Bạn đang xem bài viết: Trẻ suy dinh dưỡng: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ suy dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong và mắc các bệnh hiểm nghèo ở trẻ dưới 5 tuổi. Qua bài viết dưới đây truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ.
1Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?
Trẻ em suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu dinh dưỡng và năng lượng, lipid, protein, vi chất dinh dưỡng. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là đối với trẻ em dưới 3 tuổi.
Nhìn vào những số liệu nghiên cứu thực tế của tổ chức UNICEF năm 2019, cho thấy: Trên thế giới, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng. Căn bệnh đã để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ em. Đây chính là hồi chuông báo động để cha mẹ phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ.
Việt Nam có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở thể thấp còi cao
2Nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng có nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do cung cấp dinh dưỡng thiếu, dưỡng chất tăng tiêu hao hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản, cha mẹ có thể tham khảo:
Do cha mẹ cung cấp dinh dưỡng cho trẻ thiếu
- Trẻ em không được cung cấp đầy đủ thực phẩm và thức ăn.
- Trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn, ăn không đáp ứng đủ nhu cầu.
- Chế độ ăn uống của trẻ “nghèo nàn”, chế biến món ăn không khoa học làm hao hụt chất dinh dưỡng.
Do trẻ tăng tiêu hao năng lượng
- Trẻ em trong tình trạng bệnh tật, đau ốm trong khoảng thời gian dài.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khả năng hấp thu kém.
- Đường ruột của trẻ bị nhiễm ký sinh trùng.
- Trẻ mắc bệnh lý làm thất thoát năng lượng và dinh dưỡng.
Như vậy, trẻ suy dinh dưỡng chủ yếu là do sự kết hợp của cả 2 cơ chế giảm cung cấp và tăng tiêu hao năng lượng. Điều này thường xảy ra ở trẻ trong tình trạng rối loạn tiêu hóa mà mẹ cho trẻ ăn kiêng.
Ép trẻ ăn là sai lầm phổ biến của bố mẹ khi thấy trẻ biếng ăn
3Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, thông thường cha mẹ hay dựa vào dấu hiệu bên ngoài hình thể của trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ suy dinh dưỡng không thể phát hiện bằng mắt thường được. Dưới đây là những dấu hiệu, đặc điểm cho từng dạng suy dinh dưỡng cụ thể, cha mẹ có thể tham khảo để phát hiện kịp thời.
Dựa vào cách tính BMI
Cách đơn giản nhất cha mẹ có thể xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không ngay tại nhà là dựa vào cách tính BMI. Tuy nhiên kết quả từ cách tính BMI cũng chỉ là dấu hiệu mang tính tham khảo để nhận biết và cảnh báo.
Muốn biết chính xác trẻ có suy dinh dưỡng hay không, cha mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở dinh dưỡng uy tín để các chuyên gia về dinh dưỡng tư vấn chi tiết.
Trẻ suy dinh dưỡng bào thai
Trẻ suy dinh dưỡng bào thai có tầm vóc thấp còi, chậm phát triển chiều cao, thường gây ảnh hưởng cho não và kém linh hoạt. Bệnh này phổ biến ở các trẻ sinh đủ tháng nhưng trọng lượng chỉ dưới 2.500g. Ngoài ra trẻ suy dinh dưỡng bào thai còn có các dấu hiệu sau:
- Cuống rốn trẻ thường có màu vàng và bị teo đét.
- Trẻ dễ bị hạ đường huyết dẫn đến tình trạng co giật, nhịp thở bị rối loạn.
- Hạ canxi máu làm co giật tạo ra các cơn ngừng thở.
- Trẻ dễ dàng bị hạ thân nhiệt.
Đối với dạng suy dinh dưỡng bào thai, trẻ thường có nguy cơ tử vong rất cao. Ngoài ra, đây cũng là tiền đề khiến trẻ mắc các bệnh mạn tính như: tim mạch, tăng huyết áp, di chứng thần kinh đặc biệt đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe sau này của trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
Với dạng trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua ngoại hình của trẻ. Trẻ thường có hình thể nhỏ hơn hẳn với các bạn đồng trang lứa, nước da kém tươi hay da xanh sao, kém linh hoạt, nhanh mệt, uể oải trong các hoạt động vui chơi, học tập.
Dựa vào tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp, trẻ sơ sinh bình thường và khỏe mạnh có chiều cao trong khoảng 50cm. Chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm 3cm/tháng ở giai đoạn 3 tháng đầu. Ở các tháng tiếp theo sẽ tăng thêm 2cm.
Nếu trẻ chỉ đạt 90% theo mức tiêu chuẩn này, cho thấy trẻ chậm tăng trưởng về chiều cao. Đây chính là dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Suy dinh dưỡng thể thấp còi khiến trẻ thấp hơn những bạn đồng trang
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, cha mẹ sẽ dựa theo tiêu chuẩn tăng trưởng cân nặng của WHO. Nếu trẻ có tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn 90% thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
Dạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ gồm 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Cân nặng của trẻ đạt 90% so với trọng lượng chuẩn theo độ tuổi.
- Cấp độ 2: Cân nặng của trẻ đạt 75% so với trọng lượng chuẩn theo độ tuổi.
- Cấp độ 3: Cân nặng của trẻ đạt 60% so với trọng lượng chuẩn theo độ tuổi.
Trẻ trong tình trạng biếng ăn, cơ thể hấp thu dinh dưỡng kém, không tăng cân hoặc tăng cân rất ít là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
Đặc biệt tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các trẻ không được bú mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu, dưỡng chất trong sữa mẹ không đủ, cho trẻ ăn dặm sớm, chế độ ăn của trẻ không hợp lý, trẻ thiếu vi chất và không được bổ sung, thể chất kém hay ốm…khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa, ăn không đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm
Dạng suy dinh dưỡng này xảy ra ở các trẻ có triệu chứng như: trẻ em biếng ăn, làn da xanh xao, hay bị rối loạn tiêu hóa và khó thở. Nhất là đối với các trẻ có mức tăng trưởng cân nặng đạt 60% so với trọng lượng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Biểu hiện thường thấy của trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm là có làn da kém tươi, nhăn nheo, nhìn “già nua” so với độ tuổi và thân nhiệt giảm bất thường.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét
Xuất hiện ở những trẻ em không được cung cấp đầy đủ nguồn lương thực, thực phẩm. Dẫn đến cơ thể trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng.
Dấu hiệu nhận biết thể hiện rõ ràng ở hình thể của trẻ như cơ thể trẻ hốc hác, gầy khô, toàn thân chỉ có da bọc xương, da nhăn nheo, xanh xao. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét thường dễ nhiễm bệnh, rối loạn tiêu hóa và quấy khóc thường xuyên.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù
Những trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù có nước da trắng bệch, toàn thân sưng phù, cơ mềm, đặc biệt chỉ số tăng trưởng về cân nặng chỉ trong khoảng 60% – 80% so với tiêu chuẩn cân nặng của WHO.
Ngoài ra còn có những dấu hiệu như: bụng chướng phình to, tóc yếu dễ gãy rụng, làn da xuất hiện đốm nhỏ li ti khắp cơ thể, dần dần đổi màu, bong tróc, rỉ nước, dễ nhiễm trùng lở loét.
Trẻ suy dinh dưỡng dạng này thường có cơ thể “mập mạp” và “phù nề” dễ dẫn đến hiểu nhầm với trẻ phát triển béo tốt khỏe mạnh. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ bắt đầu khiến trẻ phù nề từ mí mắt và mặt tiếp đó là hai chân dưới. Sau đó sẽ khiến trẻ phù nề toàn thân kéo theo tràn dịch màng phổi, màng bụng.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể hỗn hợp
Là hiện tượng xuất hiện sau khi điều trị suy dinh dưỡng thể phù. Ngay khi trẻ đã hết phù, cơ thể chuyển thành teo đét. Tuy nhiên, gan vẫn còn to do trẻ bị thoái hóa mỡ và chưa được phục hồi hoàn toàn.
Trong giai đoạn điều trị và phục hồi, trẻ có chỉ số tăng trưởng cân nặng đạt 60%. Mặc dù bị teo cơ nhưng hình thể trẻ vẫn có thể phù. Bên cạnh đó các biểu hiện biếng ăn, chức năng tiêu hóa bị rối loạn, bụng chướng to vẫn chưa hết.
