Trẻ bị béo phì – bố mẹ cần lưu ý những điều gì?

Bạn đang xem bài viết: Trẻ bị béo phì – bố mẹ cần lưu ý những điều gì? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Béo phì là tình trạng thừa chất béo trong cơ thể. Trẻ nhỏ bị béo phì có trọng lượng cao hơn trọng lượng trung bình của trẻ ở cùng nhóm tuổi. Dựa trên biểu đồ tăng trưởng, bố mẹ có thể biết được chiều cao và cân nặng của bé có tương ứng với nhau hay không. Tình trạng béo phì xuất hiện sớm ở trẻ có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nên đây là vấn đề cần được bố mẹ quan tâm. Dưới đây là thông tin được truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp và chia sẻ.

1 Béo phì ở trẻ em là gì?

Như đã nói, béo phì là tình trạng cơ thể dư thừa chất béo. Nguyên nhân thường là do trẻ tiêu thụ nhiều calo hơn mức cần thiết của cơ thể. Mỡ thừa trong cơ thể trẻ gây nên béo phì rất đáng lo ngại bởi có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai.

Bệnh béo phì có thể phát triển ở trẻ em. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: freepik

Bệnh béo phì có thể phát triển ở trẻ em. Nguồn ảnh: Nguồn ảnh: freepik

Có nhiều lý do khiến trẻ nhỏ bị thừa cân béo phì. Trong đó có sự tích tụ mỡ thừa do bệnh lý hoặc di truyền. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính là do cơ thể không hấp thu được hết lượng calo có trong thực phẩm cùng với lối sống ít vận động.

Nếu bố mẹ nghĩ rằng trẻ bị thừa cân béo phì do tình trạng bệnh lý, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên môn của bác sĩ.

2 Chỉ số BMI của trẻ nhỏ và sự phát triển theo từng giai đoạn

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là chỉ số dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể của một người dựa trên chiều cao và cân nặng. Bố mẹ cũng có thể tính chỉ số BMI của trẻ nhờ công thức: BMI = (trọng lượng cơ thể ) / (chiều cao x chiều cao). Chiều cao trẻ tính bằng mét.

Cần lưu ý rằng chỉ số BMI không đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể nhưng thường có tương quan với các phương pháp đo lượng mỡ trực tiếp khác. Ngoài ra, việc đạt được chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu trẻ bị béo phì. Bố mẹ có thể áp dụng để tính chỉ số BMI cho trẻ trên hai tuổi. Nếu trẻ dưới 2 tuổi, các bác sĩ sẽ tiến hành đo chỉ số này và có chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng thừa cân.

Biểu đồ phần trăm BMI cho trẻ:

Chỉ số BMI giúp xác định tình trạng thừa cân của trẻ

Chỉ số BMI giúp xác định tình trạng thừa cân của trẻ

Nếu bố mẹ thấy con thuộc nhóm thừa cân hoặc béo phì, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để biết được hướng giải quyết phù hợp.

3 Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ nhỏ

Tình trạng thừa cân ở trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra do những nguyên nhân như:

  • Ít hoạt động thể chất: Thiếu vận động trong thời gian dài sẽ khiến lượng calo dư thừa được giữ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ.
  • Ngủ không đủ giấc: Đây cũng là một trong những lý do liên quan đến chứng béo phì trẻ nhỏ. Dấu hiệu ngủ không đủ giấc ở trẻ có thể bao gồm đi ngủ muộn, ngủ không sâu. Những điều này dẫn đến thay đổi về hành vi và sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến béo phì.
  • Lịch trình ăn uống thay đổi, không đúng bữa: Nếu trẻ ăn suốt cả ngày mà không theo lịch trình bữa chính – phụ thì trẻ đang có nguy cơ thừa cân.
  • Ăn nhiều đường: Thực phẩm nhiều đường rất giàu calo và lượng calo dư thừa có thể nhanh chóng được cơ thể chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, gây nên tình trạng béo phì.

Một số trẻ nhỏ có thể trở nên thừa cân béo phì do các yếu tố như vấn đề về di truyền, bệnh tật và tác dụng phụ của thuốc. Trong những trường hợp như vậy, trẻ cũng sẽ có các dấu hiệu khác về sức khỏe.

4 Phải làm gì nếu trẻ bị béo phì?

Tránh sử dụng những thực phẩm nhiều đường

Bước đầu tiên, bố mẹ hãy cắt giảm những loại thực phẩm có lượng đường dư thừa trong chế độ ăn của trẻ. Các loại bánh ngọt, nước ép, nước ngọt đóng chai thường chứa rất nhiều đường.

Không nên cho trẻ sử dụng thực phẩm nhiều đường. Nguồn ảnh: freepik

Không nên cho trẻ sử dụng thực phẩm nhiều đường. Nguồn ảnh: freepik

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, ngay cả nước ép trái cây đóng chai cũng không thể có nhiều dinh dưỡng hơn trái cây nguyên chất. Vì thế, bố mẹ nên cho trẻ ăn trái cây cắt miếng nhỏ để trẻ có thể nhận được chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.

Khuyến khích trẻ thử thực phẩm lành mạnh

Trẻ em được biết đến là đối tượng kén ăn. Nhưng bố mẹ nên khuyến khích trẻ thử các loại trái cây và rau quả khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em nên được cung cấp ít nhất năm phần trái cây và rau mỗi ngày. Một chế độ ăn uống cân bằng phải đảm bảo đầy đủ thực phẩm từ các nhóm khác nhau như tinh bột, rau củ, trái cây, protein,…

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trẻ em ngủ đủ giấc có thể cải thiện sự chú ý, hành vi, đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất. Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến cáu kỉnh, đồng thời làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.

Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 – 2 tuổi phải ngủ tối đa 14 giờ mỗi ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn. Từ 3 tuổi trở lên, trẻ phải ngủ tới 13 giờ, bao gồm cả giấc ngủ ngắn trong ngày.

Bài viết liên quan: Bí quyết giúp trẻ mới biết đi ngủ ngon hơn

Hạn chế thiết bị điện tử ở mức tối thiểu

Máy tính, tivi hay điện thoại không thể thay thế sự tương tác của bố mẹ với trẻ. Thời gian sử dụng thiết bị điện tử tăng lên dẫn đến giảm hoạt động thể chất. Đồng thời, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì. Các chuyên gia khuyến nghị rằng trẻ nhỏ không nên sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn một giờ mỗi ngày.

Giúp trẻ vận động nhiều, hạn chế sử dụng thiết bị di động. Nguồn ảnh: freepik

Giúp trẻ vận động nhiều, hạn chế sử dụng thiết bị di động. Nguồn ảnh: freepik

Cho trẻ vận động nhiều

Thay thế thời gian sử dụng thiết bị điện tử bằng hoạt động thể chất phù hợp giúp giảm nguy cơ béo phì. Bố mẹ có thể đưa trẻ đến sân chơi, công viên hoặc tập thể dục an toàn tại nhà. Tạo thói quen vận động hàng ngày sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được tình trạng thừa cân ngay từ ban đầu.

Làm gương cho trẻ trong chế độ ăn uống

Bố mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Những bữa ăn với đầy đủ dưỡng chất, tốt cho sức khỏe sẽ giúp cả bố mẹ và bé đều kiểm soát được cân nặng và tình trạng thừa cân.

Xem thêm:

  • Sữa không béo: Khi nào trẻ nên chuyển sang uống sữa không béo?
  • Vì sao làm vườn lại cải thiện sức khỏe của gia đình bạn?
  • Các hoạt động vận động tổng quát tốt nhất cho trẻ nhỏ

Kết luận

Trẻ nhỏ bị thừa cân cần được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa và có hướng phù hợp để giữ cân nặng ở mức bình thường. Thừa cân béo phì có thể là nguyên nhân khởi phát nhiều bệnh. Vì thế, bố mẹ đừng quên tăng cường vận động, giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và giúp bé có những bữa ăn đủ chất. Mong rằng những thông tin trên đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giúp bố mẹ có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Thu Phương tổng hợp từ momjunction

1. Childhood Obesity Causes and Consequences. https://www.cdc.gov/obesity/childhood/causes.html

2. What can I do if my child is overweight? Https://www.nhs.uk/live-well/healthy-weight/very-overweight-children-advice-for-parents/

3. About Child & Teen BMI. https://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/childrens_bmi/about_childrens_bmi.html

4. Rachel Dawkins, The Importance of Sleep for Kids. https://www.hopkinsallchildrens.org/ach-news/general-news/the-importance-of-sleep-for-kids

5. Fruit Juice and Your Child’s Diet. https://www.healthychildren.org/english/healthy-living/nutrition/pages/fruit-juice-and-your-childs-diet.aspx

6. Children, Food and Nutrition. https://www.unicef.org/media/60806/file/sowc-2019.pdf

7. Healthy Sleep Habits: How Many Hours Does Your Child Need? https://www.healthychildren.org/english/healthy-living/sleep/pages/healthy-sleep-habits-how-many-hours-does-your-child-need.aspx

8. Screen Time: Know Your Child’s Limits. https://www.chop.edu/news/health-tip/screen-time-know-your-child-s-limits

9. Suzanne E. Cudaand Marisa Censani, Pediatric Obesity Algorithm: A Practical Approach to Obesity Diagnosis and Management. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/pmc6351475/

10. Noncommunicable diseases: Childhood overweight and obesity. https://www.who.int/news-room/q-a-detail/noncommunicable-diseases-childhood-overweight-and-obesity

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ bị béo phì – bố mẹ cần lưu ý những điều gì? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *