Bạn đang xem bài viết: Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em và cách phòng ngừa táo bón hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Táo bón ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, cảnh báo cho ba mẹ biết hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe mạnh. Ba mẹ cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
1Táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón ở trẻ em được biết đến là tình trạng trẻ không đi đại tiện thường xuyên, ít hơn 3 lần/tuần. Trong mỗi lần đi vệ sinh trẻ thường gặp khó khăn, đau đớn và khó chịu. Tình trạng này xảy ra do trẻ ăn không đủ chất xơ và không uống đủ nước.
Trẻ em bị táo bón thường do ăn không đủ chất xơ và uống không đủ nước
Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia gỡ rối mối lo cho ba mẹ khi trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh
2Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ em
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em, trong đó được chia ra làm hai nguyên nhân chính: nguyên nhân thực thể (chiếm khoảng 5%) và nguyên nhân chức năng (chiếm khoảng 95%).
Nguyên nhân thực thể
Thực thể là nguyên nhân liên quan đến các vấn đề như: cường giáp, thần kinh cơ ổ bụng, ruột,…
- Trẻ bị bệnh cường giáp: Bệnh thường làm giảm hoạt động của các cơ ruột cùng với một số triệu chứng khác.
- Bệnh phù đại tràng bẩm sinh: Trẻ thường nhẹ cân hơn với bình thường, có các triệu chứng nôn mửa, đi đại tiện kích thước nhỏ.
- Bệnh đái tháo đường: Trẻ em mắc phải bệnh tiểu đường cũng có thể gặp tình trạng táo bón.
- Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: bại não, chậm phát triển tâm thần, bệnh lý cột sống,… cũng có thể gây ra táo bón.
Nguyên nhân chức năng
- Thường gặp ở những trẻ nhịn không chịu đi ngoài, càng nhịn thì phân trong ruột càng lâu khiến trẻ đi ngoài khó khăn và có thể dẫn đến táo bón mãn tính.
- Trẻ sơ sinh được cho ăn đặc lần đầu tiên sau khi cai sữa thường dễ táo bón do mất nguồn cung cấp nước.
- Thành phần protein có trong sữa công thức là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.
3Những dấu hiệu táo bón ở trẻ em
Để biết được bé có bị táo bón hay không ba mẹ có thể quan sát các dấu hiệu điển hình dưới đây:
- Số lần đi đại tiện dưới 3 lần trong tuần.
- Chất thải khô, cứng, sần.
- Đầy hơi
- Đau dạ dày
- Phân có máu
- Bụng căng cứng.
- Tốn nhiều sức rặn khi đi ngoài.
Một số trường hợp táo bón ở trẻ em có thể kèm theo tiêu chảy và khiến nhiều ba mẹ nhầm lẫn. Bởi do phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng và phân lỏng dễ dàng trượt qua và đào thải ra ngoài trước.
Trẻ em mất khá nhiều sức khi đi đại tiện
Có thể bạn quan tâm: Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi ba mẹ nên biết
4Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Táo bón ở trẻ em xảy ra trong thời gian ngắn hạn ba mẹ có thể giải quyết dễ dàng nếu chăm sóc trẻ đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện các triệu chứng dưới đây, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời:
- Táo bón kết hợp đau bụng kéo dài
- Táo bón kết hợp với nôn
- Táo bón kết hợp với đầy hơi
- Táo bón kết hợp với phân lẫn máu
Một số bệnh viện, phòng khám nhi tốt nhất hiện nay, được nhiều ba mẹ tin tưởng.
- Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
- Bệnh viện Nhi Trung ương
- Bệnh viện Nhi Đồng 2
- Bệnh viện Nhi Đồng 1
- Phòng khám Nhi Đồng 315
- Phòng khám Nhi khoa Nancy,…
5Các biến chứng khi trẻ bị táo bón kéo dài
Táo bón là bệnh lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ mà ba mẹ không nên chủ quan, bởi nếu kéo dài sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy dinh dưỡng: Trẻ bị táo bón nhiều ngày hoặc thường xuyên tái phát sẽ có cảm giác bị đầy bụng, không thèm ăn, dẫn đến bỏ bữa, dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cả thể chất và trí tuệ.
- Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần: Một số chất độc khi phân tích tụ quá lâu trong ruột mà không được phân hủy sẽ được hấp thu vào máu, lan rộng đến các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng nhiễm độc mãn tính, gây những kích thích tác động xấu lên cơ quan thần kinh, tinh thần và trí não trẻ, khiến trẻ thường xuyên khó chịu, không nghe lời.
- Nứt kẽ hậu môn: Những trẻ bị táo bón nếu sợ đi ngoài và thường xuyên nhịn thì hậu quả khá nghiêm trọng, phân sẽ càng ngày càng cứng, khi đi ngoài phải rặn gây nứt kẽ hậu môn, làm chảy máu, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Viêm ruột thừa: Việc táo bón kéo dài có thể khiến cho ruột già suy yếu và bị giãn ra, dẫn đến nguy cơ thủng ruột hoặc có nguy cơ viêm ruột thừa.
6Điều trị táo bón ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc điều trị táo bón ở trẻ em, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ: Tốt nhất vẫn nên cho bé bú sữa mẹ, bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều thành phần cân bằng chất béo, protein, chất xơ và nước. Do đó, phân của bé sẽ luôn mềm, ngay cả khi không đi vệ sinh trong một đến hai ngày.
- Đối với trẻ đang trong quá trình ăn dặm: Giai đoạn này các bé phải ăn bột ăn dặm sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc nên rất dễ thiếu chất xơ. Vì vậy, không được cho trẻ ăn dặm quá sớm vì rất dễ bị táo bón.
- Đối với trẻ lớn hơn: Ngoài các thực phẩm hằng ngày, ba mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ tập thói quen uống nhiều nước để đảo bảo không bị táo bón.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Những thực phẩm ba mẹ nên và không nên bổ sung cho bé
Cho trẻ em ăn nhiều rau củ quả
Vận động thường xuyên
Với những trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể tập cho trẻ các động tác nhẹ nhàng bao gồm các động tác tay và chân. Còn với các bé lớn hãy cho bé tham gia các môn thể thao, trò chơi ngoài trời như: bóng đá, cầu lông, chạy bộ,… để tránh ngồi quá lâu khi sử dụng các thiết bị điện tử.
Cho trẻ đi khám
Nếu trẻ gặp các biểu hiện bất thường như: đau nhiều ở vùng hậu môn khi đi vệ sinh, nứt hậu môn, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, sốt, đi đại tiện ra máu,… Ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế được được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
7Phòng ngừa táo bón ở trẻ em
Để phòng ngừa táo bón ở trẻ em ba mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Theo dõi việc đi vệ sinh hằng ngày của bé, nhớ nhắc trẻ đi vệ sinh đều đặn, không được nhịn.
- Bổ sung vào thực đơn của bé nhiều rau củ quả có chất xơ và khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
- Hãy cho bé tham gia các lớp tập luyện thể dục thể thao, nhắc nhở trẻ tích cực vận động, không nên ngồi quá nhiều.
- Khi trẻ có triệu chứng bất thường nên đưa ngay đến cơ sở y tế để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Bài viết trên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã giới thiệu đến ba mẹ những thông tin hữu ích về táo bón ở trẻ em. Hy vọng ba mẹ sẽ có biết được cách chăm sóc trẻ đúng cách để bảo vệ trẻ luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Lưu ý các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa.
Hà Trang tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Xem thêm:
- Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh và cách phân biệt với táo bón
- Nguyên nhân trẻ đau bụng quanh rốn và những điều ba mẹ cần lưu ý
- Nguyên nhân và cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ em và cách phòng ngừa táo bón hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.