Mẹ bầu bị đau khớp háng phải làm sao? Mách mẹ 9 cách khắc phụ hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: Mẹ bầu bị đau khớp háng phải làm sao? Mách mẹ 9 cách khắc phụ hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tình trạng bầu bị đau khớp háng khiến nhiều mẹ mệt mỏi. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng khi mang thai và các cách giảm đau hiệu quả trong bài viết.

1Nguyên nhân mẹ bầu bị đau khớp háng

Tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng có thể do những nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Thiếu canxi

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu phải cung cấp một lượng lớn canxi cho thai nhi nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi. Nếu không kịp thời bổ sung canxi cho bà bầu, các khớp xương của mẹ sẽ bị đau nhức, điển hình là khớp háng.

Thiếu magie

Magie có vai trò quan trọng trong hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất magie sẽ khiến mẹ bầu bị đau khớp háng, chuột rút cơ bắp hay đau dây thần kinh tọa. Vì vậy, mẹ cần lưu ý bổ sung magie đầy đủ trong quá trình mang thai.

Có thể bạn quan tâm: 12 Dấu hiệu mang thai con gái giúp mẹ bầu xác định giới tính con từ sớm

Giãn dây chằng tròn

Dây chằng tròn hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng thai nhi. Ở một số trường hợp, cơ thể người mẹ sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone dẫn đến việc dây chằng bị kéo giãn khiến mẹ bầu bị đau khớp háng.

Có bầu bị đau khớp háng khiến mẹ cảm thấy hay bị đau ở vùng xương chậu

Có bầu bị đau khớp háng khiến mẹ cảm thấy hay bị đau ở vùng xương chậu

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Ba mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào?

Giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Nguyên nhân là do sự tích tụ máu ở các chi dưới. Đây là một trong những lý do làm cho bà bầu bị đau khớp háng.

Tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai gây ra cảm giác khó chịu trong cuộc sống hàng ngày

Tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai gây ra cảm giác khó chịu

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý 10 cách đơn giản giúp mẹ luôn hạnh phúc khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố

Việc thay đổi nội tiết tố khiến các dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu mềm ra và có khả năng co giãn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh em bé. Quá trình này sẽ khiến mẹ bầu bị đau khớp háng và đau lưng.

Thay đổi trọng lượng cơ thể

Thay đổi trọng lượng cơ thể là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau khớp háng. Tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng áp lực lên khớp háng từ đó gây đau khớp háng ở bà bầu. Tình trạng đau khớp háng này hay gặp vào những tháng cuối của thai kỳ.

Tình trạng có bầu bị đau khớp háng khiến nhiều mẹ mệt mỏi trong thời gian dài

Tình trạng có bầu bị đau khớp háng khiến nhiều mẹ mệt mỏi trong thời gian dài

Có thể bạn quan tâm: 30 Dấu hiệu mang thai phổ biến và chuẩn xác nhất

Thai nhi chuyển động

Thai nhi chuyển động hay còn gọi là thai máy sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh của mẹ và gây ra việc có bầu bị đau khớp háng. Tình trạng này sẽ ngày càng khó chịu hơn vào những tuần cuối của thai kỳ khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung.

Tiền sử tổn thương ở vị trí khớp háng

Nữ giới có tiền sử mắc các căn bệnh liên quan đến xương mu và khớp háng như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, thoát vị đĩa đệm vùng chậu sẽ có nguy cơ cao bị đau khớp háng trở lại khi mang thai.

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Bà bầu đứng lâu có sao không?

Do vận động nhiều

Một số mẹ bầu không kiêng cữ mà vận động cơ thể nhiều, khiêng vác vật nặng trong khi mang thai sẽ dễ bị đau khớp háng. Việc vận động nhiều sẽ khiến cho vùng lưng, xương mu, xương chậu, hông, đùi và khớp háng của mẹ bầu bị đau nhức dữ dội.

Quá trình chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ làm hai bên xương chậu giãn nở không đồng đều và làm viêm màng dính xương mu. Các mẹ bầu trong thời gian này thường cảm thấy đau ở khớp háng. Cơn đau có thể lan lên lưng, vùng bẹn, hai bên hông, bên trong đùi.

Có thể mẹ quan tâm: Các cột mốc siêu âm thai định kỳ mà mẹ bầu nào cũng cần biết

2 Dấu hiệu đau khớp háng khi mang thai theo từng giai đoạn

Dưới đây là các dấu hiệu đau khớp háng theo từng giai đoạn mà mẹ cần chú ý:

Giai đoạn 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu, mẹ bầu bị đau khớp háng khi thực hiện một số cử động như đi lại, nằm xuống hay đứng lên. Trong một số trường hợp, đau khớp háng khi mang thai có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung.

Giai đoạn 3 tháng giữa

Ở ba tháng giữa của thai kỳ, khi mẹ đứng lên, ngồi xuống đột ngột, uốn cong người, nâng đồ vật, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau khớp háng. Nguyên nhân của cơn đau ở giai đoạn này là do sự thay đổi nội tiết tố.

Có thể bạn quan tâm: Giải mã lời đồn và sự thật về dấu hiệu mang thai con trai

Giai đoạn 3 tháng cuối

Ba tháng cuối thai kỳ là lúc hiện tượng đau khớp háng diễn ra nhiều hơn. Mẹ sẽ thấy đau nhức ở vùng lưng, xương mu, hông đùi, xương chậu và cả hai khớp háng. Ở giai đoạn này, cơn đau khớp háng diễn ra nhiều hơn do thai nhi bắt đầu đổi ngôi thai, quay đầu xuống vùng xương chậu.

3 Triệu chứng đi kèm khi mẹ bầu đau khớp kháng

Bên cạnh các cơn đau ở vùng khớp háng và âm đạo, mẹ bầu còn gặp phải các tình trạng khó chịu khác như táo bón khi mang thai, đi tiểu nhiều khi mang thai, không tự chủ, thường xuyên ợ nóng. Nếu các triệu chứng này diễn ra thường xuyên và đi kèm với sốt, nhức đầu dữ dội, thai nhi giảm cử động thì mẹ bầu nên đến bệnh viện sản phụ khoa kiểm tra.

4 Đau khớp háng khi mang thai có sao không?

Tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai là hiện tượng bình thường. Cơn đau khớp háng khi mang thai cũng báo hiệu cho mẹ bầu biết mình đang đến gần thời điểm xuất hiện cơn gò chuyển dạ. Dù đây là tình trạng bình thường nhưng vẫn gây ra không ít khó khăn trong sinh hoạt.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm thăm khám tại Bệnh viện Hùng Vương, mẹ nên lưu ngay!

5 Cách giảm đau khớp háng cho mẹ bầu hiệu quả

Đau khớp háng khi mang thai là một tình trạng khiến mẹ bầu khó chịu và gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Mẹ bầu có thể thử một số biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng có bầu bị đau khớp háng:

Nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu bị đau khớp háng cần phải có chế độ nghỉ ngơi và ngồi thư giãn hợp lý. Việc phải đứng quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu và khớp háng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho cả mẹ và thai nhi có một sức khỏe tốt, giảm thiểu các nguy cơ đau nhức xương khớp. Trong thực đơn, mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm có chứa các chất sau đây:

  • Canxi, magie có trong các loại cá béo, khoai lang, tôm, cua, sữa, hạnh nhân, sữa cho bà bầu như sữa bầu Similac, sữa bầu Wakodo, sữa bầu Enfa,… giúphệ xương khớp của mẹ và thai nhi chắc khỏe hơn.
  • Vitamin D có trong các loại ngũ cốc yến mạch, các chế phẩm từ đậu nành.
Khắc phụ tình trạng có bầu bị đau khớp háng

Lốc 4 hộp sữa đậu nành tươi Vinamilk 180 ml

  • Vitamin C có trong các loại rau có màu xanh đậm, quả chín màu vàng, đỏ như bông cải xanh, cam, quýt, bưởi. Những loại thực phẩm này giúp thai phụ tăng đề kháng, đẩy lùi các chứng bệnh.
  • Sắt cho bà bầu có nhiều trong thịt bò, các loại đậu đỗ, lòng đỏ trứng, cải bó xôi, đậu phụ.

Sử dụng đồ dùng hỗ trợ

Khi bụng càng lớn, mẹ bầu nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giảm bớt áp lực lên vùng xương chậu và các cơ quan xung quanh, giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn gợi ý một số đồ dùng mà mẹ có thể sử dụng:

  • Đai đỡ bụng: Đeo đai đỡ bụng khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực cho vùng lưng dưới khi hoạt động, giảm đau lưng, đau vùng xương chậu và khớp háng.
  • Gối hình chữ U hoặc J: Đây là loại gối được thiết kế dành riêng cho mẹ bầu. Kiểu gối này giúp mẹ bầu kê lưng, giảm sức ép cho vùng hông và lưng khi nằm nghiêng, giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng.
  • Dùng loại đệm nằm phù hợp: Đệm chuyên dụng cho mẹ bầu sẽ nâng đỡ cho các vùng bụng, lưng, chân, giúp điều chỉnh tư thế cho mẹ bầu và hạn chế những cơn đau nhức. Mẹ bầu cần chọn loại đệm mềm mại, có độ đàn hồi tốt, không quá cứng hay không làm võng lưng khi nằm.
  • Sử dụng nẹp cho vùng khớp háng: Trong quá trình đi đứng, vận động hay tập luyện hàng ngày, mẹ bầu nên sử dụng thêm một chiếc nẹp xương chậu hoặc đai dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ cho vùng lưng và vùng trung khu cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ 6 cách giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả, không ảnh hưởng đến thai nhi

Chườm nóng

Chườm nóng là một giải pháp hiệu quả giúp giảm đi việc có bầu bị đau khớp háng. Mẹ bầu có thể thử ngâm mình trong bồn nước nóng hay làm ấm cơ thể với một túi chườm. Nhiệt độ của túi chườm sẽ tác động vào các kinh lạc xung quanh vùng khớp bị đau và giúp giảm sưng đau.

Massage

Massage đều đặn giúp giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng. Massage không chỉ giúp cơ bắp được thả lỏng mà còn giúp mẹ giảm stress. Mẹ có thể liên hệ với chuyên gia trị liệu để được hỗ trợ thực hiện các liệu pháp massage nhằm giảm đau và thư giãn.

Tập yoga

Tập yoga cũng là cách giúp mẹ bầu giảm đau vùng khớp háng. Mẹ bầu nên tham gia các lớp tập yoga cho bà bầu để giảm thiểu các triệu chứng đau khớp háng cho vùng hông, xương chậu.

Tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng có thể khắc phục bằng cách tập yoga

Tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng có thể khắc phục bằng cách tập yoga

Bơi lội

Trong ba tháng cuối thai kỳ, việc đi lại hay đứng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, mẹ bầu đi bơi thay cho các hình thức tập luyện khác vì sức nâng của nước giúp loại bỏ áp lực lên khớp háng và giúp giảm đi tình trạng có bầu bị đau khớp háng.

Thực hiện các bài tập cơ bản tại nhà

Nếu không có điều kiện để đi tập luyện ở các trung tâm, bể bơi, mẹ có thể tự tập luyện một số bài tập dưới đây:

  • Bài tập cho vùng chân: Với bài tập này, mẹ nằm ngửa trên sàn, hai tay duỗi dọc theo cơ thể đồng thời co hai đầu gối lại. Sau đó mẹ từ từ duỗi chân phải rồi gập duỗi cổ chân phải 10 lần. Mẹ tiếp tục lặp lại động tác với chân trái. Bài tập này sẽ giúp lưu thông máu tại chân, phòng được nguy cơ giãn tĩnh mạch gây phù nề chân.
  • Bài tập dành cho cơ bụng: Mẹ bắt đầu bằng tư thế quỳ hai chân và chống hai tay xuống sàn. Sau đó mẹ từ từ hóp bụng lại, đẩy cong lưng lên và gập đầu cổ xuống và hít vào thật sâu rồi từ từ thở ra, hạ lưng xuống về vị trí ban đầu. Mẹ lặp lại đồng tác 3 lần, mỗi lần 8 nhịp. Bài tập này sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng đau lưng.
  • Bài tập cho khớp hông: Mẹ ngồi khoanh tròn hai chân, lưng thẳng, vai mở rộng. Sau đó mẹ đặt úp hai bàn tay lên đầu gối và nhẹ nhàng ấn đầu gối xuống. Mẹ chú ý giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi trở về trạng thái ban đầu và lặp lại động tác. Bài tập này sẽ giúp các cơ xung quanh vùng xương chậu mềm ra.
  • Bài tập cho vùng xương chậu: Mẹ bầu đứng thẳng người đồng thời xoay khớp gối về bên trái sau đó xoay về vị trí ban đầu. Mẹ lặp lại động tác này với khớp gối phải. Mỗi lần thực hiện, mẹ lặp lại động tác này 3 lần, 8 nhịp. Bài tập này có tác dụng giúp giảm tình trạng đau lưng cho mẹ bầu.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc tập trung thực hiện các bài tập giúp giảm đau vùng khớp háng thì mẹ bầu cần chú ý điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt trực tiếp gây ra tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng như:

  • Thức khuya: Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu và em bé, làm tăng các cơn đau tại xương khớp háng.
  • Sinh hoạt sai tư thế: Các vận động đứng, ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống các khớp xương.
  • Đi giày cao gót: Việc dùng giày cao gót khi đang có thai sẽ gia tăng áp lực lên vùng hông, xương chậu khiến mẹ bầu bị đau khớp háng. Mẹ hãy thay giày cao gót bằng đôi giày bệt hay giày búp bê.

6 Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Việc bầu bị đau khớp háng là hiện tượng bình thường. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng với 9 cách giảm đau khớp háng khi mang thai ở trên, tình trạng mẹ bầu bị đau khớp háng sẽ thuyên giảm. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Linh Linh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • 12 Dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu cần chú ý để đến bệnh viện ngay lập tức!
  • 9 Món gà hầm cho bà bầu ngon, dinh dưỡng giúp thai kỳ khỏe mạnh
  • Mách mẹ cách chữa dị ứng khi mang thai đơn giản, an toàn mà siêu hiệu quả

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẹ bầu bị đau khớp háng phải làm sao? Mách mẹ 9 cách khắc phụ hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *