Bạn đang xem bài viết: Tiêm thuốc kích trứng có đau không? Các tác dụng phụ cần lưu ý tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Tiêm kích trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh nhân tạo và thụ tinh ống nghiệm. Nhiều chị em sẽ lo lắng và thắc mắc rằng tiêm thuốc kích trứng có đau không? Hãy cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp câu hỏi này nhé.
1Tiêm thuốc kích trứng có đau không?
Tiêm kích trứng là thủ thuật kích thích trứng phát triển để thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh ống nghiệm (IVF). Phương pháp này sử dụng thuốc để kích thích nội tiết tố nữ, giúp buồng trứng sản xuất và đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng.
Khi kỹ thuật y khoa chưa được phát triển, tiêm kích trứng được thực hiện qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp,… Cũng vì thế, khi tiêm sẽ gây ra tình trạng khó chịu, đau đớn và trở thành nỗi sợ đối với chị em trong quá trình tiêm thuốc kích trứng.
Hiện nay, sự tiến bộ về y học hiện đại đã giải quyết được nỗi lo “tiêm thuốc kích trứng có đau không?” của chị em. Thay cho phương pháp tiêm kích trứng qua đường tĩnh mạch, các mũi tiêm sẽ được thực hiện dưới da tại phần bụng.
Việc tiêm kích trứng dưới da được thực hiện bởi công cụ chuyên dụng, dễ dàng đưa thuốc vào cơ thể mà không làm đau hay khó chịu. Kỹ thuật tiêm này cũng giúp chị em dễ dàng thực hiện tại nhà thông qua chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Phương pháp tiêm kích trứng dưới da
2Những tác dụng phụ sau khi tiêm kích trứng
Y học ngày càng hiện đại giúp phát triển các phương pháp kích trứng tốt nhất cho các chị em. Mặc dù hiệu quả được nâng cao và phù hợp với nhiều người hơn, nhưng không thể tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể những tác dụng phụ sau tiêm kích trứng có thể xuất hiện là:
Quá kích buồng trứng
Quá kích buồng trứng là tình trạng buồng trứng phản ứng mạnh với thuốc nên sưng to và có thể chứa nhiều dịch. Từ đó dẫn đến ổ bụng căng tức, chướng bụng gây đau đớn cho người được tiêm.
Xoắn nang buồng trứng
Đây là tác dụng phụ hiếm gặp sau tiêm khiến buồng trứng to lên và bị xoắn. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn cho người bị mà có thể khiến buồng trứng bị hoại tử.
Không đáp ứng thuốc
Một số trường hợp sau khi tiêm, buồng trứng không có dấu hiệu phát triển và sinh nang trứng. Tình trạng này khiến thuốc không phát huy được tác dụng và phải hủy bỏ chu kỳ tiêm.
Dị ứng với các thành phần của thuốc
Do cơ địa của một số phụ nữ mẫn cảm với thành phần của thuốc nên xuất hiện dị ứng. Triệu chứng nhẹ là các vết mẩn đỏ, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và tim mạch.
Mang đa thai
Một số trường hợp đặc biệt khiến cơ thể có phản ứng mạnh với thuốc làm nang trứng phát triển nhiều hơn. Việc này dẫn dến tăng khả năng thụ thai và mang nhiều hơn 2 thai.
3Chăm sóc cơ thể sau tiêm kích trứng
Chăm sóc cơ thể sau tiêm kích trứng đúng cách sẽ đảm bảo được hiệu quả của thuốc. Một số lưu ý được các chuyên gia đề ra như sau:
Làm việc và sinh hoạt nhẹ nhàng, vừa sức
- Sinh hoạt bình thường, đi lại nhẹ nhàng và tránh làm việc nặng dẫn đến kiệt sức.
- Tập thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe, tránh các bài tập có cường độ cao.
Bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học
- Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe và buồng trứng như cá, trứng, thịt bò, quả mọng, rau xanh, sữa tươi, các loại đậu, quả bơ,…
- Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga, thức uống chứa cồn (rượu, bia,…) và chứa caffein (cà phê, trà,…)
Thực phẩm nên và không nên ăn sau khi tiêm kích trứng
Bổ sung đủ nước
Bổ sung đủ nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít để đảm bảo sức khỏe tốt. Cung cấp vitamin cho cơ thể bằng các loại nước ép trái cây như cam, táo,…
Tránh lạm dụng mỹ phẩm
Để đảm bảo hiệu quả quá trình tiêm kích trứng, chị em phụ nữ nên tránh lạm dụng mỹ phẩm như thuốc nhuộm, sơn móng tay, son,…
Hạn chế quan hệ tình dục
Nên hạn chế quan hệ tình dục để tránh nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ như xoắn buồng trứng hay vỡ nang buồng trứng.
Tuân thủ lịch thăm khám
Tuân thủ lịch thăm khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Việc thăm khám bác sĩ cũng đảm bảo hiệu quả thụ thai.
Giữ tinh thần thoải mái
Hơn hết là chị em phụ nữ nên giữ tinh thần thoải mái, giải trí nhẹ nhàng như thiền, nghe nhạc,… giúp ổn định nội tiết tố và hỗ trợ quá trình tiêm kích trứng.
4Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Mong bài viết giải đáp về tiêm kích trứng có đau không sẽ giúp chị em hiểu hơn kỹ thuật hỗ trợ thụ thai này. Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế chẩn đoán và chữa trị y khoa.
Thương Võ tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Xem thêm:
- Tất tần tật thông tin về phòng khám Bác sĩ Cao Hữu Thịnh
- Top 10 bệnh viện phụ sản tốt nhất TPHCM, mẹ bầu nên bỏ túi
- Quy trình khám hiếm muộn, chi phí và một số lưu ý dành cho ba mẹ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tiêm thuốc kích trứng có đau không? Các tác dụng phụ cần lưu ý của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.