Bạn đang xem bài viết: Viêm gan cấp ở trẻ em điều trị như thế nào? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Viêm gan cấp ở trẻ em là một căn bệnh mà nguy cơ tử vong rất khó lường. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cha mẹ vẫn không ý thức được mức độ nguy hiểm của nó. Vậy hãy cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu về bệnh viêm gan cấp ở trẻ điều trị như thế nào nhé!
1Đặc tính của viêm gan cấp ở trẻ em
Viêm gan cấp là tình trạng bệnh do một số vi khuẩn, virus hoặc các tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối loạn miễn dịch xâm nhập vào tế bào gan, khiến gan tổn thương và hủy hoại các tế bào gan. Một số các trường hợp nhẹ sẽ có thể hồi phục sau thời gian điều trị nhưng nếu nặng hơn có thể gây ra các bệnh như xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.
Trẻ bị mắc viêm gan cấp sẽ có một số những biểu hiện chung như sau:
- Trẻ từ độ tuổi 0 – 16.
- Trẻ thường có những triệu chứng như trẻ bị sốt, đau bụng, bệnh tiêu chảy, nôn,…
- Tùy theo mức độ tổn thương của gan thì còn có các dấu hiệu như vàng mắt, vàng da, phân bị bạc màu hay sự hủy hoại của tế bào gan.
- Trẻ có thể không có những biểu hiện được biết là gan bị tổn thương
Do đó khi cha mẹ phát hiện những biểu hiện nghi ngờ như trên nên lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và xử lý kịp thời. Đối với các trường hợp được điều trị kịp thời và tích cực sẽ có thể hồi phục. Tuy nhiên trường hợp viêm gan cấp ở trẻ em diễn tiến xấu thì chức năng gan sẽ không hồi phục như ban đầu, cần ghép gan và tử vong.
Viêm gan ở trẻ em sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm
2Viêm gan cấp ở trẻ em có thể bắt nguồn từ đâu?
Tình trạng trẻ bị viêm gan cấp ngày càng tăng cao, tuy nhiên nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định chính xác, vẫn cần thời gian để nghiên cứu và chứng minh. Sau đây là một vài giả thuyết được khoa học đưa ra về nguyên nhân của căn bệnh này:
Adenovirus
Phần lớn trẻ bị mắc bệnh viêm gan cấp khi lấy mẫu máu xét nghiệm đều phát hiện có Adenovirus chủng 41. Hiện nay vẫn chưa có những công bố nào cho rằng đây là nguyên nhân của bệnh viêm gan cấp nhưng sự gia tăng các trường hợp mắc viêm gan cấp có liên quan đến chủng này ngày càng nhiều. Chủng virus này gây tổn thương gan và gây ra các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Covid-19
Sau cơn đại dịch Covid-19, thế giới đã chứng kiến tỷ lệ trẻ mắc virus này bị mắc bệnh viêm gan cấp. Một số lượng lớn trẻ bị nhiễm Covid-19 bị mắc viêm gan cấp không rõ nguyên nhân làm dấy lên nghi ngờ về sự liên quan giữa hai căn bệnh này. Nhưng tất cả chỉ mới là giả thuyết chưa được chứng minh cụ thể trẻ bị viêm gan cấp có hay không có liên quan đến chủng virus Covid-19.
Covid-19 là một trong những giả thuyết gây nên bệnh viêm gan cấp ở trẻ em
Nguyên nhân khác
Theo nhiều giả thuyết khác, các nhà khoa học cho rằng có thể là do một biến thể virus mới xuất hiện, chưa được tìm ra. Ngoài ra, do sự thay đổi và thích ứng miễn dịch ở trẻ bị mắc Covid-19 và các virus thông thường khác. Các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu mong sớm tìm ra nguyên nhân để có thể điều trị tận gốc căn bệnh này.
3Dấu hiệu của viêm gan cấp ở trẻ em
Triệu chứng của viêm gan cấp không được biểu hiện rõ ràng, có những trường hợp được ghi nhận có triệu chứng như sau: sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn và men gan trong trong máu tăng cao. Do triệu chứng không rõ ràng và có thể không có biểu hiện ra ngoài nên trẻ không được chữa trị kịp thời rất có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
4Viêm gan cấp ở trẻ em có gây tử vong không?
Hiện nay, theo thống kê tính đến ngày 7/5 Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận khoảng 278 trẻ bị mắc bệnh viêm gan cấp ở 20 nước trên thế giới. Trong đó số ca tử vong là 9 trẻ và trường hợp bệnh chuyển biến nặng, viêm gan, suy gan là khoảng 10%. Tổ chức này tiếp tục điều tra, nghiên cứu và báo cáo về tình hình bệnh để các nước có hướng xử lý kịp thời.
5Viêm gan cấp ở bé có thể để lại biến chứng gì?
Đối với các trường hợp nhẹ và được điều trị kịp thời thì chức năng gan sẽ có thể phục hồi bình thường nhưng đối với các trường hợp năng hơn sẽ có thể dẫn đến tế bào gan bị hủy hoại gây ra các căn bệnh trầm trọng. Một vài những căn bệnh cần phải được kể đến như sau:
Xơ hóa
Xơ gan là tình trạng mô gan bị tổn thương do viêm liên tục và tạo ra các mô sẹo. Từ đó khiến suy giảm chức năng gan, không thể hoạt động bình thường. Nếu tình trạng xơ hóa do viêm gan cấp ở trẻ em nhẹ, trạng thái xơ hóa được kiểm soát kịp thời và chỉ một phần nhỏ của gan bị tổn thương thì các phần còn lại vẫn sẽ thực hiện chức năng bình thường. Tuy nhiên, trường hợp nặng, xơ hóa lan rộng và trở thành xơ gan.
Xơ gan
Xơ gan diễn ra khi tình trạng xơ hóa bị lan rộng để lại các mô sẹo và thường sẽ không lành được do rượu bia. Từ đó chức năng gan không được bình thường như trước dẫn đến xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ hay thậm chí cần phải ghép gan.
Ung thư gan
Nếu bị xơ gan lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng ung thư gan. Những chứng bệnh ung thư gan thường gặp đó là ung thư biểu mô tế bào gan và ung thư biểu mô đường mật. Ung thư biểu mô đường mật xảy ra khi hệ thống đường mật xuất hiện khối u ác tính nguyên phát từ các tế bào biểu mô ống mật. Còn ung thư biểu mô tế bào gan thì bắt nguồn từ các tế bào gan, nơi có các virus viêm gan B,C lan rộng. Đây là một trong những hệ quả nghiêm trọng từ viêm gan cấp ở trẻ em.
Hệ quả của viêm gan cấp ở bé là bệnh ung thư biểu mô gan
Suy gan
Trường hợp không phổ biến của bệnh viêm gan đó là suy gan. Suy gan là một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả tính mạng do gan bị tổn thương đến mức không còn thực hiện được chức năng gan mà cơ thể cần đáp ứng.
Viêm cầu thận
Đây là chứng bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch của thận do tình trạng viêm kéo dài gây rối loạn chức năng thận. Những người bị mắc viêm gan B, C mạn tính có nguy cơ cao mắc viêm cầu thận. Nếu tình trạng viêm kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thận, không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Bệnh não gan
Khi bệnh nhân bị suy gan, chức năng gan không còn hoạt động bình thường để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể nữa có thể gây ra tích tụ chất độc trong máu, gây ảnh hưởng chức năng não. Đây được gọi là bệnh não gan, có thể dẫn đến các căn bệnh liên quan đến tâm thần như lú lẫn, hôn mê,… Bệnh não gan có thể hồi phục nếu được chữa trị kịp thời trong giai đoạn đầu, nếu không có thể dẫn đến tử vong.
Đồng nhiễm virus
Đồng nhiễm virus là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm gan cấp ở trẻ em, là tình trạng cơ thể có nguy cơ bị nhiễm trùng hai loại virus cùng một lúc. Viêm gan cấp cản trở chức năng của hệ miễn dịch, làm suy giảm khả năng bảo vệ bản thân khỏi các loại virus khác như HIV hoặc các virus viêm gan khác. Để bảo vệ sức khỏe có thể tiêm chủng vắc xin phòng ngừa viêm gan A, B.
Tăng áp lực của tĩnh mạch cửa
Một biến chứng nghiêm trọng khác có nguy cơ dẫn đến tử vong là tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa. Nguyên nhân là các bệnh nhân viêm gan cấp thường mắc chứng xơ gan mà gan là bộ phận quan trọng có chức năng lọc máu. Khi ấy, chức năng gan suy giảm, gây cản trở hệ thống tuần hoàn gan, gây tắc nghẽn và máu từ hệ tiêu hóa không trở lại gan và áp lực tăng lên, tạo ra biến chứng trên.
Porphyria
Porphyria là một nhóm rối loạn máu di truyền không thường gặp do khả năng tạo ra phân tử heme không như bình thường. Nó sẽ gây ra tình trạng tay và mặt bị phồng rộp và đây cũng là một biến chứng rất nghiêm trọng đối với bệnh nhân viêm gan C mạn tính.
Chứng cryoglobulin huyết
Tình trạng bất thường protein làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ gây ra chứng cryoglobulin huyết. Đây là biến chứng hiếm gặp ở người bị nhiễm trùng viêm gan B,C mạn tính. Nó cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các vấn đề lưu thông máu.
6Cách điều trị viêm gan cấp ở trẻ em
Do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên phương pháp điều trị chủ yếu là phương pháp điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ. Những biện pháp hồi sức tích cực như thay huyết tương, lọc máu liên tục và có thể là ghép gan cho những trường hợp bị suy gan nặng. Mục đích của những phương pháp này là có thể hỗ trợ điều trị, giảm xuống mức thấp nhất khả năng tổn thương và tăng cao cơ hội phục hồi chức năng gan cho bệnh nhân.
7Trẻ bị viêm gan cấp nên ăn gì?
Làm sao để trẻ bị viêm gan cấp mau chóng phục hồi sức khỏe là câu hỏi được đa số ba mẹ quan tâm. Sau đây là một số thực phẩm mà ba mẹ nên ghi nhớ:
Thực phẩm giàu đạm
Đối với viêm gan cấp ở trẻ em, ba mẹ nên tăng cường lượng đạm vào chế độ ăn của trẻ để gan có thể hoạt động tốt hơn. Những thực phẩm như trứng, sữa, thịt, cá,… ba mẹ có thể chế biến thành nhiều món để kích thích khẩu vị giúp bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.
Thực phẩm giàu vitamin
Những loại vitamin chứa rất nhiều trong các loại thực phẩm như bí đỏ, cà chua, táo, trái cây,… Những nhóm thực phẩm này không chỉ giúp nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ mà còn giúp cơ thể có thể chống lại các loại bệnh và triệu chứng của viêm gan cấp cũng thuyên giảm.
Thực phẩm dễ tiêu hóa
Viêm gan cấp ở trẻ em khiến cơ thể của bé yếu và thường bị biếng ăn bệnh lý, mệt mỏi, đau bụng,… Vì vậy ba mẹ lưu ý cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu như sữa chua, cháo dinh dưỡng cho bé, súp,… để bé vừa có đủ chất dinh dưỡng nhưng gan cũng không cần phải hoạt động quá nhiều.
Các loại rau củ quả
Các loại rau củ quả chứa nguồn chất xơ dễ tiêu hóa và lượng vitamin cần thiết cho cơ thể bé nhanh chóng phục hồi và cải thiện sức khỏe. Nhưng để làm hao hụt lượng vitamin có trong nhóm thực phẩm này ba mẹ nên lựa chọn hình thức chế biến món ăn cho phù hợp cho bé. Ví dụ như mẹ có thể nấu súp rau củ cho bé, …
Bổ sung rau củ quả giúp trẻ mau chóng hồi phục
8Trẻ bị viêm gan cấp kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm giúp tình trạng viêm gan cấp ở trẻ em được cải thiện thì ba mẹ nên lưu ý cần tránh một số thực phẩm sau đây để không khiến tình trạng bệnh của bé nghiêm trọng hơn. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn điểm qua một số thực phẩm như:
- Hạn chế các thực phẩm quá nhiều đạm và bổ dưỡng, tính nóng như thịt chó, gà, dê,…
- Tuyệt đối không được uống các chất kích thích như rượu, bia,…
- Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món xào, rán, quay,…
- Hạn chế ăn các món quá cay, hay đồ quá mặn, thực phẩm chứa độc như ớt, măng tươi, khoai mì, gừng,..
- Không ăn đồ quá ngọt, nhiều đường, khiến gan không chuyển hóa hết được sẽ dẫn đến tình trạng đái tháo đường.
- Tránh ăn các loại cá chứa chất đông lạnh như cá ngừ, các thu,… bởi người viêm gan B có thể bị xuất huyết khi ăn.
- Do chức năng gan suy yếu nên tránh ăn các hạt nhiều chất béo như lạc, hạt điều,… khiến tích tụ mỡ ở gan vì không được chuyển hóa hết.
- Không ăn thực phẩm sống, nấu chưa chín vì hệ tiêu hóa lúc này rất yếu dễ gây cho bệnh tình trầm trọng.
- Tránh các chất phụ gia trong thức ăn như chất tẩy màu, chất làm trắng, hèn the,….
9Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trên đây là những thông tin tổng quan về viêm gan cấp ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết trên của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, ba mẹ đã hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan cấp và có những biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý khi trẻ mắc bệnh để bác sĩ kịp thời can thiệp chữa trị.
Kim Loan tổng hợp
Nhật Quang đã kiểm duyệt
- Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là gì? Giải mã nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị
- Biểu hiện của trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
- Khung giờ tắm nắng cho trẻ sơ sinh hiệu quả các mẹ bỉm cần ghi nhớ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Viêm gan cấp ở trẻ em điều trị như thế nào? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.