Tập cho bé ngồi bô – Ba mẹ chỉ cần lưu ý những mẹo sau là giúp trẻ tập thành thạo

Bạn đang xem bài viết: Tập cho bé ngồi bô – Ba mẹ chỉ cần lưu ý những mẹo sau là giúp trẻ tập thành thạo tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cha mẹ muốn tập cho trẻ bỏ tã và ngồi bô nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hoặc cha mẹ đã thử và thất bại nhiều lần. Vậy hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu các thông tin về phương pháp huấn luyện trẻ ngồi bô trong 3 ngày qua bài viết này nhé!

Huấn luyện trẻ ngồi bô trong 3 ngày.

Huấn luyện trẻ ngồi bô trong 3 ngày. Nguồn: Pixabay

1Những dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng cho việc tập đi bô

Không có độ tuổi chính xác cho việc huấn luyện trẻ đi vệ sinh vì điều này phụ thuộc vào sự phát triển thể chất và kỹ năng của trẻ. Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì từ 2 tuổi rưỡi là độ tuổi thích hợp để bắt đầu tập trẻ ngồi bô. Trước lúc đó, mọi nỗ lực huấn luyện có thể không hiệu quả.

  • Khi đã sẵn sàng cho việc ngồi bô, trẻ thường sẽ có những hành vi sau:
  • Tỏ ra thích thú với nhà tắm và thường cố gắng ngồi vào bồn cầu. Con có thể yêu cầu mặc quần lót thay vì tã.
  • Tã của trẻ vẫn khô ráo sau giấc ngủ ngắn hoặc ít nhất 1 – 2 giờ. Điều này cho thấy ruột và bàng quang của con đang phát triển khả năng giữ tốt hơn.
  • Việc ị đùn xảy ra vào thời điểm có thể dự đoán được.
  • Trẻ biểu hiện mong muốn đi vệ sinh thông qua hành động, âm thanh hoặc nét mặt như bồn chồn, đi vào một góc, chui xuống gầm bàn,…
  • Trẻ không tự ý đi vệ sinh ở bất cứ đâu và hỏi cha mẹ khi muốn đi vệ sinh. Điều này cho thấy con bắt đầu có khả năng kiểm soát nhu cầu của mình.
  • Có thể hiểu vài hướng dẫn đơn giản.
  • Có thể tự kéo quần lên – xuống.
  • Quan sát và bắt chước hành vi đi vệ sinh của cha mẹ.
  • Con dần muốn “độc lập” và biết biểu hiện sự từ chối.
  • Phát triển kỹ năng vận động như đi đứng, đẩy cửa và lên xuống từ ghế ngồi bô mà ít cần sự trợ giúp.

Bài viết liên quan:Nhận biết kỹ năng vận động tinh và vận động thô ở trẻ theo độ tuổi

2Cần chuẩn bị gì cho việc tập ngồi bô của trẻ?

Cha mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cho trẻ tập ngồi bô.

Cha mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cho trẻ tập ngồi bô.

Để việc tập trẻ ngồi bô thành công rực rỡ, cha mẹ cần một vài sự chuẩn bị thích hợp như sau:

Chọn thời điểm thích hợp

Việc chọn thời gian thích hợp để dạy trẻ ngồi bô rất quan trọng. Cha mẹ nên tránh những thời điểm con không thoải mái, ví dụ như khi chuyển đến một nơi mới hoặc xung quanh xuất hiện người lạ mặt,…

Cha mẹ cũng có thể lên lịch huấn luyện ngồi bô theo mùa. Mùa hè thường là thời điểm phù hợp nhất vì trẻ có thể mặc quần áo tối giản và việc dọn dẹp sẽ dễ dàng hơn. Hoặc cha mẹ có thể dành trọn vẹn 3 ngày cuối tuần để cùng con tập luyện. Không có bất kỳ cuộc hẹn nào và hoàn toàn tập trung vào em bé.

Chuẩn bị sẵn các vật dụng

Cha mẹ cần dự trữ sẵn khăn lau, quần áo và tã để thay cho trẻ nếu mọi thứ diễn ra không suôn sẻ. Việc chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết sẽ hữu ích trong trường hợp trẻ không thể kiểm soát bàng quang hoặc nhu cầu của chúng.

Cho trẻ làm quen với ghế bô

Đi mua ghế bô với trẻ và giải thích mục đích của nó. Nói với trẻ rằng con phải tè và ị vào bô, không phải tã. Sử dụng những từ như ‘ghế bô của con’ hoặc “bạn nhỏ” để tạo cho trẻ cảm giác tự hào và trách nhiệm.

“Diễn tập” thử 1 ngày trước khi buổi huấn luyện bắt đầu

Trước buổi huấn luyện 1 ngày, cha mẹ nên thử “diễn tập” với trẻ. Đừng cho con mặc gì ngoài một chiếc áo phông rộng trong vài giờ.

Hãy để mắt đến trẻ và yêu cầu con cho bạn biết khi nào chúng muốn đi vệ sinh để đánh giá hành vi của chúng. Nếu bạn nghi ngờ trẻ muốn đi vệ sinh nhưng không thể biểu lộ, hãy mặc tã ngay lập tức cho con.

3Làm thế nào để hướng dẫn em bé ngồi bô trong 3 ngày?

Dưới đây là các bước để cha mẹ huấn luyện trẻ ngồi bô trong 3 ngày:

Ngày thứ nhất

  • Mặc quần áo cho trẻ như bình thường nhưng không mặc tã.
  • Khiến trẻ cảm thấy việc không mặc tã là một điều hạnh phúc bằng cách cười nói rằng con có thể tự do vận động mà không cần mang tã.
  • Giúp ruột và bàng quang của con đầy sớm hơn bằng cách cung cấp cho trẻ một bữa sáng giàu chất xơ. Nhớ bổ sung thêm một số chất lỏng như nước ép, nước, canh,…
  • Chỉ vào bô và giải thích với con rằng chỉ được tè hoặc ị trong bô. Hãy liên tục cho trẻ những lời nhắc nhở như “Nói với cha/mẹ khi con muốn đi tè hoặc ị nhé”.
  • Để trẻ chơi với đồ chơi và vui đùa xung quanh trong lúc cha mẹ tiếp tục công việc thường ngày. Đồng thời, hãy quan sát và lưu ý các dấu hiệu cho thấy trẻ đang muốn đi vệ sinh.
  • Nếu ngôn ngữ cơ thể hoặc nét mặt cho thấy trẻ đang muốn đi tè hoặc ị, hãy đưa chúng vào nhà vệ sinh. Trong những ngày đầu tiên, cha mẹ có thể đặt bô ngay trong phòng con để trẻ dễ tiếp cận hơn. Ngay lúc trẻ bắt đầu tè, hãy nhanh chóng đặt con ngồi vào bô và nói “Đã đến lúc đi tè rồi con yêu”. Điều này sẽ nhắc nhở trẻ rằng về sau chỉ được đi vệ sinh trong bô.
  • Cha mẹ có thể đặt bô trong phòng tắm ngay từ đầu để giúp trẻ xác định đó là nơi mà con phải giải tỏa khi có nhu cầu. Ngoài ra, việc dọn dẹp chất thải trong phòng tắm cũng dễ dàng hơn.
  • Để khuyến khích con, cha mẹ có thể ngồi vào bồn vệ sinh và nói “Cha/mẹ đang ngồi ngay bên cạnh con này”.
  • Nếu trẻ làm vương vãi mọi thứ ra ngoài, đừng nói “Không sao đâu” hoặc la mắng con. Thay vào đó, hãy bình tĩnh động viên “Con có thể làm được. Cùng mẹ thử lại nhé”.
  • Hãy khen ngợi cho mỗi lần con tự biết ngồi bô. Trẻ sẽ làm tốt hơn khi nhận được sự khen ngợi và thông điệp nhất quán từ cha mẹ. Do đó, hãy yêu cầu sự tham gia và hợp tác của bạn đời nhé!
  • Sau khi xong chuyện, lau sạch đáy bô bằng giấy vệ sinh và để trẻ xem cách bạn làm. Ngày hôm sau, hãy để trẻ cố gắng tự làm với sự giúp đỡ của bạn.
  • Không cho trẻ mặc quần lót vì sẽ tạo cảm giác như bị quấn tã.
  • Trước giờ đi ngủ, hãy đưa trẻ đến bô và hỏi xem con có muốn “giải tỏa” không.
  • Vào ban đêm, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên hẹn giờ và đánh thức trẻ đi vệ sinh thường xuyên. Việc này có thể mệt mỏi nhưng sẽ giúp trẻ hiểu được việc kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Cha mẹ có thể mặc tã cho bé lúc ngủ đêm. Huấn luyện ngồi bô vào ban đêm có thể là một quá trình chậm chạp và cần nhiều sự cố gắng. Trước mắt, hãy trung việc huấn luyện vào ban ngày.

Ngày thứ hai

  • Lặp lại các bước của ngày đầu tiên.
  • Một số trẻ có thể tiến bộ hơn vào ngày 2. Nhưng với một số trẻ, tính mới mẻ của việc ngồi bô sẽ mất đi và chúng có thể từ chối ngồi bô lần nữa. Điều này có thể gây ra sự thất vọng cho cha mẹ, đặc biệt nếu ngày 1 diễn ra tốt đẹp.
  • Sau bữa sáng và thời gian đi vệ sinh, cha mẹ có thể cho trẻ mặc quần lót và quần đùi và đưa trẻ ra ngoài chơi. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng con cảm thấy thoải mái khi ra ngoài mà không cần mặc tã.
  • Trước khi ra ngoài, hãy để con ngồi vào bô và nói rằng đây là thời gian để “giải quyết”.
  • Đừng rời nhà quá xa để khi trẻ muốn đi vệ sinh thì có thể đưa con về ngay lập tức. Nếu có thể, hãy lên sân thượng hoặc đến công viên gần nhà.
  • Cha mẹ cũng có thể mang theo một chiếc bô di động để tiện cho việc di chuyển. Nhớ mang theo giấy vệ sinh, khăn giấy và nước rửa tay.
  • Vào ngày 2, hãy để trẻ tự làm sạch bản thân sau khi sử dụng bô. Con có thể vụng về nên cha mẹ hãy hướng dẫn chúng cách làm đúng. Bên cạnh đó, tham gia vào việc dọn dẹp có thể khiến trẻ cảm thấy việc tập ngồi bô rất thú vị.

Ngày thứ ba

  • Lặp lại các bước ở ngày 1 và 2.
  • Cả nhà có thể ra ngoài vài giờ trong ngày. Việc được đi chơi lâu hơn có thể giúp trẻ thêm tự tin và đồng thời củng cố suy nghĩ cần phải ngồi bô mỗi khi đi tè hoặc ị của con.
  • Trẻ có thể chưa thấy thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Do đó, đừng ép buộc khi con không muốn.

Từ ngày thứ 4, thói quen đi vệ sinh của trẻ có thể bắt đầu thay đổi. Con sẽ dần nhận thức và chú ý hơn về việc sử dụng bô. Tuy nhiên, ngay cả việc đào tạo ngồi bô trong ba ngày cũng có thể có những thăng trầm.

4Sau 3 ngày huấn luyện ngồi bô

Sau 3 ngày huấn luyện, cha mẹ có thể không cần mặc quần cho trẻ khi ở nhà để thuận tiện chuyển con đến bô ngay lập tức. Việc này có thể kéo dài trong vài tuần cho đến khi chúng hoàn toàn thành thục. Ngoài ra, cha mẹ có thể mặc quần lót cho con khi ra ngoài trời.

Đừng quên khen ngợi mỗi khi con tè và ị đúng vị trí. Đừng la mắng hoặc khiển trách khi trẻ làm sai, hãy kiên nhẫn động viên con. Hãy luôn nhớ mang thêm quần lót, quần áo, dung dịch vệ sinh và khăn lau mọi lúc mọi nơi.

Trong giai đoạn đào tạo ngồi bô, việc cho trẻ mặc tã trong giấc ngủ ngắn và ban đêm là lựa chọn cá nhân của mỗi nhà. Cha mẹ nên cân nhắc các biểu hiện của con. Nếu trẻ tiếp tục thức dậy với những chiếc quần khô ráo, bạn có thể cho con ngủ mà không cần mặc tã.

Cha mẹ, người chăm sóc và giáo viên nhà trẻ nên có sự nhất quán trong lời nói và hành động để tránh gây sự hoang mang cho trẻ trong giai đoạn này.

5Ưu, nhược điểm của việc huấn luyện ngồi bô 3 ngày

Ưu điểm

– Dạy trẻ sự tự lập bằng cách sử dụng bô thay vì ị đùn ra quần.

– Ít phụ thuộc vào tã hơn. Bạn có thể vẫn phải dùng chúng nhưng tần suất sẽ giảm dần.

– Tiết kiệm chi phí mua tã.

– Đỡ mất thời gian mỗi ngày “vật lộn” thay tã cho con.

Con có thể chuyển sang dùng nhà vệ sinh sớm hơn vì đã phần nào hiểu khái niệm đi vệ sinh đúng chỗ.

Cuối cùng, cha mẹ sẽ ít phải thức dậy thay tã vào ban đêm nhờ đã cho trẻ tập đi vệ sinh nhiều vào ban ngày.

Nhược Điểm

Sự thất vọng khiến cha mẹ chán nản: Việc thuyết phục một đứa trẻ ham vui ngồi yên và rằng chiếc bô không phải đồ chơi không hề dễ dàng.

Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng tập cho trẻ ngồi bô nhưng con chỉ muốn chơi đùa và nhảy nhót xung quanh. Tuy nhiên, phụ huynh có thể dùng món đồ chơi yêu thích để làm mẫu việc “giải phóng” cho trẻ xem. Điều này giúp khuyến khích và tăng cường sự tự tin cho trẻ.

Sự thất vọng ở trẻ: Việc thất bại cũng có thể gây nên sự thất vọng và khó chịu ở em bé.

Dành 3 ngày trọn vẹn cho việc tập trẻ ngồi bô có thể khó khăn nếu cả cha mẹ đều đang đi làm. Và nếu trong nhà còn có 1 đứa trẻ khác thì việc huấn luyện chắc chắn sẽ phức tạp hơn.

Sự mệt mỏi và khó chịu: Khi trẻ không được quấn tã thì sẽ có những rủi ro như giặt rửa quần áo bẩn, lau dọn các vũng nước tiểu trên sàn nhà,…

6Nếu việc huấn luyện ngồi bô 3 ngày không hiệu quả?

Nếu khóa đào tạo ngồi bô 3 ngày không thành công, hãy thử tìm hiểu những lý do đằng sau sự kém hiệu quả ấy bằng những cách sau:

Xác định vấn đề

Phân tích và đặt câu hỏi để xác định lý do tại sao trẻ không sử dụng bô. Trẻ có thể hiểu các câu hỏi đơn giản nên cha mẹ hãy hỏi con điều gì khiến chúng không thích ngồi bô. Có lẽ liên quan đến vị trí đặt bô, hoặc do bô ngồi không thoải mái.

Thử lại vào thời điểm khác

Nếu tuần này việc huấn luyện không hiệu quả, cha mẹ có thể thử lại vào tuần sau. Nếu việc huấn luyện vẫn tiếp tục thất bại liên tiếp nhiều lần thì hãy tạm nghỉ tầm 1 tháng. Trong khoảng thời gian đó, cha mẹ có thể cố gắng khiến trẻ hứng thú với việc sử dụng bô bằng cách cho con chơi với nó, ngồi trên nó,…

Việc huấn luyện ngồi bô có thể mất vài tuần hoặc vài tháng trước khi trẻ hoàn toàn quen thuộc. Hơn nữa, con có thể lùi bước sau khi hứng thú ngồi bô ban đầu tắt lịm. Điều quan trọng là cha mẹ cần kiên trì và nỗ lực.

Chú ý đến giai đoạn phát triển của trẻ

Nếu cha mẹ thử nhiều lần nhưng vẫn thất bại, có lẽ trẻ chưa đủ lớn để sẵn sàng cho việc ngồi bô. Trẻ càng lớn thì kỹ năng giao tiếp càng tốt hơn, điều này có thể giúp việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn. Cha mẹ có thể đợi thêm từ 3 đến 6 tháng để thử tập con ngồi bô.

Quan sát các dấu hiệu của con

Khi đã sẵn sàng, trẻ sẽ cho cha mẹ thấy các tín hiệu. Cha mẹ chỉ cần chú ý những dấu hiệu này. Bên cạnh đó, trẻ có thể tỏ ra sẵn lòng thử khi thấy anh chị em trong nhà hoặc những đứa trẻ khác sử dụng bô.

