Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bác sĩ sản khoa gỡ rối cho mẹ bầu

Bạn đang xem bài viết: Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bác sĩ sản khoa gỡ rối cho mẹ bầu tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Việc siêu âm để nhìn thấy sự phát triển của con cũng là một trong những niềm vui to lớn của ba mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu thường lo lắng rằng siêu âm có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Bài viết dưới đây tổng hợp từ chia sẻ của bác sĩ Lê Tiểu My về siêu âm trong thai kỳ, mẹ bầu theo dõi nhé!

1Siêu âm là gì?

Siêu âm dùng sóng âm để ghi nhận hình ảnh bên trong và an toàn cho thai nhi. Ảnh: freepik

Siêu âm dùng sóng âm để ghi nhận hình ảnh bên trong và an toàn cho thai nhi. Ảnh: freepik

Siêu âm là một thiết bị có thể ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể con người. Khi mẹ bầu siêu âm có thể quan sát được bé trong tử cung: kích cỡ thai, nhịp tim, các cơ quan của bé và có thể tính được tương đối chính xác ngày dự sanh (nếu mẹ siêu âm ở giai đoạn sớm của thai kỳ). Ba mẹ có thể thấy được hình ảnh của bé từ máy siêu âm giống như video hay hình chụp.

Siêu âm dùng những sóng âm tần số cao mà tai người không nghe được. Sóng âm được phát từ một thiết bị gọi là đầu dò, truyền qua da, xuyên qua thành bụng của mẹ và ghi nhận hình ảnh bên trong bằng cách dội lại.

2Tại sao mẹ bầu phải siêu âm?

Khi siêu âm mẹ có thể biết được sự phát triển của thai nhi. Ảnh: unsplash

Khi siêu âm mẹ có thể biết được sự phát triển của thai nhi. Ảnh: unsplash

Khi siêu âm, mẹ có thể biết được: số lượng thai, sự phát triển của bé (to, nhỏ hay bình thường so với tuổi thai), bất thường ở các bộ phận cơ thể hoặc cơ quan nội tạng (nếu có), vị trí bánh nhau…

Ngoài ra, còn giúp mẹ xác định được giới tính của bé, mặc dù không khẳng định được đúng 100% giới tính. Điều quan trọng là bác sĩ sẽ khảo sát được những bất thường sinh dục bẩm sinh của bé.

Bác sĩ Tiểu My gợi ý mẹ bầu khi đến siêu âm nên quan tâm những vấn đề như:

  • Bé có phát triển đúng với tuổi thai không?
  • Bé có bất thường nào về hình dạng không? Nếu có thì nghiêm trọng không?
  • Nước ối có bình thường không?
  • Bánh nhau có gì bất thường không?

Bài viết liên quan: Thai chậm lớn bất thường? Lắng nghe tư vấn từ phía các chuyên gia

3Chuẩn bị trước khi siêu âm

Siêu âm ngã bụng: bác sĩ có thể dặn mẹ bầu nhịn tiểu. Tuy nhiên, khi mang thai bàng quang mẹ bầu bị chèn ép, nếu có tiểu trước khi siêu âm cũng không vấn đề.

Siêu âm âm đạo: trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu cần siêu âm ngã âm đạo nên đi tiểu trước đó. Điều đó giúp siêu âm sẽ dễ dàng, chính xác và mẹ bầu cũng thấy dễ chịu.

4Siêu âm nhiều có gây hại?

Mẹ bầu chỉ nên siêu âm định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ảnh: freepik

Mẹ bầu chỉ nên siêu âm định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ảnh: freepik

Siêu âm thai đã được ứng dụng khoảng hơn 30 năm và cho đến nay chưa có dữ liệu nào ghi nhận siêu âm gây hại đến thai nhi. Bởi vì là sóng âm nên không làm chói mắt hay đau bé. Siêu âm khác X-quang, không phải là tia bức xạ và an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên thực hiện siêu âm định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ, hạn chế siêu âm thường xuyên trong những trường hợp sau:

  • Chỉ để khảo sát giới tính bé
  • Ghi nhận hình ảnh hay video của bé chỉ để “cho vui”
  • Siêu âm mỗi tuần để biết cân nặng của bé vì thấy mẹ không tăng cân.

4Những lưu ý khác

Ngoài siêu âm, mẹ bầu cần làm thêm một số xét nghiệm khác trong thai kỳ. Ảnh: freepik

Ngoài siêu âm, mẹ bầu cần làm thêm một số xét nghiệm khác trong thai kỳ. Ảnh: freepik

Siêu âm trong thai kỳ chỉ có thể dự đoán khoảng 80% dị tật của thai nhi. Bởi vì có những dị tật biểu hiện muộn hoặc khiếm khuyết về chức năng (như điếc) không thể chẩn đoán bằng cách siêu âm.

Ngoài ra, tư thế bé, thành bụng của mẹ, nước ối ít… cũng là yếu tố cản trở phát hiện tất cả bất thường của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác để tầm soát các bất thường theo sự chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp, ba mẹ không có điều kiện siêu âm định kỳ và chỉ có thể siêu âm 1 lần, bác sĩ Tiểu My gợi ý nên chọn siêu âm khi thai được khoảng 22 – 23 tuần. Giai đoạn này bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm hình thái học, để đánh giá tổng thể thai nhi.

Xem thêm:

  • Top 8 bác sĩ sản phụ khoa uy tín ở TP. Hồ Chí Minh
  • Khám thai 3 tháng giữa và những cột mốc khám thai quan trọng
  • Thủy đậu trong thai kỳ – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Ở mỗi tuổi thai, siêu âm lại có những giá trị khác nhau, giúp ba mẹ phát hiện những bất thường của con. Dị tật thai nhi có thể ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và tinh thần của cả gia đình nếu không phát hiện kịp thời. Vì vậy, trong thai kỳ mẹ bầu nên siêu âm định kỳ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ, giúp phát hiện sớm biểu hiện bệnh ở bé để bác sĩ có thể xử lý kịp thời, ba mẹ yên tâm chào đón đứa con yêu khỏe mạnh.

Ngọc Hà tổng hợp từ youtube bác sĩ Lê Tiểu My

1. Bác sĩ Lê Tiểu My: https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/947218625374722

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bác sĩ sản khoa gỡ rối cho mẹ bầu của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *