Bạn đang xem bài viết: Cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc suốt đêm không giật mình quấy khóc tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt là sự phát triển của não bộ. Trong 3 năm đầu đời, giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc bằng dầu massage cho bé và những đồ dùng khác qua bài viết sau nhé!
1Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Tùy vào độ tuổi mà thời gian ngủ của bé sẽ khác nhau:
- Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi: Thời gian ngủ của các bé gần như là cả ngày và đêm, chỉ thức dậy vào những lúc cần bú (khoảng 2 – 3 giờ/lần). Vì bé vẫn chưa phân biệt được ngày đêm, nên đôi khi sẽ có những lúc thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.
- Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi hoặc được 6 kg: Bé sẽ dần dần ngủ suốt đêm, khoảng 6 – 8 giờ mỗi đêm mà không thức giấc như các trẻ nhỏ hơn. Trong khoảng thời gian này, ba mẹ có thể để bé ngủ thẳng giấc nhưng vẫn nên lưu ý về thời gian cho bé bú.
- Trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc bị trào ngược dạ dày: Ba mẹ nên lưu ý về thời gian ngủ của bé và sắp xếp cho bé được bú thường xuyên để giúp bé khỏe hơn.
Thời gian ngủ của trẻ
2Các giai đoạn trong một giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Giống như người lớn, trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng bao gồm rất nhiều giai đoạn. Nhưng chung quy lại thì có 2 loại giấc ngủ là giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.
2.1 Giấc ngủ nhanh
Giấc ngủ nhanh hay còn gọi là giai đoạn trẻ ngủ nông, ở giai đoạn này giấc ngủ sâu chỉ chiếm khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ. Cụ thể, nếu bé ngủ 16 tiếng thì bé chỉ ngủ sâu được 8 tiếng còn lại 8 tiếng là giấc ngủ REM. Trong giấc ngủ này, mắt trẻ sẽ cử động nhanh và có những giấc mơ.
Giấc ngủ nhanh ở trẻ
2.2 Giấc ngủ chậm
Giấc ngủ chậm là giai đoạn trẻ ngủ sâu, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Buồn ngủ – Trẻ sẽ có biểu hiện như ngủ gà ngủ gật và mắt chớp liên tục.
- Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ – Giai đoạn này trẻ ngủ nhưng vẫn còn cử động như giật mình hoặc vặn mình qua lại.
- Giai đoạn 3: Ngủ sâu – Đây là giai đoạn trẻ sẽ không cử động và đi vào giấc ngủ sâu.
- Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – Giai đoạn trẻ sẽ ngủ sâu nhất trong cả giấc ngủ.
Các giai đoạn ngủ của trẻ sẽ đi từ giai đoạn 1 đến 4 của giấc ngủ chậm, sau đó lại quay về giai đoạn 2 và dần chuyển sang giấc ngủ nhanh rồi hoàn thành một chu kỳ. Và trong một giấc ngủ thì trẻ sẽ có đến vài chu kỳ như vậy.
Giấc ngủ chậm ở trẻ
3Nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc
3.1 Nguyên nhân sinh lý
Như đã giới thiệu ở trên về giấc ngủ nhanh (REM: Rapid Eye Movement) và giấc ngủ chậm (Non-REM: Non Rapid Eye Movement). Không giống như người lớn chúng ta có đến 75% giấc ngủ chậm, trẻ em chỉ có 50%. Vì vậy có thể thấy trẻ có đến nửa giấc ngủ là giấc ngủ nhanh.
Trong giấc ngủ nhanh, não bộ của trẻ cũng như các cơ quan hô hấp hoạt động cao nên trẻ sẽ có nhịp tim nhanh hơn và rất dễ thức giấc nếu có tác động từ bên ngoài. Ngoài ra còn các lí do sinh lý khác như trẻ bú không no hoặc quá no. Khi trẻ lớn lên một chút, hoạt động ban ngày nhiều hơn hoặc mọc răng cũng sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn bình thường.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé
3.2 Nguyên nhân bệnh lý
Những nguyên nhân thường gặp ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé:
- Trẻ bị còi xương: Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng còi xương cũng như ngủ không đều. Bên cạnh đó việc thiếu một số chất khác như magie, kẽm hay sắt cũng dẫn đến việc mất ngủ và ngủ không sâu giấc của trẻ.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường mũi họng: Trẻ mắc các loại vi khuẩn ở đường hô hấp hoặc mũi họng như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản,… sẽ khiến trẻ bị khó thở, ngủ không sâu giấc do khi ngủ vẫn phải mở miệng để thở.
- Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa: Các bệnh lý nội khoa khác như viêm tai giữa, các bệnh tâm thần, trào ngược dạ dày, thực quản,… cũng ảnh hưởng rất nhiều giấc ngủ của trẻ.
- Trẻ bị mộng du: Trẻ bị mộng du sẽ có các biểu hiện như bật dậy lúc đang ngủ, đi lại hoặc nói mớ, gặp ác mộng khi ngủ. Các biểu hiện rối loạn như vậy đều làm cho trẻ ngủ không sâu và hay quấy khóc.
- Trẻ bị béo phì: Khi trẻ bị béo phì, các phần cơ ở đường hô hấp của trẻ bị hẹp sẽ khiến trẻ bị khó thở và không thể nào ngủ sâu được.
Bé mất ngủ quấy khóc
3.3 Các nguyên nhân khác do sinh hoạt thường ngày
Ngoài ra, trẻ không thể ngủ sâu giấc còn do các nguyên nhân khác như:
- Trẻ quen được bế bồng trước khi ngủ: Các trẻ hay được bố mẹ bế bồng trước khi ngủ sẽ dần hình thành thói quen và bé sẽ không thể nào ngủ được nếu không được bố mẹ bồng bế khi đi ngủ.
- Giờ giấc ngủ không hợp lý: Việc trẻ ngủ thất thường vào ban ngày, hoặc khi giấc ngủ của trẻ kéo dài quá 5 giờ chiều cũng sẽ khiến trẻ bị khó ngủ, không ngủ sâu.
- Nơi trẻ ngủ có nhiều ánh sáng hoặc bé tiếp xúc với các dụng cụ phát ra ánh sáng trước khi ngủ: Việc tiếp xúc với nguồn ánh sáng từ các thiết bị điện tử sẽ làm cơ thể trẻ giảm sản xuất melatonin (hormone điều hòa nhịp sinh học thức – ngủ). Điều này sẽ làm trẻ ngủ không ngon và mệt mỏi vào ngày hôm sau.
- Xung quanh ồn ào: Khi nơi ngủ của trẻ quá ồn ào hoặc bị thay đổi môi trường ngủ liên tục cũng sẽ khiến trẻ sợ và không ngủ ngon giấc.
- Nơi ngủ không vệ sinh, tã ướt, quần áo không vệ sinh,… : Trẻ sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu và mất ngủ.
Sinh hoạt hàng ngày làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé
4Cách tập cho bé thói quen ngủ ngoan
Giấc ngủ chiếm một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cũng phải biết cách tập cho bé thói quen ngủ ngoan để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
4.1 Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
Trong giai đoạn 6 – 8 tuần đầu sau khi sinh, nếu phải thức lâu hơn 2 tiếng liên tục, trẻ sẽ khó ngủ và mệt mỏi. Vì vậy, bố mẹ quan sát các biểu hiện buồn ngủ của trẻ như mắt lim dim, kéo tai, ngáp hoặc chớp mắt liên tục. Dần dần, khi đã quen với những biểu hiện trên, bố mẹ nên đặt trẻ vào nôi hoặc giường để trẻ được ngủ vì lúc đó trẻ đã rất buồn ngủ.
Bé ngáp buồn ngủ
4.2 Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm
Một số trẻ đã hình thành thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ, điều này rất dễ nhận biết khi trẻ hay đạp bụng mẹ vào ban đêm. Khi chào đời, thói quen này vẫn duy trì ở trẻ, vì thế bố mẹ cần tập cho bé cách phân biệt ngày và đêm khi vào 2 tuần tuổi bằng những hoạt động như:
Ban ngày:
- Chơi với trẻ.
- Tâm sự hoặc hát cho trẻ nghe khi bú.
- Đánh thức trẻ dậy khi trẻ lim dim buồn ngủ lúc đang bú mẹ.
- Phòng ngủ của trẻ nên được thiết kế để nhận được nhiều ánh sáng vào ban ngày.
- Nên để trẻ quen với các tiếng ồn ban ngày như tiếng tivi, máy giặt,…
Ban đêm:
- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ với ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều. Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.
- Khi cho trẻ bú vào ban đêm, nên giữ im lặng và chỉ nói khẽ với bé.
- Bố mẹ nên tập cho bé việc ban đêm là thời gian ngủ để bé dần quen.
Giữ phòng của bé tối và yên tĩnh vào ban đêm
4.3 Tập cho bé tự ngủ
Vào giai đoạn 6 – 8 tuần tuổi, bố mẹ nên dạy cho trẻ cách tự ngủ, cần quan sát và đặt trẻ vào nôi hay giường khi bé có biểu hiện buồn ngủ, rồi dỗ cho bé ngủ dần. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc trẻ đi vào giấc ngủ, vì vậy không nên tập thói quen đưa nôi hoặc đung đưa trẻ trước khi ngủ.
Đồng thời, tập cho trẻ một số thói quen trước khi ngủ như xoa đầu, nghe nhạc nhẹ, gãi đầu nhẹ,… Việc này sẽ giúp cho việc dỗ trẻ ngủ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nôi ngủ cho bé Kinderkraft KK.Joy-W/O.Acce từ 0 tháng tuổi (không có kèm phụ kiện)
5Cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc
5.1 Cho trẻ ngủ giấc ngắn vào ban ngày
Bố mẹ thường sẽ có suy nghĩ trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì sẽ rất khó ngủ vào ban đêm. Nhưng thực tế nếu trẻ được ngủ đủ giấc vào giữa sáng hoặc xế trưa, tâm trạng của trẻ sẽ rất thoải mái, từ đó ăn uống dễ hơn cũng như dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Một lưu ý là bố mẹ nên giảm thời gian ngủ ban ngày của trẻ xuống còn từ 2 – 3 giờ/lần ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ vào giấc ban đêm hơn. Nếu trẻ ngủ lâu hơn, hãy đánh thức trẻ dậy, chơi với trẻ hoặc cho trẻ ăn một ít rồi lại tiếp tục một giấc ngủ ngắn mới.
Cho trẻ ngủ giấc ngắn vào ban ngày
5.2 Cho bé bú trước khi ngủ
Việc bé đòi bú bất kể mọi thời gian, kể cả giữa đêm sẽ khiến cho mẹ rất mệt mỏi, cũng như bé sẽ không ngủ sâu giấc vào ban đêm. Vì thế để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bố mẹ nên tập cho bé thói quen bú trước khi đi ngủ.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên lo lắng về việc trẻ bị đói khi không được bú giữa đêm. Ở giai đoạn từ tuần thứ 6 trở đi bé đã có thể ngủ xuyên đêm nếu được bố mẹ tập cho thói quen bớt bú đêm. Điều này sẽ giúp cho bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cho bé bú trước khi ngủ
5.3 Quấn bé khi ngủ đêm
Bé đã quen với việc được quấn chặt suốt 9 tháng trong bụng mẹ, cảm giác này vẫn còn đọng lại khi bé chào đời. Cảm giác được quấn chặt khiến bé cảm thấy an tâm vì vậy mẹ nên dùng khăn mềm quấn bé khi ngủ. Việc quấn khăn này còn giúp giữ ấm bé vào ban đêm.
Bên cạnh đó, việc bố mẹ quấn khăn cho bé khi ngủ vào ban đêm cũng sẽ giúp cho cơ thể bé được ấm hơn. Vì thế việc lựa chọn 1 loại khăn quấn bé sơ sinh phù hợp cũng rất quan trọng.
Bộ nhái ngủ cotton BabyMommy
5.4 Massage nhẹ nhàng cho bé trước khi ngủ
Ngoài các phương pháp trên, bố mẹ cũng có thể thử massage nhẹ nhàng cho bé trước khi ngủ hoặc lúc quấy khóc giữa đêm, việc này sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ sâu và êm ái. Bố mẹ có thể kết hợp việc massage cùng với các loại tinh dầu hoặc dầu massage cho bé có mùi thơm nhẹ nhàng cũng sẽ tăng hiệu quả lên rất nhiều.
Dầu massage cho bé Johnson’s Baby dưỡng ẩm 50 ml
5.4 Dưỡng ẩm cho bé
Mặc dù da của trẻ rất mềm mại và mịn màng, tuy nhiên thực tế bé vẫn có khả năng mắc phải những bệnh lý như chàm hoặc bị bong da. Khi mắc phải các triệu chứng này, bé sẽ khó chịu dẫn đến giấc ngủ cũng bị giảm chất lượng đáng kể. Vì vậy, bố mẹ nên dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm cho bé để ngăn ngừa các triệu chứng trên.
Dưỡng ẩm cho bé
5.5 Dùng tiếng ồn trắng để ru bé ngủ
Bạn có thể dùng tiếng ồn trắng để lấn át mọi tiếng ồn không mong muốn khác bằng cách mở quạt máy để phát ra tiếng ồn trắng nhưng nhớ để quạt không quay thẳng về phía bé. Hoặc dùng máy ghi âm ghi lại tiếng ồn trắng trên Youtube để bật lên phát cho bé như một công cụ ru ngủ đầy hiệu quả.
Trong lúc bé ngủ, dù bố mẹ đã cố gắng giữ yên tĩnh nhiều nhất có thể, nhưng đôi khi vẫn có những tiếng động bất chợt xảy đến mà bố mẹ không kịp trở tay. Nếu các tiếng ồn này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bé. Vì thế, bố mẹ nên hạn chế tối đa tiếng ồn xung quanh trong lúc bé ngủ.
Dùng tiếng ồn trắng để ru bé ngủ
5.6 Thay tã cho bé thường xuyên
Nên thay tã cho bé trước khi cho bú rồi ngủ vì giữa đêm bé sẽ hay tỉnh dậy và đòi bú, nhưng sau đó lại ngủ ngay lập tức. Tất nhiên, bố mẹ sẽ không muốn ảnh hưởng giấc ngủ ngon của bé chỉ bởi việc thay tã. Vì vậy, bố mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian bé tỉnh dậy, thay tã ngay cho bé trước khi bé ngủ. Các bước thay tã bạn có thể thực hiện tuần tự như sau:
- Bước 1: Bỏ đi tã cũ.
- Bước 2: Vệ sinh vùng mặc tã của bé bằng nước sạch hoặc khăn ẩm.
- Bước 3: Thoa kem chống hăm tã cho bé.
- Bước 4: Mặc tã mới vào cho bé.
- Bước 5: Quấn lại khăn ngủ cho bé.
- Bước 6: Cho bé bú và ngủ lại.
Thay tã cho bé thường xuyên
5.7 Không cuống và đừng tác động khi bé cựa quậy một chút
Đôi khi trong lúc đang ngủ, bé chỉ trở mình một chút như người lớn chúng ta, nhưng ba mẹ lại quá quan tâm và lập tức dỗ dành làm bé thức giấc. Vì vậy, bố mẹ hãy quan sát bé, đừng vội dỗ dành. Nếu bé chỉ cựa quậy và lập tức ngủ lại ngay thì bố mẹ cũng đừng quá bận tâm.
Không cuống và đừng tác động khi bé cựa quậy một chút
5.8 Tắt các thiết bị ánh sáng trong phòng ngủ
Trong giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Đặc biệt là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ làm cho trẻ rất khó ngủ. Để giúp cho bé ngủ ngon, sâu giấc hơn, bố mẹ nên hạn chế ánh sáng nơi phòng ngủ của trẻ cũng như không để trẻ tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
Tắt đèn khi bé ngủ
5.9 Cho trẻ ngủ chung phòng với ba mẹ nhưng không ngủ chung giường
Việc ngủ chung với bố mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn. Nhưng nếu có thể, bố mẹ hãy đặt nôi em bé trong phòng của mình và tập cho trẻ ngủ ở đó. Vì đôi khi hoạt động vô thức ban đêm của ba mẹ có thể khiến cho bé bị tỉnh giấc, ảnh hưởng giấc ngủ của bé.
Ngoài ra, trong nôi của trẻ, bố mẹ cũng nên chuẩn bị giường thật ấm, chăn, gối hoặc thú nhồi bông thật êm để bé có cảm giác an toàn cũng như giữ ấm cho bé trong lúc ngủ.
Nôi cũi Kinderkraft KK.JOY-W.ACCE cho bé từ 0 đến 6 tháng
6Một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ ngủ suốt đêm
Bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ ngủ suốt đêm:
- Cho bé mặc quần áo thoáng mát và thoải mái nhất.
- Hãy để bé ngủ với tư thế nằm ngửa, vừa an toàn vừa giúp trẻ ngủ ngon.
- Để bé ngủ ở những nơi có mặt phẳng, chắc chắn giúp bé an toàn hơn.
- Hãy bế bé vào nôi hoặc giường nếu con ngủ trên ghế ăn dặm hoặc xe đẩy cho bé.
- Đối với các vật to như đồ chơi cho bé hoặc thú nhồi bông có thể khiến bé ngộp thở, lưu ý nên bỏ ra khỏi khu vực ngủ của bé nếu không cần thiết.
- Ngậm ti giả khi ngủ cũng giúp bé ngủ ngon, an toàn hơn.
- Không đội nón len hoặc vải cho bé vì có thể khiến bé nóng khi ngủ.
- Giữ nơi ngủ của bé ban đêm không có ánh sáng.
- Đừng vội dỗ dành cho bé nếu thấy bé cựa mình, thức giấc nửa đêm.
Những lưu ý đảm bảo giấc ngủ cho bé
- Có nên đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ? Lưu ý và cách giữ ấm cho bé mẹ cần biết.
- Có nên cho trẻ sơ sinh nằm giường cũi? Khi nào mẹ có thể cho bé ra ngủ giường cũi riêng?
- Có nên đắp chăn cho trẻ khi ngủ? Khi nào có thể cho em bé ngủ với chăn?
Thông qua bài viết này hy vọng bố mẹ có thể áp dụng các cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc suốt đêm không giật mình quấy khóc. Nếu bạn muốn tham khảo một số sản phẩm giúp bé cải thiện vấn đề này thì có thể truy cập website avakids.com hoặc gọi đến số hotline 1900.866.874 để được tư vấn tốt nhất nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách giúp trẻ ngủ ngon sâu giấc suốt đêm không giật mình quấy khóc của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.