Bạn đang xem bài viết: Bé không chịu ăn dặm: Mẹ chỉ cần áp dụng những mẹo này tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Bé không chịu ăn dặm đang là sự quan tâm của nhiều phụ huynh khi thấy con trẻ cự tuyệt món ăn dặm mà không biết lý do tại sao. Vậy hãy cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu lý do mà trẻ không muốn ăn dặm trong bài viết này nhé!
1Vì sao bé không chịu ăn dặm?
Bé chưa sẵn sàng nhận những món ăn mới
Thông thường, bé lười ăn dặm là do chưa sẵn sàng tiếp nhận những món ăn mới. Trong giai đoạn trẻ vẫn chưa tròn 1 tuổi, là thời gian phù hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm nhưng mà vào độ tuổi 5 – 7 tháng, bé chỉ quen uống sữa mẹ hoặc sữa bột.
Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé rất yếu, các chức năng vẫn đang hoàn thiện nên chưa thích nghi được các món ăn khác ngoài sữa mẹ. Vì vậy, nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, bé sẽ “cự tuyệt” các món ăn hoặc sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, sợ các món ăn, nôn.
Lý do khiến bé không chịu ăn dặm
Do mẹ nấu đồ ăn dặm cho bé chưa đúng
Một phần là do mẹ chưa nấu được đồ ăn dặm đúng cách, mắc sai lầm khi chế biến các món ăn. Mặc dù mẹ đã bỏ ra nhiều thời gian và nghiên cứu các món ăn dặm cho bé nhưng lại không nắm bắt được các loại thực phẩm nào phù hợp cho bé trong các giai đoạn phát triển khác nhau.
Cách nấu của mẹ chưa đúng
Bé không muốn ăn dặm vì chỉ ăn một món nhiều bữa
Một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng bé lười ăn dặm là do các mẹ lặp lại một món nhiều lần trong bữa. Các mẹ nên biết vị giác của bé cũng khó tính không thua gì người lớn, nếu mẹ cho bé ăn một món nhiều bữa thì bé sẽ cự tuyệt vì chán.
Nêm gia vị đồ ăn dặm không phù hợp cho bé dưới 9 tháng tuổi
Hệ tiêu hóa của bé khi chưa được 1 tuổi rất yếu và các chức năng của thận vẫn chưa được hoàn thiện và chưa phát triển. Nên khi mẹ nêm gia vị đồ ăn dặm không phù hợp (quá mặn, quá ngọt,…) sẽ có nguy cơ dẫn đến thận của bé gặp một số vấn đề, dễ khiến bé không chịu ăn dặm trong các bữa ăn mẹ nấu.
Gia vị món ăn chưa phù hợp với hệ tiêu hóa của bé dưới 1 tuổi
Bé chưa thấy đói
Nguyên nhân bé từ chối ăn dặm một phần là do chưa thấy đói. Nếu thấy đói, bé sẽ đòi ăn và muốn ăn.
Món ăn dặm thiếu màu sắc
Một trong các lý do khác khiến bé không ăn dặm vì món ăn dặm thiếu màu sắc làm bé mất hứng ăn. Trong độ tuổi này, bé rất thích các màu sắc tươi sáng và đẹp mắt nên món ăn dặm cần được trang trí màu sắc nhằm gây hứng thú cho bé.
Bé không chịu ăn dặm do món ăn chưa có màu sắc hấp dẫn
Thời điểm ăn dặm không phù hợp
Thời gian không phù hợp cũng là một trong các lý do gây nên tình trạng bé không chịu ăn dặm. Thời gian sinh hoạt ở trẻ rất thất thường nên thời gian đói của trẻ cũng khác nhau, các mẹ cần chú ý thời gian cũng như các hoạt động của bé nhằm điều chỉnh thời gian ăn dặm cho phù hợp.
2Mẹ cần làm gì khi trẻ không chịu ăn dặm
Nấu từ loãng đến đặc
Mẹ thường mắc lỗi khi cho bé ăn dặm vào những ngày đầu tiên chính là chưa điều chỉnh hợp lý độ lỏng, khô và đặc của các món ăn dặm cho bé. Vì thế, bé không chịu ăn dặm các món có tính khô bởi trong giai đoạn này bé chỉ quen uống sữa bột và sữa mẹ. Chính vì thế, mẹ cần bắt đầu nấu các món ăn từ lỏng đến đặc nhằm giúp bé quen dần mùi vị cũng như hệ tiêu hóa bắt đầu thích nghi.
Nấu từ ít đến nhiều
Khi nấu những món ăn dặm đầu tiên cho bé, mẹ không nên nấu quá nhiều với hy vọng bé sẽ ăn hết. Mẹ chỉ cần nấu một vài muỗng là đủ để bé làm quen dần với món ăn và giúp đường ruột của bé thích nghi với các món ăn dặm. Mẹ có thể kiên nhẫn tập cho bé ăn từ 1 – 3 muỗng, tăng dần ⅓ bát, rồi tăng lên nửa bát, ⅔ bát, rồi hết bát, công việc này tuy vất vả nhưng lại giúp bé không sợ ăn hay chán ăn.
Tạo màu sắc cho món ăn dặm
Khi nấu món ăn dặm cho bé, mẹ nên tạo cho món ăn một màu sắc đa dạng, trang trí bắt mắt gây kích thích cho bé khi đến bữa ăn, tránh tình trạng bé không chịu ăn dặm.
Nấu từ ngọt đến mặn
Sau một thời gian nhất định, đường ruột của bé đã bắt đầu phát triển và thích ứng được các món ăn mới ngoài sữa mẹ và sữa bột. Trong các loại gia vị, bột ngọt là gia vị có vị thân thiện với bé nên được dùng cho các bữa ăn dặm đầu tiên nhằm giúp bé ăn nhiều hơn.
Đầy đủ dinh dưỡng
Theo nhiều nghiên cứu dinh dưỡng, món ăn dặm của bé phải đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất, vitamin nhưng không phải lúc nào cho bé ăn càng nhiều thì bé sẽ hấp thụ hết. Nếu món ăn dặm của bé dư protein, glucid,… dễ gây cho bé các bệnh rối loạn đường ruột, tiêu chảy, đầy bụng,… tình trạng này làm bé không chịu ăn dặm. Vì thế, các mẹ cần lưu ý điều chỉnh độ dinh dưỡng cho các món ăn dặm của bé phải đầy đủ chất, không quá thừa chất hay thiếu chất.
Món ăn dặm cho bé phải đủ chất
Cho bé tập ăn dặm bằng thức ăn bốc nhón (finger foods)
Vào giai đoạn từ 7 tháng đến 9 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm bằng thức ăn bốc nhón nhằm giúp trẻ phát triển khả năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân khi còn nhỏ.
Tạo không gian ăn dặm đa sắc màu
Nếu bé không chịu ăn dặm, các mẹ nên tạo cho bé một không gian thú vị hơn, gây hứng thú cho bé khi ăn.
Để bé tự ăn dặm nếu có thể
Các mẹ thường có một tính cách nuông chiều bé khi thấy bé biếng ăn, bố mẹ chắc chắn rằng sẽ cầm muỗng lên và giúp bé ăn. Trong giai đoạn ăn dặm, bé (thường từ 1 – 1,5 tuổi) đã có khả năng tự ăn. Do đó, bố mẹ nên động viên bé tự ăn dặm, hạn chế làm giúp bé.
Cho bé tự phục vụ
Cho bé uống sữa với lượng giới hạn (khoảng 500ml/ngày)
Các mẹ cần chú ý khi dùng sữa bột cho bé, bởi trong sữa chứa khá nhiều calories. Nếu cho bé uống sữa sẽ khiến bé không chịu ăn dặm do quá no.
Cho bé bữa ăn nhẹ bằng 1/3 bữa chính mỗi ngày
Mẹ nên cho bé ăn nhẹ bằng ⅓ bữa chính mỗi ngày nhằm giúp bé chắc chắn rằng vào bữa ăn của mình bé sẽ có một cái bụng đói để thưởng thức bữa ăn một cách ngon miệng hơn. Mẹ có thể dựa vào tình trạng ăn vặt của bé mà điều chỉnh lại các bữa ăn nhẹ cho hợp lý.
Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin cho bé
Mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé mặc dù vitamin không cần thiết nhưng có thể giúp mẹ an tâm khi bé biếng ăn, chán ăn mà vẫn được cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết.
Thường xuyên đổi khẩu vị cho bé
Mẹ nên thường xuyên thay đổi các món ăn dặm cho bé và tìm hiểu xem khẩu vị mà bé thích nhất để bé cảm nhận được nhiều hương vị khác nhau cũng như bổ sung cho bé đầy đủ các chất cần thiết giúp cơ thế phát triển đầy đủ.
Chỉ cho bé ăn dặm trong một thời gian nhất định
Nếu mẹ cố kéo dài thời gian ăn dặm của bé thì có khả năng bé sẽ cảm thấy khó chịu trong các bữa ăn và có ấn tượng xấu khi đến bữa. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giúp bé ăn tốt hơn.
3Tránh cho bé ăn dặm những món sau
Để tránh tình trạng bé không chịu ăn dặm, các mẹ cần lưu ý không nên cho bé ăn dặm những món sau:
- Mật ong: Theo nghiên cứu, trong mật ong chứa lượng đường rất lớn và chứa một số bào tử gây ngộ độc cho bé.
- Sữa bò: Được cho rằng các chất đạm có trong sữa làm bé bị dị ứng và gặp một số triệu chứng như viêm da, phát ban, nổi mề đay, thường xuyên trào ngược và nôn ói,…
- Bơ và đậu phộng: Bơ và đậu phộng là hai loại thực phẩm dễ làm bé no nhanh dẫn đến bé không chịu ăn các loại thực phẩm dinh dưỡng khác.
- Hải sản và động vật có vỏ: Đây là loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở bé.
- Lòng trắng trứng: Các bé sơ sinh rất dễ bị dị ứng bởi lòng trắng trứng bởi hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu.
- Nước trái cây đóng hộp: Mặc dù nước ép trái cây rất tốt cho các bé sơ sinh nhưng nước ép đóng hộp lại chứa các chất bảo quản không an toàn cho sức khỏe của bé.
- Lúa mì: Trong lúa mì chứa Gluten, đây là một loại protein có khả năng gây phát ban, tiêu chảy, mất ngủ ở bé. Nếu thấy bé có tình trạng thở khò khè sau khi ăn các loại thực phẩm chứa lúa mì thì nên đến các cơ sở y tế vì có thể bé đã bị dị ứng với lúa mì (bột mì).
4Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Mong rằng trong bài viết trên, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể giúp các mẹ tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng bé không chịu ăn dặm và một số cách cần làm khi tình trạng ăn dặm của bé trở nên tệ hơn. Hy vọng rằng qua các thông tin trên, mẹ sẽ có thể nấu những món ăn dặm bổ dưỡng nhất dành cho bé yêu của mình. Chúc các mẹ thành công!
Bảo Nghi tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Nhật Quang
- Những vật dụng mẹ cần chuẩn bị để ăn dặm không là cuộc chiến
- Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không? Bác sĩ gợi ý thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm
- Mẹo giúp ba mẹ cho trẻ ăn dặm đúng cách
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bé không chịu ăn dặm: Mẹ chỉ cần áp dụng những mẹo này của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.