Bạn đang xem bài viết: Khi nào trẻ tự cầm bình sữa? 6 mẹo đơn giản giúp trẻ tự cầm bình sữa tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhiều mẹ bầu sẽ có xu hướng chuyển sang cho trẻ bú bình. Một câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu cảm thấy thắc mắc thời điểm này đó là “khi nào trẻ có thể cầm bình?”. Các mẹ phải làm sao để giúp trẻ có thể cầm bình sữa khi bú? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Khi nào và làm sao trẻ có thể tự cầm bình sữa khi bú? Nguồn từ baby-chick
1Khi nào trẻ có thể cầm bình sữa?
Cha mẹ nên tập cho bé cầm bình sữa từ 6 tháng tuổi. Vì đây là thời điểm trẻ phát triển các kỹ năng vận động, có thể di chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác và có thể cầm nắm bình sữa bằng tất cả các ngón.
Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng có thể cầm bình sữa khi được 6 tháng tuổi. Có một vài trường hợp, bé không cầm được bình sữa cho đến 10 tháng tuổi hoặc có thể cầm sớm hơn khi chỉ có 3 tháng đầu đời. Vì thế, cha mẹ đừng nên quá lo lắng về điều này.
Để trẻ có thể học được cách tự cầm bình, cha mẹ cần hướng dẫn và luyện tập cho trẻ nhiều lần. Tuy nhiên, ban đầu trước khi bắt đầu tập cầm bình sữa, tốt nhất cha mẹ hãy cầm bình cho trẻ khi bú.
Cha mẹ nên tập cho bé cầm bình sữa từ 6 tháng tuổi. Nguồn từ theasianparent
2Làm thế nào để trẻ có thể cầm bình sữa khi bú?
Để giúp trẻ có thể cầm bình sữa khi bú, cha mẹ nên chỉ dẫn và tập cho trẻ từ từ từng bước sau:
- Cho trẻ làm quen với bình sữa bằng cách cho bé sờ vào bình để biết được hình dạng, kích thước và trọng lượng của nó.
- Ban đầu, cha mẹ hãy đặt tay trẻ xung quanh bình sữa rỗng.
- Khi trẻ đã làm quen với bình sữa, cha mẹ hãy đổ từ từ sữa vào bình.
- Khi cha mẹ đã đổ đầy bình thì hãy xem xét về khả năng cầm bình sữa của bé.
- Sau đó, cha mẹ hãy chuyển bình sữa từ tay của bé vào gần miệng. Nhưng trước đưa vào miệng của trẻ, cha mẹ hãy dùng núm vú giả để tạo ra phản xạ mút.
- Nếu bé ngậm núm vú vào miệng và bú ngay thì cha mẹ đã thành công ở bước đầu khi tập cho trẻ cầm bình. Còn nếu trẻ chưa quen, cha mẹ có thể đưa núm vú giả vào miệng của trẻ một lần nữa và sau đó đưa bình sữa lại gần miệng bé.
- Giai đoạn ban đầu trẻ tập bú bình, cha mẹ hãy hỗ trợ trẻ giữ một đầu bên kia. Cho đến khi trẻ đã quen và có thể nắm chặt bình sữa, thì cha mẹ hãy buông ra và theo dõi trẻ.
Làm thế nào để trẻ có thể cẩm bình sữa khi bú? Nguồn từ i2.wp
3Các mẹo giúp trẻ giữ bình sữa
Dưới đây là 6 mẹo giúp các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ để giữ bình sữa đúng cách và làm cho trẻ liên tưởng đến việc bú bình khi đói.
Quan sát cột mốc phát triển kỹ năng vận động của trẻ
Cha mẹ không nên quá thúc ép trẻ phải cầm bình khi bú. Thay vào đó, cha mẹ hãy nên tuân theo các cột mốc phát triển của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh thường bắt đầu phát triển kỹ năng vận động cầm và nắm khi được 3 tháng tuổi. Điều này thể hiện, đây chính là cơ hội tốt để cha mẹ có thể dạy trẻ cách cầm bình sữa.
Thêm vào đó, để chắc chắn hơn về thời điểm thích hợp cho trẻ cầm bình sữa, cha mẹ hãy quan sát khi trẻ chơi, cách trẻ cầm đồ vật, sau đó hãy bắt đầu thử với bình sữa.
Dạy trẻ về công dụng của bình sữa
Để trẻ có thể học cách cầm bình sữa, cha mẹ không chỉ giúp trẻ làm quen với bình sữa mà còn tạo mối liên hệ giữa cảm giác đói và bú bình. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện điều này bằng cách khi trẻ đói, hãy cho trẻ bú bình.
Cha mẹ giúp cho trẻ tạo mối liên hệ giữa cảm giác đói và bú bình. Nguồn từ cdcparenting
Trẻ sơ sinh có thể hình thành nhận biết khuôn mặt và đồ vật ở khoảng thời gian sớm nhất nhất là 3 tháng. Điều này, có nghĩa là trẻ có thể dễ dàng liên kết các đồ vật với một mục đích nào. Đây cũng là cách giúp rèn luyện trí não cho trẻ để nhìn bình sữa và xem nó như là loại một thức ăn tự động kích thích khi đói.
Ôm trẻ khi bú
Khi bú sữa mẹ, trẻ sẽ nhận được hơi ấm từ cơ thể của người mẹ. Vì thế, để trẻ có thể dễ dàng bú bình thì cha mẹ hãy ôm bé vào lòng và cảm nhận được cảm giác như đang bú sữa mẹ. Điều này sẽ không làm cho trẻ cảm thấy thiếu sự gần gũi với người mẹ. Vì khi bế trên tay, trẻ có thể thích nghi với việc bú bình nhanh hơn.
Lựa chọn một không gian im lặng khi cho trẻ bú
Cha mẹ nên chọn một không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn và nhiều thứ xung quanh làm ảnh hưởng đến quá trình bú sữa bình của trẻ. Những không gian như vậy sẽ làm cho trẻ bị phân tâm, mất hứng và không còn muốn bú nữa hoặc có thể làm cho bé nuốt nhiều không khí hơn sữa. Điều này, gây nguy hiểm cho trẻ.
Cha mẹ nên chọn không gian yên tĩnh khi cho trẻ bú bình. Nguồn từ fineartamerica
Vì thế, khi bú cha mẹ hãy ôm trẻ vào lòng để cung cấp hơi ấm cũng như theo dõi và giúp trẻ không bị gián đoạn.
Đặt tấm đệm dưới tay trẻ khi cầm bình bú
Tay của trẻ có thể bị đau khi cầm bình sữa trong thời gian dài. Vì thế, cha mẹ có trẻ hỗ trợ bằng cách đặt một tấm đệm hoặc một vật mềm và an toàn bên dưới cánh tay của trẻ.
Trẻ có thể không cầm bình sữa trong một vài ngày
Trẻ có thể không muốn cầm bình sữa và bú bình trong một vài ngày nhất định. Trẻ có thể nắm và không muốn mở nắp bình sữa. Cha mẹ đừng quá lo lắng hay ép trẻ phải bú bình trong những trường hợp này mà hãy để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên cho đến khi nào trẻ đói, bé sẽ tự khắc bú bình.
Quá trình tập bú bình của trẻ nên cần được diễn ra từ từ, cha mẹ đừng nên đặt mục tiêu và áp lực khi tập cho trẻ cầm bình sữa trong những ngày đầu tiên.
Bài viết liên quan: Bí kíp giúp bạn nhận biết trẻ đã bú đủ sữa hay chưa?
4Những lưu ý khi trẻ cầm bình sữa
Trong quá trình giúp trẻ cầm bình sữa, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho bé.
Đặt trẻ đúng tư thế bú
Khi bú, tư thế bú rất quan trọng. Tư thế bú tốt nhất khi trẻ bú bình là các mẹ hãy ôm trẻ trong vòng tay, ngửa đầu và vị trí đầu hơi cao hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Còn nếu các mẹ đặt trẻ lên giường hay cũi thì hãy giữ cho bé ở tư thế nằm hơi cong giống như tư thế bú mẹ tự nhiên.
Đặt trẻ đúng tư thế bú bình. Nguồn từ smababy
Không bao giờ để trẻ cầm bình sữa thẳng đứng và đưa bình sữa vào miệng. Vì điều này có thể khiến em bé bị nghẹt thở hoặc bị nhiễm trùng nếu chất này chảy vào tai của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ hãy giúp trẻ nghiêng bình sữa phù hợp để sữa chảy được nhiều và an toàn.
Theo dõi trẻ khi bú
Ngay khi trẻ đã làm quen được với việc cầm bình tự bú, cha mẹ cũng không nên lơ là khi cho trẻ bú mà hãy ở gần và theo dõi khi bé bú. Nếu cảm thấy bé đang bú không đúng tư thế, cha mẹ hãy nhẹ nhàng sửa lại vị trí.
Lắng nghe âm thanh khi trẻ bú
Cha mẹ hãy lắng nghe những âm thanh trẻ phát ra khi đang bú bình. Vì nếu trẻ tạo ra quá nhiều tiếng ồn, điều này có thể cho cha mẹ biết là trẻ đang hút nhiều không khí. Khi không khí được hấp thụ nhiều sẽ tạo ra nhiều khí hư dẫn đến đau đại tràng ở trẻ.
Vì thế trước khi cho trẻ bú bình, cha mẹ hãy kiểm tra núm vú của bình sữa xem có bị tắc nghẽn không và cả vị trí đặt bình sữa khi bú, cần đảm bảo rằng bé đặt núm vú vào miệng đúng cách.
Lắng nghe âm thanh khi trẻ bú. Nguồn từ freepik
Giúp lấy núm vú khỏi miệng của trẻ
Trẻ có thể thành thạo trong việc cầm bình sữa nhưng lại cần sự trợ giúp trong việc tháo núm vú ra khỏi miệng. Nếu để núm vú quá lâu trong miệng có thể gây sâu răng trong miệng của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy nhẹ nhàng lấy núm vú ra khỏi miệng của trẻ khi đã bú no. Nếu trẻ chống cự và cho nó vào miệng trở lại thì chứng tỏ là trẻ vẫn chưa bú no.
Không bao giờ cho trẻ bú bình khi ngủ
Nếu cha mẹ cho trẻ bú sữa quá mức có thể dẫn đến nguy cơ nghẹt thở. Thế nên, trong suốt quá trình bú, cha mẹ hãy theo dõi và quan sát trẻ để tránh trẻ vừa ngủ vừa bú. Vì lúc này trẻ sẽ không ý thức được khi nào đã bú no và nghẹt thở có thể xảy ra.
Khi trẻ có thể tự cầm bình và bú sữa, đây có thể là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự tự lập của trẻ. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi thời gian chỉ dạy và kiên trì từ cha mẹ rất nhiều. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng 6 mẹo cùng với những lưu ý mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã bật mí ở trên để giúp trẻ có những bước đầu học và thành thạo kỹ năng tự cầm bình sữa.
Thanh Lam tổng hợp từ Mom Junction
- Góc giải đáp: Vì sao trẻ sơ sinh lười bú?
- Bật mí nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng lười bú để mẹ bỉm nắm rõ
- Điều cần lưu ý khi pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khi nào trẻ tự cầm bình sữa? 6 mẹo đơn giản giúp trẻ tự cầm bình sữa của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.