Mẹ bầu bị tiêu chảy : Giải mã nguyên nhân và gợi ý cách phòng ngừa bị tiêu chảy khi mang thai

Bạn đang xem bài viết: Mẹ bầu bị tiêu chảy : Giải mã nguyên nhân và gợi ý cách phòng ngừa bị tiêu chảy khi mang thai tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Các vấn đề về đường tiêu hóa khi mang thai rất phổ biến. Tiêu chảy và táo bón thường gặp trong thai kỳ và xảy ra ở khoảng 1/3 tổng số phụ nữ mang thai. Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng từ ba lần trở lên trong ngày, có thể kèm theo hiện tượng co thắt dạ dày hoặc không.

Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai đa phần là do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra. Nếu tiếp tục đi phân lỏng trong hơn một ngày thì cần được chăm sóc y tế. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và các vấn đề sức khỏe khác. Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn mửa, chảy máu trực tràng, rỉ dịch hoặc tiết máu âm đạo thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải thích các triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục chứng tiêu chảy trong thai kỳ.

1Mẹ bầu bị tiêu chảy biểu hiện ra sao?

Đi phân lỏng và nhiều nước từ ba lần trở lên trong một ngày có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, có thể bao gồm các triệu chứng sau:

  • Chuột rút ở bụng
  • Đau bụng
  • Bụng phình to
  • Buồn nôn
  • Liên tục muốn đi tiêu
  • Nôn mửa
  • Cảm thấy kiệt sức
  • Ăn mất ngon

2Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai

Mang thai dẫn đến một số thay đổi về nội tiết tố và các thay đổi khác. Thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với đường tiêu hóa.

Tiêu chảy trong thai kỳ phần lớn là do vi khuẩn hoặc virút gây ra (Ảnh: Canva)

Tiêu chảy trong thai kỳ phần lớn là do vi khuẩn hoặc virút gây ra (Ảnh: Canva)

Các yếu tố sau đây có thể gây ra tiêu chảy trong thai kỳ:

  • Prostaglandin nồng độ cao có thể dẫn đến tiêu chảy. Một số hormone có thể khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, dẫn đến tiêu chảy dần dần.
  • Một số phụ nữ thực hiện những thay đổi quá nhiều trong chế độ ăn uống khi biết mình mang thai. Những thay đổi này có thể làm nhạy cảm đường tiêu hóa, gây tiêu chảy. Điều này được thấy phổ biến hơn trong ba tháng đầu của thai kỳ.
  • Khi mang thai, mẹ bầu thường thèm ăn nên sẽ ăn nhiều đồ ăn vặt. Điều này có thể gây ra bệnh tiêu chảy.Nhiều phụ nữ khi mang thai bị căng thẳng về tình trạng sức khỏe của em bé. Căng thẳng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy trong thai kỳ.
  • Một số mẹ bầu phải thường xuyên nghỉ ngơi trên giường do yêu cầu y tế, dẫn đến việc ít vận động, điều này có thể làm cho hệ tiêu hóa yếu và gây ra tiêu chảy.
  • Uống vitamin trước khi sinh cũng có thể gây ra tiêu chảy. Mẹ bầu có thể thay đổi nhãn hiệu của vitamin và xem liệu nó có hữu ích hay không.
  • Ợ chua là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng axit để hạn chế tình trạng này. Magie trong các thuốc kháng axit này có thể gây tiêu chảy ở một số phụ nữ.
  • Một số thực phẩm có thể được dung nạp tốt trước khi mang thai, nhưng lại gây ra vấn đề với đường tiêu hóa trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu có thể bị tiêu chảy trước khi chuyển dạ từ một đến hai tuần. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ ba, thì chưa chắc là quá trình chuyển dạ đang đến gần. Mẹ bầu cũng nên kiểm tra các dấu hiệu sắp chuyển dạ khác.

Những nguyên nhân dưới đây cũng có thể dẫn đến tiêu chảy:

  • Ngộ độc thực phẩm
  • Nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn
  • Ký sinh trùng đường ruột
  • Bệnh tiêu chảy do đi du lịch
  • Bệnh Crohn
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh celiac
  • Viêm loét đại tràng
  • Đối phó với bệnh tiêu chảy trong thai kỳ

Thông thường, mẹ bầu sẽ hết tiêu chảy trong vòng vài ngày mà không cần uống thuốc. Những lưu ý dưới đây có thể giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiêu chảy tốt hơn.

Bổ sung nước để khắc phục tiêu chảy khi mang thai (Ảnh: Canva)

Bổ sung nước để khắc phục tiêu chảy khi mang thai (Ảnh: Canva)

  • Bổ sung nước: Uống đủ nước, nước canh, các dung dịch bù nước và nước chanh để bổ sung chất lỏng và chất điện giải đã mất, như natri, kali và khoáng chất.
  • Chế độ ăn uống: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh có lượng chất xơ thích hợp để hỗ trợ tiêu hóa thích hợp. Xác định và không sử dụng các loại thực phẩm được cho là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Hạn chế dùng nước máy và thức ăn vỉa hè khi đi du lịch.
  • Bài tập: Cố gắng đưa một số bài tập vào thói quen của mẹ bầu. Quyết định cường độ tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Tập thể dục giúp cải thiện lưu lượng máu đến tất cả các cơ quan, bao gồm cả ruột.
  • Thuốc: Nếu mẹ bầu không tự khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc phù hợp để điều trị. Bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng và loại thuốc an toàn nhất, tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của mẹ bầu.

Nếu tiêu chảy tiếp tục kéo dài hoặc nặng hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh an toàn cho mẹ bầu.

Bài viết liên quan: 13 loại thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi mà mẹ không thể bỏ qua

3Mẹ bầu bị tiêu chảy, khi nào cần đi khám?

Nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác (Ảnh: Canva)

Nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác (Ảnh: Canva)

Mẹ bầu nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, cùng với tiêu chảy:

  • Đau bụng dữ dội
  • Đau ở trực tràng
  • Chuột rút bụng dưới
  • Nôn ra máu
  • Phân có mủ
  • Dấu hiệu mất nước (khát nước, da khô, mệt mỏi, chóng mặt, đi tiểu ít hơn và nước tiểu sẫm màu)
  • Đi ngoài ra máu
  • Sốt
  • Giảm cân đột ngột
  • Rò rỉ chất lỏng từ âm đạo
  • Chảy máu âm đạo
  • Giảm cử động của thai nhi

4Các câu hỏi thường gặp về tiêu chảy khi mang thai

1. Tiêu chảy trong thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai không?

Tiêu chảy không phải lúc nào cũng báo hiệu sắp sẩy thai. Tuy nhiên, tiêu chảy có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn salmonella, toxoplasmosis, hoặc listeriosis gây ra. Những tác nhân này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Nếu mẹ bầu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân gây sẩy thai, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

2. Tiêu chảy có phải là dấu hiệu xấu trong thời kỳ đầu mang thai?

Thông thường, bệnh tiêu chảy xảy ra trong tam cá nguyệt thứ 3. Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bầu bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt đầu tiên do cơ thể còn chưa thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố. Không nhất thiết phải coi tiêu chảy là dấu hiệu xấu trong thời kỳ đầu mang thai mà phải thông báo cho bác sĩ.

3. Có thể uống viên tiêu chảy khi mang thai không?

Loperamide là thuốc được lựa chọn cho các đợt tiêu chảy ngắn ở người lớn. Đã có nghiên cứu cho thấy Loperamide không có tác dụng phụ nào đối với em bé. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định tính an toàn của loperamide ở phụ nữ có thai. Bác sĩ sẽ cân nhắc những rủi ro và lợi ích, sau đó kê toa một loại thuốc và liều lượng an toàn cho mẹ bầu.

Xem thêm:

  • Cách khắc phục chứng tiểu nhiều khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu
  • Các nguyên nhân và cách phòng tránh đầy hơi khi mang thai
  • Mẹo trị táo bón cực đơn giản giúp mẹ bầu giải toả cơn khó chịu

Tiêu chảy khi mang thai có thể xảy ra do một số yếu tố liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố và ăn quá nhiều do cảm giác thèm ăn. Nó cũng có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm hoặc viêm loét đại tràng. Uống đủ nước và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp kiểm soát tiêu chảy tại nhà. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc trầm trọng hơn ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp thích hợp. Cần can thiệp y tế ngay lập tức nếu mẹ bầu gặp phải các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, đau bụng và mất nước.

Các ý chính

  • Đầy hơi, buồn nôn, đau quặn bụng, đau và suy nhược là một số triệu chứng của bệnh tiêu chảy khi mang thai.
  • Tiêu chảy có thể được gây ra do vitamin trước khi sinh, căng thẳng, ăn uống quá độ và lối sống ít vận động.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bị đau bụng dữ dội, có mủ trong phân, chảy máu âm đạo hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác.

Nguyệt Minh tổng hợp

1. E.S. Bonapace Jr and R.S. Fisher, Constipation and diarrhea in pregnancy; National Center for Biotechnology Information

2. Problems of the Digestive System; American College of Obstetricians and Gynecologists

3. Gastrointestinal Issues During Pregnancy; Lifespan Health System

4. Cameron Body and Jennifer A Christi, Gastrointestinal Diseases in Pregnancy: Nausea, Vomiting, Hyperemesis Gravidarum, Gastroesophageal Reflux Disease, Constipation, and Diarrhea; National Center for Biotechnology Information

5. Diarrhea in Pregnancy; American Pregnancy Association

6. M. Wienbeck, J. Erckenbrecht, and G. Strohmeyer, Effect of antacids on intestinal motility; National Center for Biotechnology Information

7. Diarrhoea and vomiting in pregnancy; Tommy’s

8. Premature Labor; Cleveland Clinic

9. Signs of Miscarriage; European Commission

10. Loperamide; UK Teratology Information Service

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẹ bầu bị tiêu chảy : Giải mã nguyên nhân và gợi ý cách phòng ngừa bị tiêu chảy khi mang thai của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *