Bạn đang xem bài viết: Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và các cách phòng ngừa tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Băng huyết sau sinhlà nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các sản phụ. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bị băng huyết hậu sản là gì? Cùng chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chi tiết với bài viết dưới đây ba mẹ nhé!
1Băng huyết sau sinh là gì?
Băng huyết sau sinh là tình trạng mẹ bị mất quá 500ml máu sau khi sinh thường hoặc 1l máu sau khi sinh mổ trong 24 giờ đầu tiên.
Theo thống kê của các tổ chức y tế, mỗi năm trên thế giới sẽ có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong trong khi mang thai và sinh nở. Trong đó tỷ lệ phụ nữ tử vong do băng huyết sau sinh lên tới con số 100.000 người.
Tại Việt Nam, các trường hợp chảy máu sau sinh chiếm từ 2 – 8% tổng số ca sinh và đây được xem là nguyên nhân nguy hiểm hàng đầu khiến các thai phụ tử vong.
Băng huyết sau sinh được chia thành 2 dạng:
- Băng huyết nguyên phát: Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh.
- Băng huyết thứ phát: Các triệu chứng xuất hiện từ 24 giờ – tuần thứ 12 sau khi sinh hoặc thậm chí là có thể lâu hơn.
Băng huyết sau sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở sản phụ
2Các yếu tố làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh
- Các mẹ mang thai trong độ tuổi ngoài 35 có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn so với thông thường.
- Các mẹ có chỉ số cơ thể BMI >30 có nguy cơ băng huyết hậu sản cao gấp 1,5 lần so với các sản phụ bình thường.
- Các mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 có 34% bị băng huyết sau sinh. Ngoài ra, một số bệnh lý như Ehlers-danlos hay Marfan cũng khiến nguy cơ băng huyết sau sinh ở mẹ gia tăng đáng kể.
- Nếu mẹ có tiền sử băng huyết trong các lần sinh trước, nguy cơ tiếp tục bị băng huyết ở các lần sinh sau là cao gấp 2,2 lần.
3Nguyên nhân làm mẹ bị băng huyết sau sinh
Đờ tử cung
Có tới 80% các trường hợp băng huyết sau sinh là do đờ tử cung. Hiện tượng này xảy ra khi tử cung không thể đàn hồi sau khi em bé chào đời. Cơ tử cung hoạt động không đủ hiệu suất khiến máu chảy một cách mất kiểm soát gây mất máu quá nhiều.
Các yếu tố khiến tử cung bị đờ sau sinh bao gồm:
- Quá trình chuyển dạ quá nhanh hoặc quá dài.
- Tử cung bị kéo căng quá mức so với bình thường
- Trong quá trình chuyển dạ, mẹ sử dụng các loại thuốc gây mê toàn thân.
- Sản phụ bị suy nhược, thiếu máu hoặc nhiễm trùng ối.
- Mang thai ngoài 35 tuổi.
- Sản phụ mắc chứng rối loạn đông máu.
Bánh nhau có dấu hiệu bất thường
Trường hợp mẹ bị nhau cài răng lược, nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo, nguy cơ băng huyết sau sinh là rất cao. Bên cạnh đó, nếu diện tích bánh nhau quá lớn, khi nhau bong ra, máu cũng sẽ chảy nhiều hơn khiến mẹ bị băng huyết.
Các yếu tố liên quan tới bánh nhau có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh
Đường sinh dục bị tổn thương
Âm đạo, tử cung bị rách, vỡ cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị băng huyết hậu sản, kể cả trong trường hợp sinh thường. Đây là biểu hiện khó sinh và cần có sự giúp đỡ của các bác sĩ.
Ngoài ra, đẻ quá nhanh, đẻ rơi cũng có thể làm đường sinh dục bị tổn thương. Chính vì vậy mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Chứng rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là hiện tượng thường được bắt gặp ở các mẹ có thai lưu, bị nhiễm trùng hay bong nhau non,… Phụ thuộc vào thể tích máu bị mất và khả năng phục hồi sức khỏe của mẹ mà băng huyết sau khi sinh sẽ gây nên các biến chứng khác nhau.
Ngoài ra, các yếu tố sau cũng có thể khiến mẹ phải đối mặt với tình trạng băng huyết sau sinh:
- Nạo hút, phá thai nhiều lần
- Dây rốn quấn cổ
- Hộ sinh không đúng cách
- Sót nhau thai trong buồng tử cung
- Có tiền sử bị sót nhau tại niêm mạc tử cung,…
4Các dấu hiệu băng huyết hậu sản
Băng huyết sau sinh có thể được cảnh báo thông qua các triệu chứng sau:
- Chảy máu nhiều bất thường, không kiểm soát từ đường sinh dục sau trong 24h sau khi sinh. Máu chảy tích tụ trong tử cung làm đáy tử cung cao lên, tử cung mềm nhão và to ra theo chiều ngang.
- Huyết áp tụt nhanh, tim đập liên hồi, da xanh nhợt nhạt
- Thường xuyên khát nước, chảy nhiều mồ hôi, tay chân lạnh buốt
- Số lượng hồng cầu bị suy giảm nghiêm trọng
- Âm đạo xuất hiện tình trạng sưng và đau
- Không thể cảm nhận được khối cầu an toàn tại xương vệ
5Băng huyết sau sinh có nguy hiểm không?
Như truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ ở trên, phụ thuộc vào khả năng phục hồi và mức độ mất máu của mẹ, tình trạng băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau như:
- Choáng váng
- Suy thận
- Suy đa tạng
- Tử vong
- Nhiễm trùng hậu sản
Về lâu dài, băng huyết sau sinh có thể khiến mẹ bị viêm tĩnh mạch, thiếu máu dẫn tới rụng tóc, suy nhược cơ thể, vô kinh, mất sữa và không thể có thêm con nếu phải cắt tử cung.
Băng huyết sau sinh là tình trạng vô cùng nguy hiểm, có thể khiến mẹ tử vong
6Cách xử trí khi bị băng huyết sau sinh
Băng huyết hậu sản xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Trường hợp mẹ bị băng huyết sau sinh do tử cung bị đờ, các bác sĩ sẽ tiến hành xoa bóp tử cung và sử dụng thêm thuốc hỗ trợ để kích thích tử cung co bóp như methylergonovine hay oxytocin.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu máu cần thiết của cơ thể, mẹ cũng cần dùng thêm các chế phẩm từ máu, thậm chí là phẫu thuật kẹp mạch máu để buộc tử cung ngừng chảy máu.
Trong trường hợp các phương pháp kể trên không đem lại hiệu quả mong muốn, rất có thể mẹ sẽ phải tiến hành cắt bỏ tử cung để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của mình.
Nếu bánh nhau là nguyên nhân chính khiến mẹ chảy máu sau sinh, các bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào từng tình huống cụ thể để xác định hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bị băng huyết sau sinh do tổn thương đường sinh dục nhưng tử cung vẫn có khả năng co bóp tốt, các bác sĩ sẽ giúp mẹ phục hồi cơ quan sinh dục. Nguyên tắc cơ bản của việc xử lý băng huyết trong tình trạng này là hạn chế máu tụ trong cơ thể và khâu phục hồi đường sinh dục.
Trường hợp mẹ bị băng huyết do mắc chứng rối loạn đông máu, các bác sĩ sẽ cần điều trị nội khoa với sự hỗ trợ của máu tươi để giảm nguy cơ tử vong tới mức tối đa. Tiếp theo đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của sản phụ, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp thích hợp nhất.
7Mách mẹ cách phòng ngừa băng huyết sau sinh em bé
Để hạn chế băng huyết hậu sản, mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Tuân thủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là 3 mốc khám thai quan trọng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3.
- Tiến hành siêu âm thai, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để tầm soát dị tật bẩm sinhvà các bất thường thai nhi nếu có.
- Bổ sung acid folic, sắt đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơthiếu máu trong thời gian mang thai.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, tốt cho mẹ và bé
- Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường như rỉ nước tại âm đạo, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, ra huyết âm đạo, khó thở, thai máy yếu, đau bên sườn,… mẹ cần tới ngay trung tâm y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Để phòng ngừa băng huyết sau sinh, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học
8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Băng huyết sau sinh không chỉ là tình trạng nguy hiểm mà khiến mẹ đối mặt với nhiều di chứng thứ phát gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài. Chính vì vậy mẹ tuyệt đối không nên chủ quan và cần hết sức cảnh giác với hiện tượng này.
Bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Lan Anh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Xem thêm:
- 3 mẹo xông vùng kín sau sinh giúp mẹ đẩy lùi mùi hôi khó chịu
- Đau lưng sau sinh có nguy hiểm không? Mẹ cần làm gì để khắc phục đau lưng sau sinh?
- Nằm than sau sinh nên hay không? Nguy cơ tiềm ẩn khi mẹ nằm than sau sinh
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và các cách phòng ngừa của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.