Cha mẹ cần chú ý trạng thái tinh thần và cảm xúc của mình

Trẻ có thể cảm nhận được sự căng thẳng, lo âu và thất vọng của cha mẹ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho con. Hãy tiếp cận trẻ khi tinh thần và cảm xúc của bạn cân bằng và bình tĩnh.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý tông giọng của mình. Đừng nên nói những câu khiến trẻ cảm thấy tội lỗi như “Con lại ị vào quần rồi à!” hay quát mắng con. Thay vào đó, hãy chuyển sang “Mẹ ngửi thấy mùi ị đùn này, chúng ta phải tìm và xử lý thôi”.

7Câu Hỏi Thường Gặp

1. Tôi nên cho trẻ ngồi bô bao lâu một lần?

Đặt thời gian biểu cho trẻ ngồi bô sẽ giúp việc huấn luyện tiến triển tốt hơn. Bạn có thể khuyến khích con đi vệ sinh vào:

– Buổi sáng.

– Trước giờ ngủ.

– 10 đến 20 phút sau bữa ăn.

– 1 giờ sau khi uống chất lỏng.

– Bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu cần sử dụng nhà vệ sinh.

2. Nên để trẻ ngồi bô trong bao lâu khi huấn luyện?

Bạn không nên để chúng ngồi quá ngắn hoặc quá lâu. Ngồi từ 3 đến 5 phút là đủ để trẻ tập luyện.

3. Bao nhiêu lần “tai nạn” một ngày là bình thường trẻ tập ngồi bô?

Không có thông số cụ thể cho vấn đề này. Mỗi đứa trẻ sẽ có mức độ học hỏi và tiếp thu khác nhau.

4. Dùng tã quần có cản trở việc tập ngồi bô không?

Nhiều bậc cha mẹ thích sử dụng tã quần khi tập cho con ngồi bô vì chúng dễ vệ sinh. Khi xảy ra “tai nạn”, tã quần có thể mang lại cảm giác ẩm ướt nhưng không nhiều như quần lót. Tuy nhiên, chúng có thể kéo dài thời gian tập ngồi bô cho bé.

5. Những điều tôi không nên nói khi tập con ngồi bô?

Tránh sử dụng những từ nặng nề như “bẩn thỉu”, “hư hỏng”, “hôi hám”,… nếu trẻ đi vệ sinh ra ngoài bô. Đừng quát mắng con hoặc thể hiện sự thất vọng trên khuôn mặt. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và nói với trẻ rằng điều này là bình thường.

Xem thêm:

  • Bí quyết để giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non – Ba mẹ có thể áp dụng ngay từ hôm nay
  • 14 cách để mẹ Việt có thể “kỷ luật không nước mắt” giúp trẻ từ bỏ thói xấu
  • Những hoạt động vui chơi thể chất trong nhà cho trẻ mới biết đi thỏa sức khám phá

Các bậc phụ huynh có thể thử khóa huấn luyện ngồi bô 3 ngày khi trẻ đã sẵn sàng. Tuy nhiên, giống như tất cả các phương pháp tập ngồi bô khác, sự thành công của phương pháp này cũng phụ thuộc vào sự sẵn sàng về thể chất và cảm xúc của trẻ. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mong rằng bài viết này hữu ích cho cả nhà.

Ngọc Tú tổng hợp từ momjunction.

1. However according to the American Academy of Pediatrics potty training may begin for a baby of 18 months of age.https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2008/1101/p1059.html

2. Potty training.https://www.mottchildren.org/posts/your-child/potty-training

3. Potty Training: Learning to the Use the Toilet.https://www.zerotothree.org/resources/266-potty-training-learning-to-the-use-the-toilet

4. Five signs your child is ready for potty training.https://www.nct.org.uk/baby-toddler/potty-training/five-signs-your-child-ready-for-potty-training

5. How to potty train.https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/potty-training-and-bedwetting/how-to-potty-train/

6. Toilet training.https://www.healthdirect.gov.au/toilet-training

7. 6 Things Every Parent Should Know About Toilet Training.https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2018/03/6-things-every-parent-should-know-about-toilet-training

8. Toilet Training.https://kidshealth.org/en/parents/toilet-teaching.html

9. Pull-Ups vs. Diapers: What’s the Difference?https://www.wonderbaby.org/articles/pull-ups-vs-diapers

10. Toilet Traininghttps://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/toilettraining

11. https://www.momjunction.com/articles/how-to-potty-train-your-baby_00117838/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập cho bé ngồi bô – Ba mẹ chỉ cần lưu ý những mẹo sau là giúp trẻ tập thành thạo của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *