Bạn đang xem bài viết: Cách phòng ngừa trẻ bị dị ứng thức ăn như thế nào? Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ bị dị ứng thức ăn là tình trạng phổ biến. Theo tài liệu Dị ứng thực phẩm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh thì có khoảng 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn, tức là cứ 13 trẻ lại có 1 trẻ mắc phải bệnh này. Hãy cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
1Những loại thức ăn làm trẻ bị dị ứng
Theo Học viện Y khoa Hoa Kỳ có 6 loại thực phẩm phổ biến thường là nguyên nhân gây ra 90% trường hợp trẻ bị dị ứng thức ăn. Dưới đây là 6 loại thực phẩm gây dị ứng ở trẻ em phổ biến nhất:
Sữa bò
Sữa bò là loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ. Do sữa là một phần dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ ngay từ nhỏ. Theo Học viện Y khoa Hoa Kỳ, cứ 100 trẻ em dưới 3 tuổi thì có khoảng 2 hoặc 3 bé bị dị ứng sữa bò.
Sữa bò là loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ
Biểu hiện trước tiên của dị ứng sữa bò là gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tiếp đến, trẻ có thể nôn sau khi bú và có các triệu chứng như đau bụng hoặc đầy hơi. Thêm vào đó, bé bị nổi mề đay, bị ngứa da hoặc có các triệu chứng chàm, thậm chí là gặp các vấn đề về đường hô hấp.
Trứng
Dị ứng đối với trứng cũng là một trong những dị ứng hàng đầu ở trẻ nhỏ. Thông thường những trẻ bị dị ứng trứng sẽ dị ứng khi ăn lòng trắng nhiều hơn lòng đỏ. Nhưng dù là lòng trắng hay lòng đỏ thì các chuyên gia cũng khuyên các bậc cha mẹ nên tránh xa trứng nếu trẻ bị dị ứng.
Các triệu chứng trẻ bị dị ứng thức ăn làm từ trứng tương tự như các triệu chứng dị ứng thông thường khác bao gồm: phát ban, sưng da, nôn mửa và bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, còn bị khó thở, thắt cổ họng, đối với những trường hợp này nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Đậu nành
Dị ứng đậu nành ở trẻ có một số triệu chứng như: đau bụng, quấy khóc và rối loạn tiêu hóa. Một số trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm này khi đi ngoài có máu trong phân.
Đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm gây dị ứng ở trẻ
Nhiều bố mẹ cho trẻ dùng sữa công thức làm từ đậu nành sau khi trẻ bị dị ứng với sữa bò. Nhưng đôi khi lại nhận ra trẻ cũng đang bị dị ứng với đậu nành. Trong trường hợp này, bố mẹ phải nói chuyện với bác sĩ để nhận lời khuyên về một số loại sữa công thức chuyên biệt không phải là đậu nành hoặc sữa bò.
Lúa mì
Mặc dù dị ứng lúa mì ít phổ biến hơn sữa bò và trứng. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra khi lúa mì được đưa vào cơ thể của trẻ sơ sinh, dưới dạng ngũ cốc trẻ em làm từ lúa mì.
Các loại thực phẩm khác chứa lúa mì mà trẻ có thể ăn phải bao gồm bánh mì hoặc mì ống. Bố mẹ cần lưu ý đọc kỹ và kiểm chứng xem có thành phần lúa mì trong một số loại sản phẩm hay không, để tránh cho trẻ bị dị ứng thức ăn sử dụng.
Các triệu chứng dị ứng lúa mì bao gồm: phát ban, ngứa da, hắt hơi, nghẹt mũi và có các triệu chứng giống như hen suyễn. Giống với tất cả các trường hợp dị ứng thực phẩm, dị ứng lúa mì cũng có thể gây ra sốc phản vệ.
Một số trẻ có thể bị dị ứng với thành phần gluten của các sản phẩm lúa mì gây ra bệnh Celiac. Trong trường hợp cho trẻ tiếp xúc liên tục với gluten có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa và cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
Đậu phộng
Dị ứng với đậu phộng ít xảy ra phổ biến ở trẻ em, theo trang Sức khỏe trẻ em cho biết có khoảng 2,5% trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm này, tuy nhiên con số đó đang tăng lên.
Đậu phộng cũng có thể gây dị ứng ở trẻ
Một số triệu chứng dị ứng đậu phộng ở mức độ nhẹ bao gồm ngứa da, phát ban và các vấn đề về tiêu hóa. Dị ứng ở mức độ nghiêm trọng có thể gây phản ứng sốc phản vệ cao hơn so với khi trẻ bị dị ứng thức ăn khác.
Các loại hạt
Các loại hạt bao gồm quả óc chó, hạt điều, hạnh nhân, quả phỉ và quả hồ đào. Một số trẻ có thể bị dị ứng với một số loại hạt cụ thể. Vì thế, khi bố mẹ biết trẻ bị dị ứng với loại hạt nào, thì hãy tránh không nên cho bé sử dụng.
Các triệu chứng của dị ứng các loại hạt bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, nghẹt mũi, ngứa cổ họng và khó thở. Giống như đậu phộng, các loại hạt cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt là sốc phản vệ, một kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Do vậy, bố mẹ cần chú ý khi cho trẻ dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng thức ăn, bố mẹ cần ngưng cho trẻ dùng và đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
2Biểu hiện khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Hiện tượng dị ứng thực phẩm ở trẻ diễn ra rất nhanh chỉ từ vài phút đến khoảng 2h sau khi ăn các loại thức ăn gây ra dị ứng. Biểu hiện giúp bố mẹ nhận biết trẻ bị dị ứng thức ăn là:
- Da trẻ xuất hiện vết ban đỏ xung quanh miệng, trong miệng, nặng hơn là toàn thân kèm theo các hiện tượng phù môi, phù quanh mắt, phù mặt.
- Một số trường hợp trẻ có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Trẻ có hiện tượng ngứa và chảy nước mắt, mũi.
Khi dị ứng chuyển biến nặng trẻ bắt đầu cảm thấy khó thở đến tím tái, thở rít, thậm chí là tụt huyết áp. Nếu rơi vào một trong những trường hợp này bố mẹ cần phải có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời để không gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ.
Một số trẻ có biểu hiện dị ứng muộn sau khoảng vài ngày từ khi ăn các loại thức ăn gây ra dị ứng như viêm da dị ứng ở trẻ em, đau bụng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng hoặc phân nhầy máu.
Da trẻ xuất hiện vết ban đỏ xung quanh miệng, trong miệng
3Sự khác nhau giữa “dị ứng” và “không chấp nhận” thực phẩm
Khi trẻ ăn một loại thực phẩm nào đó và xuất hiện triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt,… bố mẹ thường nghĩ ngay đó là dị ứng thức ăn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng vì đó còn có thể là dấu hiệu cơ thể không dung nạp thực phẩm.
- Trẻ bị dị ứng thức ăn: Là một đáp ứng miễn dịch, sẽ kèm theo như chóng mặt, buồn nôn, khó thở,..sau khi ăn thức ăn gây ra dị ứng dù chỉ một lượng rất nhỏ.
- Trẻ không chấp nhận thực phẩm: Là đáp ứng của hệ tiêu hóa với thực phẩm chứ không phải của miễn dịch dù triệu chứng cũng gần giống nhau. Ở dạng này triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, khó thở sẽ nhẹ hơn, thoáng qua, không ảnh hưởng đến sức khỏe và chỉ xuất hiện khi tiêu thụ một lượng thức ăn lớn.
4Trẻ nào có nguy cơ bị dị ứng cao?
Theo thống kê gần đây, cứ trong 100 trẻ thì có đến 40 trẻ có nguy cơ bị dị ứng. Tỷ lệ này sẽ giảm dần theo độ tuổi, sự thay đổi của môi trường sống, thói quen ăn uống và cách sống khi trưởng thành.
Với những trẻ có bố hoặc mẹ hoặc cả hai có tiền sử bệnh dị ứng thì nguy cơ bị ứng ứng là rất cao, có thể xác định chắc chắn ngay từ trong bụng mẹ. Cụ thể nếu cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì tỷ lệ trẻ bị dị ứng thức ăn hay dị ứng là từ 50 – 80%, nếu chỉ bố hoặc mẹ thì tỷ lệ này thấp hơn khoảng 20 – 40%.
Với những trẻ có bố hoặc mẹ hoặc cả hai có tiền sử bệnh dị ứng thì nguy cơ bị ứng ứng là rất cao
5Phòng và điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Nguyên tắc cơ bản nhất của điều trị dị ứng đó là phát hiện nguyên nhân gây dị ứng và tránh không tiếp xúc với nó. Với những trẻ bị dị ứng thức ăn bố mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng các thực phẩm chế biến món ăn cho trẻ.
Ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện dị ứng bất thường bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để được thăm khám,làm các kiểm tra, xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân gây ra dị ứng. Khi biết trẻ bị dị ứng thức ăn bố mẹ không nên kiêng khem quá mức làm ảnh hưởng tới sự phát triển của con hay tự sử dụng thuốc điều trị dị ứng mà thay vào đó hãy tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa điều trị.
Dị ứng thức ăn ở trẻ không kéo dài cả đời mà sẽ giảm dần và biến mất theo độ tuổi, điều đó đồng nghĩa với việc trẻ bị dị ứng một loại thức ăn bất kỳ không đồng nghĩa trẻ không thể ăn thức ăn đó sau này. Sau một thời gian mẹ có thể cho bé ăn lại thức ăn đó bắt đầu từ lượng nhỏ, ngoại trừ loại thức ăn khiến cơ thể xuất hiện hiện tượng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ.
Để xác định trẻ dị ứng hay không, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện.
Cách phòng dị ứng thức ăn ở trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bố mẹ có thể dễ dàng phòng trẻ bị dị ứng thức ăn với những nguyên tắc sau:
- Loại bỏ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ, tuyệt đối không chế biến hay đựng thức ăn trong dụng cụ có dính các loại thực phẩm dị ứng. Biện pháp phòng này giúp hạn chế tuyệt đối, đồng thời giảm bớt và ngăn ngừa sự tái lại dị ứng.
- Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện, do vậy bố mẹ cần chú trọng trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo được yếu tố nguồn gốc, vệ sinh và an toàn. Tuyệt đối không cho con sử dụng các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
- Hạn chế tối đa cho trẻ sử dụng các thực phẩm dị ứng cao như hải sản, các loại động vật thân mềm, tôm, cua,…
- Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ mà còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Khi sức đề kháng tốt cơ thể trẻ có thể chống chịu tốt hơn với sự tấn công của những loại thực phẩm bất dung nạp.
- Trong giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, trẻ rất dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng ngoài ý muốn. Do vậy, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về thành phần các loại thực phẩm trước khi đưa vào chế độ ăn hằng ngày. Đồng thời chú ý đến những cách chế biến để giữ lại độ dinh dưỡng cao nhất cho thực phẩm.
- Nếu trẻ bị dị ứng đạm từ các loại sữa bò, dê,… bố mẹ có thể dùng sữa đậu nành, các loại sữa có nguồn gốc ngũ cốc hoặc các loại sữa bò có công thức đặc biệt để thay thế.
6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Trẻ bị dị ứng thức ăn kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu và nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan với trường hợp này. Theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!
Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tạ An Ninh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
- Thông tin về cách điều trị và phòng ngừa tắc ruột ở trẻ
- Mách mẹ mẹo chữa trào ngược dạ dày ở trẻ hiệu quả
- Dấu hiệu và cách xử trí an toàn khi trẻ bị lồng ruột
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách phòng ngừa trẻ bị dị ứng thức ăn như thế nào? Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.