Bạn đang xem bài viết: Biện pháp điều trị và phòng ngừa nấm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Nấm da ở trẻ sơ sinh là bệnh lý do vi nấm gây ra, thường xuất hiện ngoài da và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là mẩn đỏ, mưng mủ, phồng rộp và sưng tấy. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nấm da là gì và cách điều trị bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây!
1Nấm da ở trẻ sơ sinh là gì?
Nấm da ở trẻ sơ sinh thường do vi nấm gây ra và có thể xuất hiện tại bất kỳ vùng da nào, kể cả da đầu hoặc toàn thân. Nấm da thường dễ gặp phải đối với bé trên 2 tuổi, chỉ xuất hiện ngoài da thay vì tấn công vào những cơ quan khác trong cơ thể như các loại nhiễm nấm thông thường.
Nấm da đầu ở trẻ sơ sinh
2Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấm da
- Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh có thể gây ra do tiếp xúc trực tiếp với người hoặc vật nuôi bị nấm gây tình trạng lây nhiễm.
- Nấm là vi sinh vật dễ phát triển ở môi trường ẩm ướt, nên việc lựa chọn quần áo không thấm hút mồ hôi tốt cũng là một trong những lý do gây nấm ở trẻ sơ sinh.
- Dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân với trẻ sơ sinh khác bị nhiễm nấm da. Ngoài ra, sử dụng chung lược cũng rất dễ lây lan tình trạng nấm da đầu.
- Uống thuốc kháng sinh gây chết nhiều vi sinh vật vô hại, tạo điều kiện hình thành và phát triển các loại nấm.
- Một số trường hợp rối loạn hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh.
4Triệu chứng nấm da ở trẻ sơ sinh
Nấm da ở trẻ sơ sinh thường không xuất hiện khắp cơ thể mà tập trung ở vùng mông và bẹn với những đặc điểm nhận dạng như sau:
- Các vòng tròn đỏ có kích thước to nhỏ khác nhau, trung bình có đường kính 6 mm và dần được mở rộng lên đến 2,5 cm.
- Vòng tròn bên trong có màu hồng nhạt hoặc đỏ, vòng tròn bên ngoài thường có màu sắc đậm hơn và nổi gồ lên so với bề mặt da. Ở vòng tròn bên ngoài này đôi khi còn có thể xuất hiện mụn nước.
Ngoài mông và bẹn, nấm da dễ dàng phát triển từ mông xuống đùi, hông và lưng, khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó, chúng có thể xuất hiện ở vùng đầu với những biểu hiện như mụn mủ, nổi mẩn, sưng tấy, phồng rộp da đầu.
Triệu chứng nấm da ở trẻ sơ sinh
5Nấm da ở trẻ có gây biến chứng không?
Nấm da ở trẻ sơ sinh dù không để lại biến chứng nghiêm trọng nhưng có thể gây nhiễm trùng nếu bé gãi chảy máu vết nấm. Chính vì vậy, khi bé có biểu hiện của nấm da, hãy mang bao tay cho bé khi đi ngủ và cắt móng tay thường xuyên để tránh tình trạng làm vết nấm trầm trọng hơn.
6Phương pháp điều trị nấm da ở trẻ sơ sinh
Trước hết, để có phương pháp điều trị đúng đắn, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ quan sát và xét nghiệm để nhận định tình trạng nấm da của bé, Trong trường hợp bé bị nấm da toàn thân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi chống nấm, sử dụng 2 lần mỗi ngày.
Khoảng 3 – 4 tuần sau khi sử dụng thuốc, nấm da sẽ biến mất dần, tuy nhiên mẹ không nên dừng đột ngột mà vẫn tiếp tục bôi cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Đối với bé có làn da quá nhạy cảm, mẹ sử dụng thuốc trên phạm vi nhỏ để kiểm tra, sau đó mới tiến hành sử dụng cho vùng da lớn hơn.
Trong trường hợp bé có triệu chứng nặng hoặc bị nấm da đầu, bé có thể cần sử dụng đến thuốc uống hoặc dầu gội trí nấm. Đối với những trường hợp này, thời gian điều trị có thể lên đến 6 – 8 tuần. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh tình trạng trở nặng hơn.
Phương pháp điều trị nấm da ở trẻ sơ sinh
7Phòng ngừa nấm da ở trẻ
Nấm da là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là những cách mẹ có thể áp dụng để phòng ngừa chứng nấm da cho bé:
- Thay tã, quần áo cho bé thường xuyên vào mùa hè, hạn chế tình trạng mồ hôi gây ẩm ướt quần, áo bé. Không nên sử dụng nước quá nóng khi tắm cho bé để tránh gây khô da.
- Bôi kem dưỡng cho bé thường xuyên, khoảng 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tắm.
- Sử dụng loại nước giặt chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, tránh gây kích ứng hoặc giặt chung đồ với người lớn.
- Sử dụng loại tã thấm hút tốt cùng kem chống hăm để hạn chế các tình trạng về da.
- Vệ sinh vùng kín cho bé hàng ngày.
- Hạn chế tình trạng nấm da chân bằng cách rửa sạch chân và các kẽ ngón chân, thay tất cho bé thường xuyên, đặc biệt là khi tất bị ướt.
8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trên đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã cùng mẹ tìm hiểu về bệnh lý nấm da ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh ngoài da gây nên rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt của bé, nên mẹ hãy quan sát và có phương pháp điều trị kịp thời ngay từ thời gian đầu nhé. Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh hiệu quả
- Nấm lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?
- Kinh nghiệm thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Hằng Vân tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Biện pháp điều trị và phòng ngừa nấm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.