Giải mã hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh – Gợi ý cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: Giải mã hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh – Gợi ý cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng khi chạm tay vào đầu trẻ và cảm thấy đầu trẻ luôn nóng, thỉnh thoảng còn đổ mồ hôi trộm. Nhiều người kháo nhau rằng đó là do trẻ thiếu chất dinh dưỡng, thiếu canxi dẫn đến hiện tượng như trên khiến cha mẹ lại càng lo buồn hơn nữa. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ?

Cha mẹ luôn cảm thấy trẻ nóng hơn nhiệt độ cơ thể của mình.Nguồn Freepik

Cha mẹ luôn cảm thấy trẻ nóng hơn nhiệt độ cơ thể của mình.Nguồn Freepik

Cha mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn theo chân Bs. Hoàng Quốc Tưởng – giảng viên tại Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên điều trị bệnh lý tim mạch nhi, công tác tại bệnh viện Nhi Đồng 2 – tìm ra đâu là nguyên nhân trẻ sơ sinh thường hay bị sốt và đổ mồ hôi.

1Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân nội sinh là các do yếu tố bên trong cơ thể trẻ gây ra và nguyên nhân ngoại sinh, do các yếu tố bên ngoài tác động vào trẻ. Trước tiên, hãy cùng Bs. Hoàng Quốc Tưởng tìm ra nguyên nhân bên trong gây ra hiện tượng này ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân bên trong

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi luôn có hiện tượng đầu nóng.

Giải thích cho việc này là do vùng đầu của trẻ sơ sinh có nhiều mạch máu, da nằm sát xương và lớp mỡ dưới da rất ít nên khi cha mẹ chạm tay vào trán bé nhà mình thường cảm thấy đầu trẻ nóng hơn đầu cha mẹ. Việc đánh giá chỉ dựa vào sờ đầu trẻ và phán đoán không hoàn toàn chính xác và thiếu cơ sở.

Gợi ý: Cha mẹ nếu muốn biết con có bị sốt hay không phải sử dụng cặp/đồ đo nhiệt độ để có kết quả đúng nhất. Nếu trẻ sau khi đo trên 37,5 độ mới được đánh giá là nóng sốt. Thói quen chỉ qua sờ trán con là và phán đoán là không chính xác, cha mẹ nên bỏ thói quen này tránh việc lo lắng không cần thiết.
  • Trẻ thường bị đổ mồ hôi trộm

Trước khi tìm hiểu tại sao trẻ thường bị đổ mồ hôi trộm, hãy cùng AVAkids tìm hiểu tuyến mồ hôi có tác dụng gì?

Tuyến mồ hôi có nhiệm vụ tiết mồ hôi để điều hòa vùng thân nhiệt đó và khắp cơ thể. Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi thường đổ mồ hôi đầu nhiều hơn những vị trí khác trên cơ thể. Lý giải cho hiện tượng này là do:

– Đặc tính sinh lý

Tuyến mồ hôi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tập trung chủ yếu ở vùng đầu thay vì đều khắp cơ thể như người lớn. Chính đặc tính sinh lý này dẫn đến việc trẻ bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu.

– Hệ thần kinh chưa hoàn thiện

Hoạt động điều hòa cơ thể chủ yếu liên quan đến hệ thần kinh thực vật. Trẻ dưới 6 tháng, các cơ quan chưa có sự hoàn thiện để có thể điều hòa thân nhiệt hoạt động một cách tốt nhất. Cơ thể của trẻ cần thời gian để điều chỉnh và hoạt động trơn tru.

Nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân bên ngoài hay còn gọi là nguyên nhân ngoại sinh, do những tác động của bên ngoài đối với hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh.

  • Nhiệt độ môi trường tác động vào trẻ

Nhiệt độ môi trường tăng cao là nguyên nhân làm trẻ đồ mồ hôi cộng thêm trẻ phải mang bao tay, mũ, bao chân làm tăng thêm hiện tượng này ở trẻ.

Gợi ý:Theo Bs. Hoàng Quốc Tưởng, việc cha mẹ thường xuyên đeo bao tay, chân cho trẻ là không thực sự cần thiết đối với con.
  • Thói quen bế trẻ trong thời gian dài

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ xuất phát từ thói quen của cha mẹ là bế trẻ quá lâu trong thời gian dài. Chính thói quen này làm tăng thân nhiệt trẻ mà ít cha mẹ biết đến.

Cha mẹ có thói quen bế trẻ quá lâu là nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm.Nguồn: Freepik

Cha mẹ có thói quen bế trẻ quá lâu là nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm.Nguồn: Freepik

  • Quá trình chuyển hóa

Quá trình trẻ sơ sinh phát triển nhiều, nhanh dẫn đến hiện tượng ra mồ hôi trộm. Cha mẹ có thể hiểu đơn giản, thời gian từ 0 đến 6 tháng cân nặng của trẻ tăng gấp đôi, gấp ba là bình thường và việc tăng cân nhanh như vậy yêu cầu cơ thể của trẻ sơ sinh cần tỏa ra nhiều năng lượng hơn.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh thường đổ mồ hôi trộm hay trán con thường nóng hơn trán cha mẹ chủ yếu là hiện tượng sinh lý bình thường, không liên quan đến bệnh lý.

2Giải pháp

Những nguyên nhân từ bên trong tác động đến hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là quá trình trẻ bắt buộc phải trải qua để hoàn thiện các cơ quan và trưởng thành. Đó là những điều không thể thay đổi được. Thế nhưng, những nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố bên ngoài tác động vào trẻ có thể giảm thiểu đáng kể hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh.

Tạo môi trường thông thoáng

Cha mẹ cần tạo môi trường thoáng đãng cho trẻ, đặc biệt vào những ngày thời tiết nóng bức. Cha mẹ có thể sử dụng điều hòa để trẻ thoải mái nhưng phải chú ý những yêu cầu sau:

Nhiệt độ phù hợp

Mỗi bé sẽ có cơ địa khác nhau, không có tiêu chuẩn một nhiệt độ bắt buộc. Nhiệt độ máy lạnh có thể là 24, 25 hay 26 độ tùy thuộc vào cơ thể của con. Chính cha mẹ sẽ là người quan sát con ngủ có ngon không? Cổ và đầu trẻ có bị đổ mồ hôi không? để tìm ra nhiệt độ thích hợp nhất cho bé nhà mình.

Cha mẹ luôn cần tìm ra nhiệt độ phù hợp nhất với bé nhà mình. Nguồn Freepik

Cha mẹ luôn cần tìm ra nhiệt độ phù hợp nhất với bé nhà mình. Nguồn Freepik

Cân bằng độ ẩm

Độ ẩm đặc biệt quan trọng đối với đường hô hấp. Trong cấu trúc đường hô hấp có các lông chuyển kết hợp với lớp dịch ở niêm mạc giúp trẻ hô hấp hiệu quả. Lông chuyển hoạt động không hiệu quả cản trở việc tống vi-rút, vi khuẩn gây bệnh, điều này làm cho trẻ dễ bệnh.

  • Gợi ý:

Cha mẹ cần chuẩn bị dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm (khoảng 60%) để duy trì độ ẩm an toàn cho con, đảm bảo đường hô hấp hoạt động hiệu quả nhất.

Chênh lệch nhiệt độ

Cơ thể cần làm quen với sự chênh lệch nhiệt độ. Nguyên lý của lớp niêm mạc là gặp lạnh thì co lại, khi nóng thì nở ra. Nếu sự chênh lệch này diễn ra đột ngột giữa trong phòng và bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến sự điều tiết lớp niêm mạc của cơ thể trẻ.

  • Gợi ý:

Khi bé đang ở bên ngoài, cha mẹ nên đưa trẻ vào phòng để trẻ dần quen với môi trường bên trong rồi hãy bật điều hòa. Ngược lại, khi muốn cho trẻ ra ngoài, cha mẹ mở cửa ra trước để con dần quen rồi hãy bế trẻ ra.

Tránh luồng gió trực tiếp

Việc sử dụng máy lạnh giống như khi dùng quạt, luồng gió trực tiếp từ máy lạnh làm tăng nguy cơ thay đổi sự điều hòa ở vùng niêm mạc mũi khiến trẻ dễ bị bệnh. Cha mẹ nên tránh luồng gió từ điều hòa và máy lạnh trực tiếp vào trẻ.

Vệ sinh thường xuyên

Máy lạnh/điều hòa là nơi chứa nhiều nấm mốc, vi-rút, vi khuẩn gây bệnh bám vào. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh máy điều hòa cho trẻ để không khí trong phòng được thông thoáng và sạch sẽ.

Không trùm con quá kín

Cha mẹ không nên trùm con quá kín bằng chăn mền, bao tay, chân, nón đội cho trẻ. Như đã đề cập ở trên, chính điều này làm tăng hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ.

  • Gợi ý:

Cha mẹ tìm ra nhiệt độ phù hợp để không khí trong phòng đủ thoải mái cho trẻ mà không cần đắp chăn hay đeo bao tay, chân mà chỉ cần mặc một bộ đồ để giữ ấm là tốt nhất.

Cha mẹ chỉ nên cho trẻ chỉ mặc quần áo để giữ ấm.Nguồn Freepik

Cha mẹ chỉ nên cho trẻ chỉ mặc quần áo để giữ ấm.Nguồn Freepik

Bổ sung vitamin D và cho trẻ bú bằng sữa mẹ

Mẹ cho bé nhà mình bổ sung vitamin D, đặc biệt nên cho trẻ bú bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu để kháng thể từ mẹ được truyền sang con.

Bài viết liên quan: Có nên cho trẻ phơi nắng để hấp thụ vitamin D không?

3Lời Kết

Trẻ có hiện tượng đổ mồ hôi trộm là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Sau khi cơ thể hoàn thiện, các tuyến mồ hôi sẽ được trải đều khắp cơ thể. Điều cha mẹ cần lưu ý là hạn chế tác những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi những dấu hiệu bất thường. Nếu trẻ ra mồ hôi, kết hợp với một trong những biểu hiện như sốt cao, bỏ bữa, li bì, trẻ nôn ói,… cần đưa con đến bác sĩ thăm khám để điều trị kịp thời.

Cần cho trẻ đến ngay trung tâm y tế khi có các dấu hiệu bất thường.Nguồn Freepik

Cần cho trẻ đến ngay trung tâm y tế khi có các dấu hiệu bất thường.Nguồn Freepik

Nội dung của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chỉ có tính chất tham khảo. Cha mẹ khi cần có thêm thông tin vui lòng liên hệ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm:

  • Bí kíp chọn sữa công thức để con phát triển EQ và IQ
  • Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách theo bác sĩ nhi Mạnh Cường
  • Bí kíp khắc phục tình trạng táo bón cho trẻ ngay tại nhà

Ea viết lại từ Youtube của bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng

1. Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng:https://www.youtube.com/watch?v=R5yPM15gyRk

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải mã hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh – Gợi ý cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *