Bạn đang xem bài viết: Cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong mọi tình huống tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân để giúp bé tự vệ trước các đối tượng nguy hiểm, phản ứng phòng vệ nhanh nhạy trong mọi tình huống. Dưới đây, chuyên mục Giáo dục sớm 0 – 6 tuổi của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giới thiệu đến các ba mẹ những kỹ năng quan trọng cần được chú trọng khi nuôi dạy trẻ.
1Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?
Kỹ năng bảo vệ bản thân là cách mà bé nhận thức được về một hay nhóm đối tượng, sự việc, sự vật diễn ra xung quanh có gây nguy hiểm đến sự an toàn của bản thân hay không. Để từ đó bé có thể đưa ra những phán đoán, hành động thích hợp để phòng vệ cho chính mình.
Với tình hình xã hội phức tạp như hiện nay, việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân thực sự rất cần thiết, khi các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Đặc biệt, trẻ nhỏ chưa phân biệt được mọi thứ xung quanh nên dễ bị dụ dỗ nên ba mẹ cần hướng dẫn bé những điều cơ bản nhất.
Ba mẹ dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân cực kỳ quan trọng
2Các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non
Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ
Các bé thường dễ đi theo người lạ khi được cho một món đồ yêu thích, nếu chưa dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Vì thế, mẹ cần dặn thật kỹ bé không được đi theo người lạ khi được dụ dỗ và cần nhắc bé thường xuyên mỗi ngày đến trường.
Mẹ cũng kiểm tra bé bằng cách đưa viên kẹo và hỏi xem nếu có người lạ đưa thì bé có đi không. Hoặc có thể dựng nên một tình huống khi có người lạ đến và dẫn bé đến chỗ mẹ xem bé đã biết cách hay chưa và điều chỉnh phù hợp.
Kỹ năng bảo vệ bản thân khi vui chơi
Trong độ tuổi 3 – 4 bé thường tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh, nhưng vẫn chưa nhận thức được đồ vật nào an toàn và nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình vui chơi bé có thể vô tình đưa đồ vật vào ổ điện, cầm phích nước nóng, bỏ đồ chơi và miệng,…
Do đó, ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ những điều cơ bản ở xung quanh như: điện, ga, các vật dụng sắc bén,… cần tránh xa để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần để các vật dụng nguy hiểm tránh xa tầm với của trẻ, cảnh báo các khu vực nguy hiểm để trẻ biết.
Dạy trẻ không nên chạm vào ổ điện
Kỹ năng phòng tránh xâm hại cơ thể
Việc trẻ bị xâm hại cơ thể, tấn công tình dụng đang được cảnh báo đỏ và có chiều hướng ngày càng tăng. Ba mẹ cần dạy cho trẻ nhỏ bảo vệ bản thân, không cho người lạ đụng vào cơ thể để tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra.
Hãy phổ cập các kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ, chỉ cho bé biết đâu là vùng cơ thể nhạy cảm, không được cho ai đụng chạm và vùng cấm. Ba mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách lồng ghép và hoạt động thường ngày và những tình huống cụ thể để trẻ có thể dễ tiếp thu và nhận thức rõ ràng.
Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông
Kỹ năng an toàn giao thông vô cùng quan trọng mà bé cần được hướng dẫn để khi tham gia vào xã hội tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Thông thường những kỹ năng này sẽ được dạy trên lớp, nhưng ba mẹ cũng nên dạy thêm cho trẻ và nhắc lại mỗi ngày để in sâu và nhận thức và tham gia giao thông an toàn, cơ bản.
Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
Ba mẹ hãy dạy trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh, dặn trẻ hãy la khóc thật lớn khi bị người lạ dẫn đi. Đặc biệt, cũng cần dặn trẻ hãy ở trong khuôn viên trường chờ bố mẹ đến đón và chỉ cho bé cách nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh như: chú bảo vệ, chú công an,… để bé có thể biết cách phản ứng tốt nhất khi gặp tình huống xấu.
Kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn
Ba mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường hợp Hỏa hoạn bất ngờ xảy ra, để giảm thiểu mức tổn thương ở mức thấp nhất. Để giúp bé dễ hiểu, ba mẹ cần lên các tình huống giả định tại nhà và chỉ bé thật kỹ cần làm những gì.
Kỹ năng bảo vệ bản thân khi đi lạc
Khi vui chơi ở nơi công cộng, rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc đặc biệt ở công viên, trung tâm thương mại,… Ba mẹ nên giúp con có những kiến thức ứng xử cần thiết khi đi lạc như: nhờ sự giúp đỡ ai, nếu gặp người lạ muốn đưa trẻ về thì nên làm gì.
Ba mẹ cũng nên dạy trẻ ghi nhớ các thông tin quan trọng như: số điện thoại, địa chỉ nhà, tên ba mẹ. Tuy nhiên, nhiều lúc do hoảng sợ bé có thể quên những thông tin này, tốt nhất ba mẹ hãy đưa cho trẻ một mảnh giấy ghi đầy đủ thông tin.
3Cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng tư duy liên hệ
Trong giai đoạn 2 – 10 tuổi, lúc này bé đang trong quá trình phát triển, nóng lòng muốn thể hiện mình. Tư duy của trẻ lúc này sẽ có những thay đổi lớn, ba mẹ cần rèn luyện để trẻ biết được các việc làm đúng và hạn chế các nguy cơ xấu từ bên ngoài. Đây cũng là thời điểm vàng để ba mẹ dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng tư duy liên hệ đó.
Cụ thể, ba mẹ nên dạy bé biết cách học 1 biết 10, không nên chỉ gò bó theo lối rập khuôn, hãy tập cho con biết cách phân tích nguyên nhân và kết quả của một vấn đề, đưa ra các câu hỏi và hỏi ngược lại bé để tập phản ứng tuy duy.
Trong đó, trò chơi xếp hình hay nhập vai cũng là biện pháp để giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy tốt nhất. Nhờ thế khi có các vấn đề phát sinh, bé sẽ tự biết cách làm gì mà ba mẹ không cần chỉ lại.
4Lưu ý cần nắm khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Trò chuyện cùng trẻ
Nói chuyện với trẻ thường xuyên sẽ giúp gắn kết tình cảm ba mẹ và con cái, cũng là cách dạy con tự tin với mọi người xung quanh. Lúc này, ba mẹ sẽ trở thành những người bạn của con, hiểu được cách nhìn nhận vấn đề của con và đưa ra những phương pháp dạy phù hợp.
Việc giao tiếp với trẻ thường xuyên, ba mẹ cũng có thể biết được những câu chuyện xảy ra hằng ngày với bé. Từ đó biết được xung quanh bé đang có những đối tượng nào và kịp thời phát hiện các nguy cơ xấu và giải quyết ngay.
Không quát mắng
Thông thường, khi trẻ mắc lỗi ba mẹ thường không đủ bình tĩnh để giải tích được cho con mà lớn tiếng la mắng khiến trẻ bị tủi thân và khóc. Nhưng ba mẹ ơi, con dù còn nhỏ nhưng đã có suy nghĩ rồi, nghe ba mẹ quát con sẽ lầm tưởng điều đó là ghét bỏ, không yêu thương con.
Do đó, mọi vấn đề khi trẻ làm không đúng, mẹ hãy nhẹ nhàng bảo ban một vài lần trẻ sẽ hiểu, chủ động học tập, sửa lỗi và tạo thành thói quen mà không cần ai phải nhắc. Ba mẹ cần hiểu rõ cảm xúc của con và có cách dạy phù hợp, không nên quát mắng trẻ.
Ba mẹ không nên quát mắng bé
Vừa học vừa chơi
Trẻ thích được tìm tòi, khám phá những cũng rất nhanh chán, vì vậy mẹ có thể áp dụng phương pháp vừa chưa chơi vừa học để dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Con sẽ cảm thấy thú vị, đầu óc thoải mái nên kiến thức cũng dễ đi vào não bé nhanh hơn. Ba mẹ nên dành thời gian để học tập, vui chơi cùng trẻ để gắn kết tình cảm gia đình.
Phân tích nguyên nhân – kết quả
Ba mẹ nên dạy trẻ cách nhận biết thế giới bên ngoài, nhưng chắc chắn sẽ gặp phải ứng lỗi không đáng có. Do đó, ba mẹ nên chỉ bé cách phân tích nguyên nhân, kết quả một một sự vận nào đó, để trẻ tự biết cách tư duy về hành động của mình đúng hay sai.
5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Bài viết trên AVAkids đã chia sẻ đến ba mẹ cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Điều này vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của bé sau này, vị vậy ba mẹ cần có những định hướng và cách dạy dỗ phù hợp.
Xem thêm:
- Mách ba mẹ cách làm bạn với con siêu hiệu quả
- Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phát triển toàn diện, ba mẹ nào cũng nên biết
- 100 trò chơi dân gian thú vị, giúp trẻ phát triển kỹ năng
Hà Trang tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong mọi tình huống của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.