Cho trẻ đi khám tại trung tâm dinh dưỡng uy tín để xác định được tình trạng bệnh
4Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đến trẻ
Trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển cả về thể chất và tinh thần, đặc biệt là đối với sức khỏe sau này của trẻ.
Làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bệnh nhiễm trùng
Trẻ suy dinh dưỡng bởi thiếu hụt các vi chất như: vitamin, sắt, kẽm, đạm… làm cho hệ miễn dịch yếu dần khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Trẻ phải điều trị bằng kháng sinh liên tục gây ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng của trẻ.
Bên cạnh đó còn gây nên tình trạng biếng ăn, rối loạn chức năng tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất kém, làm cho tình trạng dinh dưỡng kéo dài và nặng thêm.
Gây rối loạn các chức năng cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe
Trẻ em trong tình trạng suy dinh dưỡng khiến các cơ quan bị rối loạn. Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là tim, thận, gan thậm chí gan có thể bị thoái hóa mỡ, suy thận và suy tim.
Ngoài ra, cơ thể trẻ cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nếu thiếu vi chất. Trẻ thiếu vitamin A làm khô giác mạc, gây ra hiện tượng quáng gà và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của trẻ.
Thể chất chậm phát triển
Trẻ suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc. Bên cạnh đó còn là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng xấu đến chức năng các cơ quan trong cơ thể. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém phát triển mọi mặt, còi cọc và kém linh hoạt.
Tâm thần chậm phát triển
Sự phát triển của não bộ cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của bệnh suy dinh dưỡng. Nhất là đối với trẻ em trong giai đoạn dưới 6 tuổi. Nguyên nhân lớn là do các trẻ bị thiếu hụt các chất thiết yếu đảm bảo cho sự phát triển não và trí tuệ như: sắt, iốt, DHA, chất béo.
Trẻ suy dinh dưỡng thường có biểu hiện chậm chạp, phát triển ngôn ngữ chậm, trí nhớ kém, kéo theo hệ lụy như giảm khả năng chú ý, tiếp thu và học tập.
5Hướng điều trị, phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng
Việc tìm ra hướng điều trị tốt nhất cho trẻ suy dinh dưỡng là rất quan trọng và cấp bách. Không chỉ giúp mọi trẻ em có một tương lai phát triển khỏe mạnh, quan trọng hơn là nâng cao tầm vóc thế hệ tương lai trẻ em Việt Nam.
Điều trị trẻ suy dinh dưỡng tình trạng cấp:
- Trẻ bị mất nước hoặc phù toàn thân, suy tim cấp, rối loạn điện giải, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa, không hấp thu.
- Bổ sung thêm dưỡng chất trẻ bị thiếu hụt: vitamin A, axit folic, canxi, sắt, vitamin D, đa sinh tố.
- Tăng khẩu phần dinh dưỡng với mức tối đa cung cấp phù hợp khả năng tiêu hoá, hấp thu của trẻ. Ngoài ra bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và năng lượng.
Giúp trẻ phục hồi suy dinh dưỡng ngay tại nhà:
- Năng lượng đảm bảo được cung cấp đầy đủ. Đáp ứng đủ nhu cầu về chất đạm và dưỡng chất để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ phát triển cơ thể.
- Các bữa ăn hàng ngày nên tăng về lượng khẩu phần. Trẻ không ăn đủ theo nhu cầu hãy hỗ trợ bằng cách làm đa dạng món ăn trong một bữa của trẻ, bổ sung các bữa phụ và tăng số lần ăn trong ngày cho trẻ không thể ăn nhiều được trong 1 lần, cho trẻ ăn đặc, bồi dưỡng trẻ sau ốm,… Đặc biệt cho trẻ theo dõi tình trạng dinh dưỡng định kỳ.
Xem thêm:
- 9 cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ho có đờm tại nhà hiệu quả. Xem ngay!
- Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hoá
- Bác sĩ nhi khoa gợi ý hướng xử trí khi trẻ bị thiếu máu
6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trẻ suy dinh dưỡng cần được quan tâm và chăm sóc theo chế độ đặc biệt và khắc phục kịp thời để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ sau này. Hy vọng qua bài chia sẻ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, cha mẹ phần nào hiểu được nguyên nhân, nắm rõ biểu hiện và tìm ra phương pháp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Huyền Trang tổng hợp
Duyệt bởi Ngọc Thanh
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ suy dinh dưỡng: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.