Hướng dẫn cách rèn luyện tính kỷ luật, tạo thói quen tốt cho bản thân để giúp chất lượng cuộc sống và công việc của bạn ngày một tốt hơn.
Bạn đang cảm thấy chán ngán với chính mình vì thói vô kỷ luật trong công việc cũng như cuộc sống? Bạn cảm thấy làm cái gì cũng ngại? Bạn đã bắt đầu nhận thấy dấu hiệu sống thiếu kỷ luật nó ảnh hưởng xấu tới bản thân mình ngày một trầm trọng hơn?
Nhưng lại băn khoăn không biết làm cách nào để có thể rèn luyện bản thân sống và làm việc một cách kỷ luật, hiệu quả?
Hãy để truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giúp bạn.!
Việc không kỷ luật được bản thân sẽ gây ra hậu quả gì?
- Tự thất vọng: Cảm thấy bản thân mình làm cái gì cũng kém cỏi. Thấy bản thân mình chẳng làm được thứ gì nên hồn. Rồi sau đó, bạn sẽ
- Mất tự tin: …
- Gây ra tình ì: Làm cái gì cũng ngại, Không muốn bắt đầu làm một cái gì đó mới mẻ và thú vị hơn. Rồi khi học hoặc làm cái gì đó, bạn chỉ làm qua loa đối phó và chẳng thể đúc rút được thứ gì hữu ích từ công việc đó.
Dưới đây, Haycafe sẽ đưa ra một số gợi ý đơn giản để giúp bạn lấy lại tính kỷ luật cho bản thân một cách hiệu quả.
Điểm đặc biệt của những biện pháp này, đó là nó có thể áp dụng cho những ai đã và đang bị ì ạch hoặc thói quen dễ dãi, thiếu kỷ luật gây ra những ảnh hưởng không tốt.
Nếu bạn cũng đang trên con đường tìm lại sự kỷ luật cho chính mình. Hãy đọc bài viết một cách kỹ lưỡng. Và nhớ là, luôn luôn suy ngẫm để áp dụng cho bản thân một cách phù hợp, hiệu quả nhất nhé!
Phương pháp rèn luyện lối sống kỷ luật cho bất kỳ ai
Bài học: Điều kiện cần để có thể sửa được tính thiếu kỷ luật?
Bạn thân mến,
Mỗi người trong số chúng ta thường thường sẽ vô kỷ luật trong nhiều thứ. Đó có thể là: ngủ khuya, dậy trễ, đi học/đi làm muộn, lười học, lười làm, ham chơi game, thích nhậu nhẹt,…
Thế nhưng có một điều chớ trêu thay, đó là những người thiếu kỷ luật thì mỗi khi mong muốn mình sống tốt hơn, kỷ luật hơn thì họ lại cực kỳ tham lam và muốn sửa tất cả những tật xấu đó trong cùng một lúc, hoặc một thời gian ngắn.
Đó là một biện pháp không tưởng và bạn sẽ không bao giờ đạt được.!
Chính sự tham lam muốn bản thân mình hoàn thiện ngay trong một lúc như thế sẽ khiến bạn không bao giờ đạt được tính kỷ luật cho bản thân mình.
Bởi lẽ, bạn thử nghĩ xem, khi bạn đang là người thiếu kỷ luật mà nếu tự bắt bản thân mình phải thực hiện nhiều thứ kỷ luật ngay trong khoảng thời gian ngắn, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy bị o ép, mệt mỏi quá sức. Sau 1-2 ngày thực hiện thì chính sự mệt mỏi vô vị đó sẽ khiến bạn có xu hướng “vô kỷ luật” tiếp.!!!
Vì thế, Điều kiện cần thiết nhất để có thể sửa được tính thiếu kỷ luật cho bất kỳ ai đó là:
ĐỪNG THAM LAM!
“Hãy khắc phục từng thói xấu thiếu kỷ luật một cách lần lượt. Và làm dần trong thời gian dài. Chỉ có như vậy bạn mới có thể hoàn thành được mục tiêu cho bản thân là Sống Kỷ Luật.”
Hãy nhớ nhé!
Bước 1: Hãy liệt kê ra 5-6 điều mà mình đang vô kỷ luật
Vì sao mình khuyên bạn chỉ nên liệt kê ra 5-6 điều vô kỷ luật của bản thân mà không phải là tất cả?
Bạn thân mến,
Con người chúng ta rất là kỳ quặc ở chỗ: Mặc dù ta biết bản thân ta có nhiều thói hư tật xấu, nhưng bản năng thì ta ưu ái bản thân và không muốn chấp nhận một sự thật rằng mình quá tồi tệ.
Vì thế, nếu liệt kê ra quá nhiều những thói vô kỷ luật của bản thân, thì bạn rất dễ sa vào 2 tình huống:
- Trường hợp 1: Cảm thấy hốt hoảng vì mình có quá nhiều thứ cần phải cải thiện. Và bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu trước! Bạn sẽ nhanh chóng “ngủm” với kế hoạch thay đổi bản thân của mình vì sự mệt mỏi mà nó đem lại!
- Trường hợp 2: Hào hứng nhào vào để “thay tâm đổi tính” nhưng chỉ 2 ngày sau bạn sẽ quên mất mình phải làm gì mới đúng (vì phải thực hiện quá nhiều)? Và nhanh chóng cảm thấy “ngán” với việc kỷ luật bản thân này.
Do đó, bạn hãy nhớ:
Chỉ liệt kê ra 5-6 điều mà bản thân mong muốn cải thiện nhất. Và sắp xếp nó đúng thứ tự ưu tiên. Cái nào bạn muốn cải thiện nhất thì đặt lên phía trên.
Đó hoàn toàn là những kinh nghiệm thực tế hiệu quả mà mình đã từng áp dụng thành công cho bản thân.!
Bước 2: Ghi ra biện pháp giải quyết đơn giản nhất có thể.
Tại bước này, bạn hãy viết ra các biện pháp giải quyết tương ứng với từng thói xấu thiếu kỷ luật của bản thân. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ là viết ra biện pháp giải quyết càng cụ thể càng tốt. Thêm nữa, đó phải là những biện pháp thực hiện đáp ứng các tiêu chí:
- Thấp: Mục tiêu ban đầu đặt ra phải thấp thôi, như thế thì bản năng bạn sẽ cảm thấy không quá khó để thực hiện. Và bạn khi đó sẽ chịu nhúc nhích.
- Dễ: Việc thực hiện cần phải được thực hiện dễ dàng mà không phải đau đầu hay mệt nhoài cơ thể.
- Nhanh: Bạn cũng không thể bắt bản thân tốn quá nhiều thời gian cho việc thực hiện này. Vì nếu tốn thời gian quá, thì bản năng của bạn sẽ kháng nghị, không làm ngay (Vì nó muốn có thời gian đề “nghỉ ngơi” thư giãn với những thói quen xấu trước kia mà)
Thông thường, mình sẽ kẻ một bảng liệt kê thói quen xấu và biện pháp giải quyết. Nó như thế này:
Ví dụ bạn muốn loại bỏ tính Lười Học của bản thân chẳng hạn:
Bạn có thể loại bỏ sức ì của mình bằng cách đặt mục tiêu là:
Bắt buộc bản thân bạn một ngày đọc hoàn thành 3 trang sách thôi. Cứ đọc hoàn thành đã, không nhất thiết phải hiểu được. Sáng đọc 1 trang, Trưa đọc 1 trang, Chiều đọc 1 trang là được!
(Vì mục tiêu của chúng ta là nhúc nhích cái thói xấu không chịu đọc sách để học ấy nên không nên nặng nề phải học hiểu hoặc phải đọc quá nhiều.)
Bước 3: Thực hiện từng mục tiêu một
Sau khi đã có một bản danh sách những thói quen xấu thiếu kỷ luật của bản thân cùng các biện pháp khắc phục tương ứng. Bạn hãy thực hiện khắc phục từng thói quen xấu một. Đừng làm tất cả cùng một lúc.
Tại sao lại phải làm như vậy?
Bạn hãy thử tưởng tượng bản thân mình sau một khoảng thời gian dài với tính “vô kỷ luật”? Khi đó, bạn sẽ cảm thấy làm mọi thứ đều “ngại”. Bạn không muốn nhúc nhích để sửa đổi bản thân mình nếu phải thực hiện một điều gì đó “trái với thói quen” hằng ngày trước đây.
Cho nên nhiệm vụ của chúng ta lúc này là “dụ” cho bản thân mình có thể nhúc nhích đã! Khi đã bắt đầu có sự lay động ban đầu để thay đổi thói quen xấu rồi, lúc đó chúng ta mới có thể nâng cao dần mục tiêu và cường độ lên. Giúp bản thân ngày càng linh hoạt cùng kỷ luật hơn.
Hướng dẫn cách áp dụng:
– Tuần 1: Đặt mục tiêu là phải hoàn thành biện pháp kỷ luật Đọc Sách nhằm Khắc phục Thói xấu 1-Lười Học. Cứ mỗi ngày bạn thực hiện thành công. Bạn hãy ghi OK vào bảng theo dõi kỷ luật như trong hình minh họa phía trên.
– Tuần 2: Ngoài việc vẫn áp dụng kỷ luật cho Đọc Sách hằng ngày. Bạn sẽ thực hiện thêm việc Đi Bộ để khắc phục Thói Xấu 2 – Lười Vận Động.
– Tuần 3: Vẫn thực hiện việc Đọc Sách và Đi Bộ hằng ngày. Nhưng lại thực hiện thêm việc Ngủ Sớm trước 23h tối nhằm khắc phục Thói xấu thứ 3 – Thức Khuya.
…. Tương tự như vậy cho các tuần tiếp theo…
Bước 4: Tăng dần mức độ thực hiện mỗi tuần
Khi bản thân bạn đã dần làm quen với những hành động ban đầu. Bạn hãy nâng dần mức độ thực hiện lên thêm một chút. Nhớ là một chút thôi nhé, đừng tham lam quá. Chúng ta cần để cho bản thân thời gian để thích nghi dần dần.
Một lời khuyên từ kinh nghiệm của chính mình đó là bạn hãy nâng dần mức độ phải thực hiện sau mỗi 1-2 tuần. Khi đó, bạn vẫn đang dần tiến bộ mà bản thân lại không hề cảm thấy mệt mỏi hay quá sức chút nào.
(Nhớ là đừng để quá lâu nhé. Thời gian 1-2 tuần là đủ để bản thân bạn làm quen với cường độ mới rồi)
Ví dụ với trường hợp thay đổi tính LƯỜI HỌC ở trên:
– Sau 1 tuần thực hiện, bạn có thể đặt mục tiêu mới cho bản thân là mỗi ngày đọc 4 trang sách: Sáng đọc 1 trang, Trưa đọc 1 trang, Chiều ngủ dậy đọc 1 trang, Tối trước khi ngủ đọc 1 trang. Vậy là OK rồi.
Bước 5: Tránh bị ảnh hưởng xấu từ môi trường sống xung quanh
Bạn có biết, môi trường sống xung quanh bạn sẽ ảnh hưởng tới bạn rất nhiều hay không?
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra tính đúng đắn của câu thành ngữ: “Gần mực thì đen, Gần đèn thì sáng”
Vì thế, khi bạn thực hiện kế hoạch kỷ luật bản thân mình, bạn cần tránh những kẻ có nhiều thói xấu hoặc những kẻ bàn lùi, những kẻ phá bĩnh làm ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu của bạn. Họ là những người vô kỷ luật, nên nếu bạn tiếp xúc nhiều với họ, bạn cũng sẽ chỉ là người thiếu kỷ luật mà thôi.
Cho nên, muốn trở thành người có tính kỷ luật cao, bạn phải tránh khỏi những yếu tố xấu đó từ môi trường sống của mình!
Tiếp tục ví dụ trong trường hợp “Lười Học” ở trên:
– Nếu bạn ở cùng hoặc chơi cùng những người bạn Lười Học thì khi thực hiện kế hoạch đọc sách ở trên, bạn cần tránh ra khỏi họ. Và hạn chế bàn bạc về kế hoạch này với họ, vì họ có thể sẽ bàn lùi hoặc chế giễu làm ảnh hưởng tới quyết tâm của bạn. Nhớ nhé!
Bước 6: Không bao giờ bỏ thực hiện quá 2 ngày!
Bạn hãy luôn nhắc nhở bản thân mình phải thật kiên nhẫn trong quá trình rèn luyện tính kỷ luật của bản thân.
Khi bạn chót bỏ lỡ do xao nhãng hoặc điều bất ngờ xảy ra, thì hãy nhắc nhở bản thân:
KHÔNG ĐƯỢC BỎ THỰC HIỆN QUÁ 2 NGÀY!
Bỏ lỡ 1 ngày là điều bình thường (vì cuộc sống có rất nhiều điều bất ngờ xảy ra mỗi ngày). Bở lỡ 2 ngày bạn còn có thể còn có khả năng quay lại thực hiện mục tiêu mà không thấy ngại.
Nhưng, khi đã bỏ lỡ tới 3 ngày trở lên, thì cơ thể bạn sẽ dần hình thành tính ì và lúc ấy bạn sẽ “dễ dãi” với bản thân. Và điều đó sẽ rất có thể trở thành tiền đề làm bạn trở lại thói vô kỷ luật trước kia của mình đấy!
Có thể bạn cũng muốn tham khảo:
- Cách quản lý thời gian cá nhân hiệu quả
- Cách để học và làm bất kỳ thứ gì đều giỏi
Lời kết
Rèn luyện tính kỷ luật của bản thân là một trong những mục tiêu tất yếu nếu bạn muốn đạt được cuộc sống vui vẻ và gặt hái nhiều thành công trong công việc.
Bạn biết đấy, TẤT CẢ những vĩ nhân trên thế giới đều sống rất kỷ luật. Và họ thực hiện những thói quen tốt một cách rất nhẹ nhàng mà không có gì là khó khăn cả.
Và bạn hoàn toàn có thể làm được như thế chỉ từ những điều đơn giản như mình đã chia sẻ ở trên.
Vì thế, bạn hãy nhớ kiên trì thực hiện việc “sửa chữa” bản thân mỗi ngày nhé.
Niềm vui sẽ đến khi bạn đã hình thành thói quen sống tốt kỷ luật.
Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo: https://youtu.be/xHQOfaPXrcQ