Làm sao để giảm rạn da bụng trong thai kỳ? Những liệu pháp đơn giản mà hữu hiệu dành cho mẹ bầu

Bạn đang xem bài viết: Làm sao để giảm rạn da bụng trong thai kỳ? Những liệu pháp đơn giản mà hữu hiệu dành cho mẹ bầu tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Rạn da xuất hiện khi có những vết rách nhỏ trong mô nâng đỡ đàn hồi bên dưới lớp da, biểu hiện bằng những vệt màu tím, nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy thuộc màu da của bạn. Khoảng 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai. Chúng xảy ra do căng da ở bụng, ngực, hông và mông. Mặc dù đa số phụ nữ chấp nhận những vết rạn da như một phần không thể thiếu trong hành trình làm mẹ, bạn vẫn nên tham khảo những cách dưới đây để ngăn ngừa chúng.

Rạn da - một phần không thể thiếu trong chặng đường làm mẹ. Tác giả: Kristy N. Dingman

Rạn da – một phần không thể thiếu trong chặng đường làm mẹ. Tác giả: Kristy N. Dingman

1Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Một số yếu tố nguy cơ gây rạn da có thể kể đến:

Do căng dãn cơ thể. Khi mang thai cơ thể bị dãn ra dẫn đến da cũng căng dãn theo. Việc dãn nở và kéo căng liên tục khiến da không có đủ thời gian để phục hồi và thích nghi với những thay đổi. Do đó, bắt đầu xuất hiện vết rách và tạo sẹo ở các mô đàn hồi dưới da, hình thành các vết rạn da.

Nội tiết tố. Các hormone thai kỳ tăng lên gây tích trữ nước ở da làm dãn nở các sợi collagen. Điều này khiến da dễ bị rách khi kéo căng, dẫn đến rạn da.

Di truyền. Không chỉ riêng trong thai kỳ, các vết rạn còn là có thể là kết quả của yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là, nếu mẹ bạn bị rạn da, bạn sẽ tăng khả năng bị rạn da khi mang thai.

Có nhiều yếu tố gây rạn da thai kỳ. Nguồn ảnh: Google

Có nhiều yếu tố gây rạn da thai kỳ. Nguồn ảnh: Google

2Vết rạn da có đau hay nguy hiểm không?

Rạn da không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với bé và mẹ. Tuy nhiên, thường kèm theo triệu chứng ngứa. Mặc dù không gây hại và thường gặp nhưng các nhà nghiên cứu thấy rằng vết rạn da khi mang thai có thể gây ra lo lắng, trầm cảm ở một số phụ nữ. Phòng ngừa và quan tâm kịp thời có thể giúp giảm bớt những lo lắng này.

Bài viết liên quan: 13 loại thực phẩm tốt cho mẹ và thai nhi

3Rạn da thường xuất hiện ở tam cá nguyệt nào?

Phụ nữ mang thai có khả năng bị rạn da cao nhất vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Mặc dù các vết rạn da bắt đầu ngay khi bụng bầu bắt đầu to lên, nhưng chúng trở nên rõ rệt hơn vào tháng thứ sáu hoặc thứ bảy của thai kỳ.

Bài viết liên quan: Mẹ bị mắc tiểu đường trong thai kỳ, đọc ngay bài viết này để biết cách khắc phục

4Cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai?

Đây là một số cách bạn có thể áp dụng:

Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ. Thai phụ nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng để tăng cân hợp lý trong khoảng 11 – 16kg cả thai kỳ. Tăng cân từ từ và thích hợp sẽ làm giảm sự xuất hiện và mức độ của các vết rạn da.

Uống đủ nước. Luôn uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày để giúp trẻ hóa và khỏe mạnh làn da.

Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Da chứa các sợi collagen và elastin giúp căng ra khi bị co kéo. Da săn chắc ít bị rách và sẹo hơn. Một chế độ ăn giàu kẽm, vitamin C, vitamin E, và silica sẽ hỗ trợ hình thành collagen và sửa chữa các mô bị tổn thương. Ngoài ra, vitamin B2 và B3 rất quan trọng góp phần nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

Tập thể dục. Thực hiện các bài tập thường xuyên giúp tăng tuần hoàn và tăng cường độ đàn hồi của da, kéo căng dễ dàng và không bị rách.

Dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh việc cung cấp nước và tập thể dục, bạn cũng nên giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm thường xuyên. Các mẹ có thể thoa dầu Bio-oil hai lần mỗi ngày từ tam cá nguyệt đầu tiên để giữ cho da đủ nước và có khả năng co dãn tốt.

Dưỡng ẩm là một cách ngăn ngừa rạn da. Nguồn: Google

Dưỡng ẩm là một cách ngăn ngừa rạn da. Nguồn: Google

Những điểm cần nhớ

  • Rạn da khi mang thai là kết quả của việc da bị kéo dãn kết hợp tăng nội tiết tố thai kỳ.
  • Rạn da có thể xuất hiện rõ trong những giai đoạn sau của thai kỳ, trong khi ở một số người có thể phát hiện sớm hơn khi bụng bắt đầu to ra.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đầy đủ và chăm sóc da có thể giúp ngăn ngừa rạn da.
  • Các loại dầu vitamin E, dầu ô liu, bio-oil, v.v., giúp làm giảm và mờ vết rạn da.

5Rạn da có thể điều trị khỏi không?

Mặc dù chưa có cách chữa trị rạn da nào được chứng minh tính hiệu quả, nhưng có một vài phương pháp sau có thể giúp vết rạn sáng màu hơn và giảm sậm màu đáng kể.Thuốc bôi: Các thuốc có chứa axit hyaluronic, trofolastin và tretinoin có thể có hiệu quả trị rạn da. Khi thoa tại chỗ cho thấy sự cải thiện đáng kể về màu sắc của các vết rạn, khiến chúng mờ đi. Mát-xa da với các loại kem trên trong khoảng sáu tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kem và dầu: Kem hoặc dầu có chứa vitamin E giúp cải thiện rạn da khi mang thai. Ngoài ra, dưỡng ẩm bằng bơ ca cao, dầu sinh học và dầu ô liu có thể làm mờ hoặc giảm sự xuất hiện của các vết thâm.

Các liệu pháp y khoa: Bạn có thể đến những trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được tư vấn về các liệu pháp điều trị sau khi sinh như: laser, lăn kim vi điểm, dùng sóng cao tần và các thiết bị năng lượng. Liệu pháp laser và lăn kim vi điểm giúp tăng cường sản xuất collagen và giảm lưu lượng máu đến các vết rạn da.

Điều trị sớm: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị khả thi, hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên điều trị sớm khi xuất hiện rạn da.

Điều trị chỉ giúp các vết rạn mờ đi. Nguồn: Google

Điều trị chỉ giúp các vết rạn mờ đi. Nguồn: Google

6Khi nào vết rạn da biến mất?

Các vết rạn da có thể không biến mất hoàn toàn nhưng trở nên khó nhận biết theo thời gian. Sau khi sinh con, chúng dần chuyển sang màu trắng nhạt hoặc giảm dần kích thước.

Xem thêm:

  • Đánh bay phiền toái từ chứng ợ nóng trong thai kỳ chỉ với những mẹo cực đơn giản này!
  • Khi nào mẹ bầu nên bắt đầu uống vitamin tổng hợp? Mẹo hay giúp mẹ chọn vitamin lành tính cho thai kỳ
  • Bà bầu nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu nước, mẹ cần bổ sung ngay!

7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Khi mang thai, cơ thể diễn ra những thay đổi đáng kể, chẳng hạn như những vết rạn da “xấu xí”. Tuy vậy đây là lời nhắc nhở dịu dàng về hành trình mang thai của đa số phụ nữ. Chúng không nghiêm trọng và sẽ biến mất dần theo thời gian. Thế nên đừng quá lo lắng, hoặc bạn có thể thử các mẹo trên và đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp.

Châu Chấu tổng hợp từ Momjunction

1. What causes stretch marks during pregnancy.https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/ask-acog/what-causes-stretch-marks-during-pregnanc

2. What your skin should expect when you’re expecting. https://www.health.harvard.edu/blog/what-your-skin-should-expect-when-youre-expecting-2020102721170

3. Pregnancy stretch marks.https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/what-are-pregnancy-stretch-marks/

4. Pregnancy: stretch marks, itching and skin changes. https://www.mottchildren.org/health-library/aa88316

5. What can I do about stretch marks? https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/ask-a-midwife/what-can-i-do-about-stretch-marks

6. Pregnancy stretch marks cause stress and emotional burden, study finds. https://labblog.uofmhealth.org/body-work/pregnancy-stretch-marks-cause-stress-and-emotional-burden-study-finds

7. Are pregnancy stretch marks preventable? https://www.piedmont.org/living-better/are-pregnancy-stretch-marks-preventable

8. Stretch marks: why they appear and how to get rid of them? https://www.aad.org/public/cosmetic/scars-stretch-marks/stretch-marks-why-appear

9. B. Farahnik et al. (2017). Striae gravidarum: Risk factors, prevention, and management. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5440454/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Làm sao để giảm rạn da bụng trong thai kỳ? Những liệu pháp đơn giản mà hữu hiệu dành cho mẹ bầu của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *