có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo virus, vi khuẩn từ mũi này sang mũi kia và làm tăng nhiễm khuẩn. Do đó, bạn sử dụng que bông riêng biệt đối với từng bên mũi.
- Không rửa tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ
Nếu không rửa tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ, có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào mũi trẻ. Vì thế trước khi lấy gỉ mũi cho trẻ, cha mẹ nên sát khuẩn hoặc vệ sinh tay sạch sẽ.
- Rửa mũi quá thường xuyên
Việc rửa mũi thường xuyên làm tổn thương lớp niêm mạc mũi và có thể khiến trẻ bị viêm mũi nặng hơn. Thậm chí còn làm mất đi lớp chất nhầy bảo vệ mũi trước bụi bẩn và duy trì độ ẩm trong mũi, làm khô mũi từ đó dễ dẫn đến viêm mũi.
Dùng tăm bông để ngoáy mũi có thể ảnh hưởng đến niêm mạc và mạch máu mũi của trẻ
3Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
3.1 Dùng nước nhỏ mũi
Nước nhỏ mũi là cách lấy gỉ mũi khô cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin dùng. Mẹ có thể mua nước nhỏ mũi tại nhà thuốc hoặc pha 1 cốc nước ấm với 1/4 thìa muối để xịt cho bé.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khoảng 30 – 40 độ, dùng một tay để nâng đầu trẻ.
- Bước 2: Nhỏ 3 – 4 giọt nước muối sinh lý để gỉ mũi mềm ra, khi đó việc lấy gỉ mũi sẽ đơn giản hơn.
- Bước 3: Chờ khoảng 2 – 3 phút để nước nhỏ có thời gian phát huy tác dụng. Mẹ nhớ giữ đầu con nằm ngửa trong thời gian này.
- Bước 4: Đôi khi chỉ cần nhỏ thuốc là đủ để làm lỏng và làm sạch gỉ mũi. Đặc biệt là nếu bé hắt hơi.
Dung dịch Fysoline Septinalsal 20 ống
3.2 Dùng bóng hút mũi
Đây là cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh được áp đông đảo cha mẹ áp dụng khi trẻ có rất nhiều gỉ mũi, bị nghẹt mũi nặng. Sau khi lấy gỉ mũi, đường thở của trẻ được thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để dung dịch rửa mũi phát huy hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm gỉ mũi trước khi hút mũi của bé.
- Bước 2: Làm sạch bóng hút mũi bằng nước ấm hoặc xà phòng bằng cách bóp và thả bóng hút mũi liên tục.
- Bước 3: Dùng bóng hút mũi để hút chất nhầy ra bên ngoài bằng cách bóp nhẹ phần bóng.
- Bước 4: Đặt đầu hút vào bên trong lỗ mũi của trẻ.
- Bước 5: Thả lỏng tay đang bóp bóng. Cuối cùng, dịch mũi bé sẽ được hút ra ngoài.
Dụng cụ hút mũi Pigeon có vòi hút K559
3.3 Dùng máy hút mũi
Máy hút mũi đã trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây vì nhiều bậc cha mẹ cảm thấy chúng hiệu quả và dễ sử dụng hơn so với bóng hút mũi truyền thống.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khoảng 30 – 40 độ, dùng một tay để nâng đầu trẻ.
- Bước 2: Đặt đầu xịt của thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng vào mũi của trẻ, xịt dứt khoát từ 2 – 3 lần.
- Bước 3: Đợi khoảng 2 – 3 giây là dịch nhầy sẽ chảy ra bên ngoài.
- Bước 4: Dùng khăn sữa lau sạch và thực hiện tương tự các bước với bên mũi còn lại.
Dụng cụ hút mũi Moaz BéBé MB-010
4Lưu ý khi lấy gỉ mũi cho trẻ
- Vệ sinh mũi nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
Thực hiện mọi thao tác thật nhẹ nhàng, không tác dụng lực quá mạnh hoặc đưa dụng cụ lấy gỉ mũi quá sâu làm tổn thương niêm mạc mũi cũng như gây đau rát mũi cho bé.
- Kết hợp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh trong khi tắm.
Để giúp mũi của trẻ được sạch sẽ hơn, mẹ nên kết hợp vệ sinh mũi cho trẻ trong khi tắm giúp hạn chế các vi khuẩn, bụi bẩn bám vào mũi trẻ.
Dụng cụ hút mũi KuKu KU5373A dạng bóp
- Sử dụng các miếng bông để vệ sinh riêng biệt từng bên mũi.
Dùng chung một miếng bông gòn để ngoáy, vệ sinh hai bên mũi có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo virus, vi khuẩn từ mũi này sang mũi kia và làm tăng nhiễm khuẩn. Vì thế mẹ cần vệ sinh riêng biệt từng bên mũi để đảm bảo an toàn.
- Sát khuẩn tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ.
Trước khi lấy gỉ mũi cho trẻ, cha mẹ nên sát khuẩn hoặc vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay, tránh tình trạng vi khuẩn lây lan từ tay cha mẹ sang mũi của trẻ.
Nước rửa tay Safeguard Trắng Tinh Khiết chai 450 ml
- Kiểm tra và vệ sinh mũi trước mỗi cữ bú.
Bạn nên kiểm tra và vệ sinh mũi trước mỗi cữ bú nếu có dịch mũi khiến trẻ khó thở hay nghẹt mũi, như vậy trẻ sẽ dễ bú hơn. Nếu tình trạng nghẹt mũi cản trở việc trẻ bú sữa hoặc khiến trẻ khó chịu, bạn nên thực hiện 4 – 6 lần mỗi ngày.
- Chỉ nên rửa mũi khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi.
Khi trẻ bị nghẹt mũi mẹ nên rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng bởi có thể khiến mũi trẻ bị khô, bụi bẩn, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Dụng cụ hút mũi PIYOPIYO PY830113 dạng dây
- Khi dịch mũi nhiều và đặc có thể dùng máy hút mũi nhưng không nên lạm dụng.
Chỉ nên lấy gỉ mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/tuần nếu dịch mũi nhiều. Không nên thực hiện thường xuyên sẽ làm mất hết chất nhầy ở mũi khiến trẻ dễ bị bệnh về đường hô hấp.
- Đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé có tình trạng nhiều gỉ mũi khiến bé khó thở, khò khè.
Nên đưa bé đến bệnh viện nếu bé có tình trạng nhiều gỉ mũi, chất nhầy khiến bé khó thở, khò khè để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị khó thở, khò khè
- Có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh không? Những lưu ý khi hút mũi cho bé
- Top 6 dụng cụ hút mũi tốt, an toàn cho bé cha mẹ nên mua
- Nước muối sinh lý là gì? Thành phần, công dụng và lưu ý khi sử dụng
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của các mẹ liệu có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không cũng như cách lấy gỉ mũi an toàn tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh? 3 cách vệ sinh gỉ mũi an toàn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.