Trò chơi vui giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể cải thiện và giúp trẻ dễ tiếp thu

Bạn đang xem bài viết: Trò chơi vui giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể cải thiện và giúp trẻ dễ tiếp thu tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Có những trẻ vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến hiện tượng chậm phát triển về ngôn ngữ. Khi rơi vào hoàn cảnh này, ba mẹ cần có cách giáo dục phù hợp với trẻ chậm nói. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm kiến thức về vấn đề này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm phát triển về ngôn ngữ (Ảnh minh họa: osfhealthcare)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm phát triển về ngôn ngữ (Ảnh minh họa: osfhealthcare)

1Hiện tượng trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói tức là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bị giảm sút, trẻ sẽ không biết sử dụng ngôn từ như thế nào cho hợp lý trong ngữ cảnh nhất định. Trong một số hoàn cảnh, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý nghĩa câu nói, dẫn đến việc không diễn đạt được ý mình muốn nói.

2Lời nói và ngôn ngữ khác nhau như thế nào?

  • Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, bao gồm dạng nói và viết.
  • Ngôn ngữ là cũng là công cụ giao tiếp chính của con người, nó có thể là lời nói, kí hiệu hoặc chữ viết.

Bài viết liên quan: Cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và những điều ba mẹ cần lưu ý

3Những dấu hiệu của trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ

Khả năng nhận biết ngôn ngữ của trẻ chậm sơn so với bạn bè cùng trang lứa. Trẻ có thể gặp khó khăn khi thể hiện bản thân hoặc hiểu điều người khác nói. Sự phát triển chậm này là do sự suy giảm khả năng nghe, nói và nhận thức. Thông thường lúc đầu cha mẹ rất khó nhận biết về những triệu chứng này.

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của chậm phát triển ngôn ngữ như:

  • Không nói bập bẹ khi trẻ 15 tháng tuổi
  • Không nói chuyện khi trẻ 2 tuổi
  • Không nói được những câu ngắn khi trẻ 3 tuổi
  • Khó khăn khi làm theo hướng dẫn
  • Trẻ phát âm kém
  • Khó ghép các từ lại với nhau trong một câu
  • Nói các câu thiếu từ

Bài viết liên quan: Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Giai đoạn đầu rất khó nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói (Ảnh minh họa: unsplash)

Giai đoạn đầu rất khó nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói (Ảnh minh họa: unsplash)

4Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ chậm nói?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể vì một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau Tuy nhiên những lý do phổ biến thường gặp bao gồm:

Khiếm thính: Trẻ khiếm thính cũng thường bị suy giảm khả năng ngôn ngữ. Nếu trẻ không nghe được tiếng nói, việc giao tiếp trở nên khó khăn.

Tự kỷ: Mặc dù không phải tất cả trẻ tự kỷ đều bị chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng khi đã mắc chứng bệnh này thường ảnh hưởng đến giao tiếp.

Khuyết tật bẩm sinh: Một loạt các khuyết tật bẩm sinh như khiếm khuyết về tai, vành miệng có vấn đề từ khi sinh ra đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Một số vấn đề tâm lý xã hội: Những vấn đề cũng gây ra sự chậm phát triển về ngôn ngữ. Ví dụ như trẻ từng bị bỏ rơi có thể bị chậm nói do các chấn sang về tâm lý.

Các yếu tố nguy cơ gây chậm phát triển về ngôn ngữ khác như: Sinh non, thấp cân, có tiền sử gia đình về ngôn ngữ hoặc lời nói.

Khuyết tật bẩm sinh hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ (Ảnh minh họa: doctoranddad)

Khuyết tật bẩm sinh hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ (Ảnh minh họa: doctoranddad)

5Phương pháp ngôn ngữ trị liệu

Trị liệu ngôn ngữ là phương pháp các bác sĩ hoặc chuyên gia đưa ra trong việc điều trị cho trẻ mắc chứng chậm nói. Những trẻ có thể trạng, mức độ chậm ngôn ngữ khác nhau sẽ có một quy trình trị liệu riêng phù hợp.

Một chương trình trị liệu được các chuyên gia đưa ra sẽ bao gồm các bài tập chuyên sâu tại phòng khám trị liệu hoặc tại cơ sở chuyên môn, kết hợp với những bài tập rèn luyện mà cha mẹ sẽ thực hiện cùng bé tại nhà.

Mục tiêu hàng đầu của quá trình trị liệu đó là giúp trẻ biết thể hiện nhu cầu bản thân, tương tác với người lớn, tăng khả năng tập trung và hiểu được những lời nói đơn giản được những người trong gia đình thường xuyên sử dụng.

Điều quan trọng là cha mẹ phải nỗ lực, chịu khó tập luyện cùng con để cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ mỗi ngày.

6Cha mẹ làm gì để giúp đỡ trẻ?

Cha mẹ giữ vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ và cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt với những trẻ mắc bệnh chậm nói.

Cha mẹ hãy giúp đỡ trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ (Ảnh minh họa: unsplash)

Cha mẹ hãy giúp đỡ trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ (Ảnh minh họa: unsplash)

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tư vấn cho bạn một số giải pháp hữu hiệu sau:

  • Nói chuyện với trẻ nhiều hơn, trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy ưu tiên với con của bạn. Bạn cần thể hiện sự quan tâm, hỏi thăm, có thể hát hò vui vẻ và tập luyện cùng con.
  • Kể cho con bạn nghe những câu chuyện, cũng là điều thú vị. Những quyển sách phù hợp với độ tuổi như truyện tranh, truyện kể với những hình ảnh bắt mắt. Bạn vừa chỉ cho bé xem hình ảnh vừa đọc to và diễn giải cho bé hiểu.
  • Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản và thân thuộc với trẻ. Chẳng hạn như những loại thực phẩm, hoa quả, đồ đạc trong nhà…Khi nấu ăn có thể gọi con tham gia cùng, hoặc khi dọn dẹp nhà cửa cũng cố gắng kéo con vào làm cùng. Và tận dụng cơ hội này để tương tác với con nhiều hơn.
  • Hãy luôn cố gắng kiềm chế cảm xúc nóng giận của bạn khi bên con, bình tĩnh và nhẹ nhàng trả lời các câu hỏi của trẻ.
  • Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động, tiếp xúc với nhiều người, và đi tới nhiều nơi.

Bài viết liên quan: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và chậm nói, mẹ phải làm sao?

Cha mẹ và người thân nên nhận biết sớm chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và nhanh chóng can thiệp, điều trị. Bạn có thể đi khám và nhờ chuyên gia tư vấn, trị liệu theo lộ trình phù hợp. Mặt khác việc ba mẹ đồng hành cùng con là điều quan trọng nhất khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Huỳnh Kim Hoa, tổng hợp từ verywellfamily

Xem thêm:

  • Những biểu hiện cho thấy bé rất yêu bạn dù không nói ra bằng lời
  • 8 ý tưởng để khuyến khích trẻ chơi giả vờ
  • Tầm quan trọng của việc để trẻ chơi tự do cùng vật dụng trong nhà

1. Nomikou I, Leonardi G, Radkowska A, Rączaszek-Leonardi J, Rohlfing KJ. Taking Up an Active Role: Emerging Participation in Early Mother–Infant Interaction during Peekaboo Routines. Front Psychol.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trò chơi vui giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể cải thiện và giúp trẻ dễ tiếp thu của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *