Rau sam là loại rau gì mà được nhiều người yêu thích sử dụng đến vậy? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để biết được những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại rau này nhé!
Rau sam là loài cỏ dại thường mọc ở những vùng đất ẩm ướt, rau có vị hơi chua và mặn thường được dùng để chế biến các món ăn như: Rau sam xào tỏi tôm, canh rau sam thịt bằm, canh rau sam nấu cá rô đồng,… Rau sam không chỉ là loại thực phẩm ngon mà còn mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau sam qua bài viết sau đây nhé!
Rau sam là gì?
Rau sam còn có tên gọi khác là mã xỉ thái hoặc trường thọ thái, có tên khoa học là Portulaca oleracea. Là loại cây thân thảo với thân bò sát đất thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt bên bờ ruộng, bãi đất trống, sông suối. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ngày nay, rau sam đã được trồng nhiều ở nhiều nơi trên thế giới từ Bắc Phi, Nam u và qua Trung Đông.
Rau sam có thân mọng nước, nhẵn, không có lông, dài khoảng 15 – 20cm và có màu hơi đỏ hoặc tím đỏ. Lá rau sam là lá đơn, có hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng. Hoa có 5 cánh màu vàng, không có cuống và thường ra hoa vào cuối xuân đến giữa mùa thu.
Rau sam là loại rau có nhiều công dụng vì các bộ phận của cây như thân, lá và nụ hoa đều có thể sử dụng được. Với vị hơi chua và mặn đặc trưng, rau sam thường được sử dụng để chế biến các món ăn như: Salad, rau sam luộc, canh rau sam,….
Những công dụng chữa bệnh của rau sam
Không chỉ là loại thực phẩm ngon mà rau sam còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khoẻ được nhiều người tin dùng. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rau sam được xem như “một vị thuốc trường thọ” có tác dụng chữa bệnh.
Thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ hệ tiêu hoá
Theo Bác sĩ Yên Lâm Phúc của Học viện quân y, rau sam có tính hàn, vị chua, hơi đắng nhẹ và không độc nên được sử dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó, theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, rau sam còn giúp kích thích hệ tiêu hoá, dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và giảm đi các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.
>> Những mẹo chữa đầy bụng cực kỳ đơn giản
Tác dụng bảo vệ thần kinh
Các nghiên cứu thí nghiệm đã cho thấy rằng, rau sam có tác dụng tăng cường trí nhớ và cải thiện mức độ tập trung nhờ vào thành phần DOPA và Dopamine có trong rau sam.
Bên cạnh đó, dược liệu này còn có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do thiếu oxy và được xem là một vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer – chứng bệnh suy giảm trí nhớ ở người già gây ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày như trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.
Tốt cho da, cơ và xương
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ, rau sam có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như: Canxi, sắt, magie, natri, kali, axit folic, vitamin A, vitamin C,… Do đó, rau sam rất tốt cho da, cơ và và xương phát triển tốt.
Không chỉ vậy, hàm lượng canxi cao có trong rau sam giúp hỗ trợ xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin E và chất glutathione có trong rau sam còn giúp bảo vệ màng tế bào và tránh khỏi các tác nhân gây hại.
Tốt cho tim mạch
Các nhà Dược học Pháp cũng cho thấy rằng rau sam có tác dụng bảo vệ mạch máu, giảm hàm lượng cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ vào thành phần betalain, magie và omega 3 có trong rau sam.
Không chỉ vậy, Dược thư cổ của Anh cũng chỉ ra rằng rau sam giúp hỗ trợ trị đái tháo đường loại 2.
Tác dụng chống ung thư
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu trên tế bào còn cho thấy rằng rau sam có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, kháng khuẩn bảo vệ dạ dày nhờ vào các hợp chất polysacarit, cerebroside, homoisoflavonoid, và alkaloid có trong rau sam.
Một số lưu ý khi sử dụng rau sam
Rau sam tuy có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu không sử dụng đúng cách cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng rau sam:
Rau sam có tính hàn nên phụ nữ mang thai nên hoặc cho con bú nên tránh sử dụng vì có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Không đun nấu rau sam quá kỹ khi chế biến sẽ khiến rau bị mất đi các chất dinh dưỡng
Những người bị tiêu chảy nặng, cấp tính không nên dùng rau sam hoặc nếu có thì nên kết hợp thêm các loại thuốc có vị cay, ấm
Trong rau sam có chứa 2 thành phần nitrate và oxalate nên những người có tiền sử bệnh sỏi thận nên tránh sử dụng vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
Bài viết vừa chia sẻ những bạn những thông tin cần thiết và công dụng chữa bệnh của rau sam. Hy vọng qua bài viết bạn đã thêm cho mình những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc sức khỏe gia đình một cách tốt nhất.
Nguồn: Vinmec
Xem thêm
>> Rau bina là rau gì? Cách chế biến ngon và công dụng của rau bina?
>> Đừng tưởng ăn rau nhiều là tốt, ăn toàn rau cực kì có hại
>> Tăng cường sức khỏe với rau xanh đậm
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH