Bốc hoả khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa triệt để cho mẹ

Bạn đang xem bài viết: Bốc hoả khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa triệt để cho mẹ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Những cơn bốc hỏa khi mang thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, đặc biệt vào ban đêm. Do sự thay đổi của các hormone liên quan đến thai kỳ, lưu lượng máu, nhiệt độ tăng lên, đổ mồ hôi trên mặt, cổ và ngực. Với một số phụ nữ, các cơn bốc hỏa nhẹ và ít xảy ra, trong khi ở vài người khác, chúng trở nên trầm trọng, thậm chí tiếp tục diễn ra ngay cả sau khi sinh do thay đổi nội tiết tố và cho con bú.

Những cơn bốc hỏa thường xảy ra khi mang thai. Nguồn: iStock

Những cơn bốc hỏa thường xảy ra khi mang thai. Nguồn: iStock

1Biểu hiện của cơn bốc hỏa

Cơn bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột, từng đợt, ở vùng đầu và cổ, lan dần xuống ngực. Ở vài phụ nữ, “làn sóng nhiệt” khởi đầu từ phần dưới cơ thể và giảm dần khi mồ hôi tiết ra. Nếu bạn cảm thấy cơ thể nóng hừng hực đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước, đó có thể là một cơn bốc hỏa.

Cơn bốc hỏa khác với cơn sốt vì không làm tăng nhiệt độ cơ thể. Các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh và mang thai tương tự nhau, nhưng các triệu chứng khác kèm theo chỉ có trong lúc mang thai như buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm về khứu giác.

Có thể bạn quan tâm: 12 Dấu hiệu mang thai con gái giúp mẹ bầu xác định giới tính con từ sớm
Cơn bốc hỏa khiến mẹ bầu khó chịu. Nguồn:goodto

Cơn bốc hỏa khiến mẹ bầu khó chịu. Nguồn:goodto

2Nguyên nhân

Một số nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây cơn bốc hỏa trong thai kỳ.

  • Biến động nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể làm thay đổi các chất hóa học trong não và các hiện tượng điều hòa nhiệt, làm tăng lưu lượng máu và cảm giác nóng lên.
  • Tăng thân nhiệt: Trao đổi chất tăng lên trong thai kỳ làm thân nhiệt nóng lên. Sự thay đổi nội tiết tố và tăng lượng máu cung cấp khiến mẹ bầu cảm thấy ấm hơn bình thường.
  • Mất nước: Không cung cấp đủ nước dẫn đến tăng thân nhiệt, khiến mẹ bầu cảm thấy nóng và kiệt sức.
  • Thừa cân: Tăng thêm vài cân và chỉ số khối cơ thể cao hơn khiến cơ thể mẹ bầu ấm hơn cũng tăng nguy cơ bốc hỏa.

Ngoài ra, các yếu tố khác có thể kể đến: hút thuốc, lo âu, tiền sử bệnh về huyết áp, các triệu chứng trầm cảm và căng thẳng cũng là nguy cơ bốc hỏa ở phụ nữ mang thai.

Có thể bạn quan tâm: Ba mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào?
Có nhiều yếu tố gây cơn bốc hỏa. Nguồn: Google

Có nhiều yếu tố gây cơn bốc hỏa. Nguồn: Google

3Các triệu chứng

Nếu bạn bị sốt hoặc có khó chịu nghiêm trọng nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn sức khỏe tốt nhất.

  • Cảm giác nóng đột ngột trên mặt và cơ thể
  • Nhịp tim nhanh
  • Đỏ mặt
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Khó chịu, cáu gắt
  • Nhức đầu
  • Yếu ớt
  • Bồn chồn, lo lắng
  • Cảm giác như đang phơi nắng

Một số triệu chứng trên có thể xảy ra là do các bệnh khác. Do đó, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn bị bốc hỏa khi mang thai.

Có thể bạn quan tâm: 30 Dấu hiệu mang thai phổ biến và chuẩn xác nhất
Hãy lưu ý nếu cơn bốc hỏa nghiêm trọng và quá khó chịu. Nguồn: Google

Hãy lưu ý nếu cơn bốc hỏa nghiêm trọng và quá khó chịu. Nguồn: Google

Bài viết liên quan:Các loại thực phẩm và đồ uống nên tránh khi mang thai

4Khi nào thì ngưng các cơn bốc hỏa?

Theo một nghiên cứu, cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm đạt đỉnh điểm ở tuần 30 của thai kỳ và kéo dài đến hai tuần sau sinh, giảm dần trong những tuần tiếp theo. Cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sau sinh, đặc biệt trong sáu tuần đầu. Trong thời gian này mệt mỏi và đổ mồ hôi đêm rõ rệt hơn. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng này đều thuyên giảm theo thời gian. Nhưng nếu cơn bốc hỏa của bạn không cải thiện, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

5Làm thế nào để đối phó với cơn bốc hỏa?

Một số cách kiểm soát cơn bốc hỏa khi mang thai:

  • Tránh các tác nhân: như thuốc lá, caffeine, căng thẳng.
  • Ngủ trong môi trường mát mẻ: Đảm bảo phòng ngủ luôn thoáng mát bằng cách bật điều hòa không khí hoặc quạt trần để tránh đổ mồ hôi ban đêm và tăng thân nhiệt đột ngột.
  • Tập thể dục thường xuyên: tạo thói quen tập thể dục cường độ thấp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, giúp giữ dáng và giảm nhiệt cho cơ thể.
  • Mặc quần áo thoải mái: Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái bằng các loại vải thoáng mát như vải lanh. Tránh quần áo bó sát, quần áo bằng vải len hoặc lụa vì có thể giữ nhiệt dư thừa cho cơ thể.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Tập trung vào việc duy trì cân nặng hợp lý và chỉ số BMI chuẩn trước khi mang thai. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết về việc tăng cân lành mạnh trong thai kỳ.
  • Giữ cho cơ thể đủ nước: Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh các loại thực phẩm thực phẩm cay và nhiều chất béo.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng quá mức: Luôn chuẩn bị ô, mũ để che nắng cẩn thận.
  • Tắm nước mát: có tác dụng điều hòa thân nhiệt.
  • Bài tập thở sâu: Các bài tập thở đã chứng minh được vai trò ngăn ngừa hoặc giảm tần suất các cơn bốc hỏa.
  • Chọn lối sống lành mạnh: ăn thực phẩm bổ dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ, kiểm soát căng thẳng, bỏ hút thuốc và rượu, và hạn chế uống caffeine.
  • Các liệu pháp thay thế: Nếu bạn đã thử các cách trên nhưng vẫn không thể kiểm soát cơn bốc hỏa, mẹ bầu có thể xem xét các liệu pháp thay thế sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, như: yoga, xoa bóp, châm cứu và thiền định.
Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Bà bầu đứng lâu có sao không?
Tập yoga giúp mẹ bầu giảm bốc hỏa. Nguồn: readvii.com

Tập yoga giúp mẹ bầu giảm bốc hỏa. Nguồn: readvii.com

6Giải đáp thắc mắc về những “lời đồn”

  1. “Cơn bốc hỏa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé”

Đến hiện tại, không có nghiên cứu nào cho thấy cơn bốc hỏa có thể gây hại cho em bé. Tuy nhiên, giống ốm nghén, những cơn bốc hỏa có thể gây khó chịu cho mẹ. Vì thế bạn có thể thảo luận với bác sĩ nếu tình trạng khiến bạn quá mệt mỏi và nghiêm trọng.

  1. “Bạn bị “bốc hỏa” ư? Đích thị có thai rồi!”

Cơn bốc hỏa kèm theo các dấu hiệu khác như mệt mỏi, ngực căng, buồn nôn, ốm nghén, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, đau lưng và nhạy cảm hoặc hay khó chịu với các loại mùi… có thể là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, nếu không kèm bất kỳ triệu chứng khác, các cơn bốc hỏa có thể chỉ ra một tình trạng đơn độc mà thôi.

Có thể bạn quan tâm: Giải mã lời đồn và sự thật về dấu hiệu mang thai con trai
  1. “Hãy nói cho tôi nghe về cơn bốc hỏa, tôi sẽ nói cho bạn biết giới tính của thai nhi!”

Thực sự là không có nghiên cứu nào chứng minh rằng những cơn bốc hỏa có thể chỉ ra giới tính của em bé.

  1. “Cơn bốc hỏa gây đau đầu lắm!”

Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng cơn bốc hỏa là “thủ phạm” của đau đầu khi mang thai. Tăng tuần hoàn máu và thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, các yếu tố khác, chẳng hạn như thay đổi cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi và căng thẳng, có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm chứng đau đầu.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý ? Gợi ý chế độ ăn uống vào con không vào mẹ
  • Gỡ rối cho mẹ bỉm – Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào ?
  • Liệu pháp đánh bay mụn thai kỳ từ thiên nhiên an toàn cho mẹ bầu

7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Mặc dù thường gặp và gây khó chịu khi mang thai, nhưng cơn bốc hỏa đa phần vô hại và sẽ giảm dần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này dai dẳng, nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì mẹ bầu nên tìm kiếm sự trợ giúp, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa và loại trừ các tình trạng bệnh lý khác gây ra các triệu chứng tương tự.

Có thể bạn quan tâm: 10 Điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai
Điểm chính:

  • Cơn bốc hỏa trong thai kỳ là cảm giác nóng đột ngột, không liên tục, xảy ra mà không có lý do cụ thể.
  • Thường cảm thấy nóng bừng ở vùng đầu, cổ, sau đó dần di chuyển xuống ngực.
  • Sự thay đổi của hormone, tình trạng mất nước và thừa cân là những yếu tố nguy cơ nổi bật.
  • Tránh các tác nhân kích thích, ở trong môi trường mát mẻ và tập thể dục thường xuyên có thể giúp đối phó với cơn bốc hỏa thai kỳ.

Châu Chấu tổng hợp từ Momjunction

1. Laura J. Hanisch, et al., (2010); Hot flashes during pregnancy: a comparative study.https://www.ejog.org/article/S0301-2115(10)00157-0/fulltext

2. Rebecca C. Thurston, et al., (2013); Prospective Evaluation of Hot Flashes during Pregnancy and Postpartum. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4167790/

3. Tania Lugo, Maggie Tetrokalashvili; Hot Flashes. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539827/

4. Common health problems in pregnancy. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/common-health-problems/

5. Heat – Reproductive Health. https://www.cdc.gov/niosh/topics/repro/heat.html

6. Hot Flash Risk Factors. http://blog.johnsonmemorial.org/is-it-normal-to-have-hot-flashes-in-your-30s-or-40s

7. Hot Flashes. https://www.breastcancer.org/treatment/side_effects/hot_flashes

8. What can I do to help with hot flashes? https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/ask-acog/what-can-i-do-to-help-with-hot-flashes

9. Signs of Pregnancy. https://www.pregmed.org/signs-of-pregnancy

10. Headaches in Pregnancy. https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/headaches-and-pregnancy/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bốc hoả khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa triệt để cho mẹ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *