Bạn đang xem bài viết: Bé bị hăm tã – Chuyên gia lý giải về hiện tượng nhiễm trùng nấm men gây hăm tã ở trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Hăm tã ở trẻ sơ sinh còn được gọi là viêm da do tã lót, xảy ra trên vùng da được quấn tã khiến trẻ bị đau hay viêm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã chính là do một loại nấm có tên là Candida hay thường được gọi là nấm men. Với bài viết ngay sau đây, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cung cấp tới các bậc phụ huynh một số thông tin liên quan đến triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hăm tã,… tại nhà cho trẻ. Qua đó giúp hành trình chăm bé của cha mẹ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hăm tã do nấm men ở trẻ. Nguồn từ Vkaire
1Hăm tã do nấm men có phổ biến ở trẻ sơ sinh hay không?
Nhiễm nấm Candida là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất liên quan đến phát ban do quấn tã. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, hăm tã do nấm men là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh (80% trẻ sử dụng tã bỉm đều có thể bị hăm).
2Nguyên nhân gây nên tình trạng hăm tã do nấm men ở trẻ
Nấm Candida Albicans chính là tác nhân chính gây nên tình trạng hăm tã ở trẻ. Các yếu tố sau có thể hỗ trợ nấm phát triển trong vùng da được quấn tã:
- Tã tạo ra sự ma sát và môi trường độ ẩm cao, rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
- Nước tiểu và phân có thể làm tăng độ pH của da, từ đó trở thành môi trường lý tưởng cho nấm sinh sôi. Phân được tiết ra trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị hăm tã.
- Không thay tã thường xuyên, không vệ sinh vùng kín của trẻ một cách sạch sẽ.
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm Candida ở miệng hay thực quản có nguy cơ cao bị hăm tã, bởi nấm có thể xâm nhập tới vùng da trên thông qua nước tiểu và phân.
- Các loại vi khuẩn có lợi trong cơ thể con người giúp kiểm soát sự phát triển của nấm. Việc trẻ sử dụng trực tiếp các loại thuốc kháng sinh phổ rộng hay uống sữa từ các bà mẹ có sử dụng thuốc kháng sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến bé bị nhiễm trùng nấm men.
- Loại nấm này còn có thể phát triển mạnh ở những khu vực có nồng độ Carbon Dioxide cao, nhất làở vùng da bị tã dùng 1 lần quấn quanh.
Bài viết liên quan: Tiêu chảy ở trẻ nhỏ và những điều ba mẹ cần lưu ý
Nấm Candida là nguyên nhân chính gây nên tình trạng hăm tã do nấm men ở trẻ. Nguồn từ Consumer Healthday
3Làm cách nào để nhận biết các triệu chứng phát ban hăm tã do nấm men
Các triệu chứng của hăm tã do nấm men thường khác so với hăm tã thông thường. Cách điều trị cho 2 tình trạng trên cũng khác nhau. Chính vì vậy. điều quan trọng nhất là phải xác định trẻ bị hăm tã do đâu.
Các triệu chứng hăm tã do nấm men |
Các triệu chứng hăm tã thông thường |
Các mảng da tấy đỏ đậm với các chấm mụn và vảy. |
Màu da từ hồng cho đến đỏ, da có thể mịn hoặc hơi nứt nẻ. |
Không phản ứng với các loại kem điều trị thông thường, hăm tã do nấm men thường kéo dài trong thời gian ít nhất là 3 ngày. |
Phát ban sẽ lành sau 2-3 ngày khi sử dụng các loại kem bôi chống hăm thông thường. |
Tại vết phát ban chính có thể hình thành mụn mủ hoặc mụn bọc khiến da trẻ bị tổn thương. |
Không có mụn mủ xung quanh vết phát ban chính. |
Da trẻ có thể bị loét trong các trường hợp hăm tã nặng. |
Không có khả năng gây loét da. |
Có thể dẫn đến bệnh nấm Candida ở miệng. |
Thường không kèm theo bệnh nấm Candida ở miệng. |
Trong cả hai trường hợp trên, da trẻ đều có thể bị ngứa và nóng rát. Cha mẹ cần hết sức lưu tâm tới vấn đề này bởi trẻ còn quá nhỏ để có thể thông báo về tình trạng da của mình.
4Các biện pháp khắc phục hăm tã do nấm men tại nhà
Sau đây là một số biện pháp điều trị hăm tã do nấm men tại nhà đã được nghiên cứu và kiểm chứng:
Hoa cúc
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thuốc mỡ chiết xuất từ hoa cúc có hiệu quả trong việc điều trị hăm tã. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng các chất có trong hoa cúc La Mã có thể khiến trẻ bị dị ứng.
Dầu oregano
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng dầu Oregano có hiệu quả trong việc ức chế sự hình thành và phát triển của nấm Candida. Mặc dù vậy cũng cần có thêm các nghiên cứu để có thể chứng minh chúng có hiệu quả trong điều trị hăm tã do nấm men.
Sử dụng yến mạch để tắm
Dùng bột yến mạch buộc vào túi bảo rồi thêm vào nước tắm của trẻ là một kỹ thuật dân gian được sử dụng để điều trị hăm tã. Tuy nhiên, phương thức này cũng chứa một số giới hạn nhất định về Y học.
Sử dụng bột yến mạch thêm vào nước tắm cho trẻ là một kỹ thuật dân gian dùng để điều trị hăm tã. Nguồn từ Firstcry Parenting
Dầu cây trà
Dầu cây trà được cho là có tác dụng với một số loại phát ban nhưng hiệu quả của nó với hăm tã do nấm men ở trẻ sơ sinh cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Thuốc tím Gentian
Đây là một hợp chất thường được dùng để điều trị nấm Candida ở miệng của trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, hiệu quả của nó đối với hăm tã do nấm men vẫn chưa được công bố một cách chính thức.
Nếu bạn định ứng dụng một trong các phương thức trên, hãy thử trên một vùng da nhỏ khỏe mạnh trước khi áp dụng lên toàn bộ vùng da bị ảnh hưởng. Việc này sẽ giúp bạn kiểm tra xem liệu trẻ có bị dị ứng với các chất đó hay không.
Không có bằng chứng dựa trên nghiên cứu sâu nào có thể chứng minh rằng các biện pháp điều trị tại nhà có thể giải quyết triệt để tình trạng hăm tã do nấm men bởi chúng thường xảy ra gần bộ phận sinh dục. Chính vì vậy, trước khi áp dụng bất kỳ hình thức điều trị nào, cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Nhi khoa.
5Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Cha mẹ nên đưa trẻ tới khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Trẻ dưới 6 tuần tuổi bị phát ban.
- Hăm tã thông thường không thuyên giảm trong 3 ngày.
- Các vết phát ban ngày càng lan rộng, đặc biệt là ra ngoài vùng quấn tã.
- Hăm tã khiến da trẻ bị chảy máu hoặc mủ.
- Trẻ bị sốt.
- Các vết phát ban xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu các vết phát ban lan ra các vùng da khác của cơ thể, cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới gặp bác sĩ. Nguồn từ Healthline
Bài viết liên quan: Mách mẹ cách xử trí hiệu quả khi trẻ bị sốt
6Chẩn đoán hăm tã do nấm men
Hăm tã do nấm men thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng và khám lâm sàng. Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau để chẩn đoán:
Thử nghiệm KOH (Kali Hydroxit)
Phần da lấy từ vùng da bị tổn thương được nhuộm bằng KOH và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem liệu trẻ có bị hăm tã do nấm Candida hay không.
Nhuộm mẫu
Bác sĩ sử dụng tăm bông để lấy một mẫu mô nhỏ. Mẫu thử sẽ được đặt trên một phiến kính và nhuộm bằng các vết bẩn đặc biệt từ đó kiểm tra xem liệu da trẻ có chứa các tế bào nấm hay không.
Nuôi cấy vi sinh vật
Bác sĩ dùng một miếng gạc bôi lên vết thương. Chất thu được trên miếng gạc sẽ được ủ trong phòng thí nghiệm trong vài ngày để kiểm tra sự phát triển của nấm.
7Làm thế nào để điều trị hăm tã do nấm men ở trẻ sơ sinh
Việc điều trị hăm tã do nấm Candida thường sử dụng các loại kem chống nấm tại chỗ có chứa các hợp chất sau:
- Nystatin.
- Ciclopirox.
- Clotrimazole.
- Sertaconazole.
- Ketoconazole.
- Bifonazole.
Các loại thuốc uống trị nấm chỉ được kê đơn trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc khi trẻ bị nhiễm nấm ở miệng hay hệ tiêu hóa.
Các loại kem chứa các chống nấm tại chỗ thường được sử dụng để điều trị hăm tã do nấm men. Nguồn từ Rahetbally
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc chống nấm không được kê đơn cho trẻ nhỏ. Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng hăm tã và độ tuổi của trẻ để kê đơn thuốc cho trẻ. Ngoài ra, nếu cha mẹ đã sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ thì cũng không nên áp dụng thêm các biện pháp điều trị tại nhà bởi chúng có thể gây cản trở việc điều trị hăm tã ở trẻ.
8Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị hăm tã do nấm men.
Trên thực tế, hăm tã do nấm men không khiến trẻ gặp các biến chứng nặng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trẻ có thể gặp phải các tình trạng sau đây:
- Vùng da bị tổn thương có thể chảy máu khiến trẻ bị đau.
- Các vết phát ban có thể lây từ vùng quấn tã sang các vùng da khác trên cơ thể.
- Nấm có thể lây sang miệng, gây nấm miệng và thực quản.
- Các bà mẹ đang cho con bú có thể bị nhiễm nấm, gây ra hiện tượng tưa đầu ti.
- Trẻ có thể ăn và ngủ ít hơn do ảnh hưởng mà nấm gây ra, khiến sức khỏe tổng thể bị giảm sút.
Nếu được điều trị kịp thời, các biến chứng trên sẽ rất khó xảy ra. Bên cạnh đó, hăm tã do nấm men ở trẻ cũng hoàn toàn có thể ngăn ngừa và phòng chống được.
9Ngăn ngừa hăm tã do nấm men
Cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau đây để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng hăm tã do nấm Candida ở trẻ:
- Sử dụng các loại tã thoáng khí, cóchất lượng tốt.
- Không quấn tã/bỉm quá chặt.
- Không cho trẻ sử dụng tã trong một khoảng thời gian nhất định để da có thể “thở”.
- Vệ sinh sạch mông và bẹn của trẻ bằng nước ấm sau khi trẻ vui đùa, bị dính đất,… Đảm bảo da trẻ khô trước khi đóng tã mới.
Các loại kem chứa các chống nấm tại chỗ thường được sử dụng để điều trị hăm tã do nấm men. Nguồn từ Rahetbally
- Nếu trẻ bị nhiễm nấm ở một số vùng da khác trên cơ thể, cha mẹ sử dụng khăn lau riêng biệt cho từng vùng da.
- Tốt hơn hết là nên sử dụng các loại khăn lau mềm thay vì các loại khăn hóa chất bởi da của trẻ rất mỏng nên dễ bị tổn thương.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi vệ sinh cho trẻ, tránh tình trạng nấm xâm nhập vào cơ thể trẻ.
- Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng các loại thuốc mỡ chuyên dùng để ngăn ngừa tình trạng hăm tã.
10Một số câu hỏi thường gặp trong khi trẻ bị hăm tã do nấm men
Tã vải có giúp ngăn ngừa tình trạng hăm tã do nấm men hay không?
Không có bằng chứng nào chứng minh rằng tã vải có thể ngăn ngừa nhiễm trùng do nấm men. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng sử dụng tã vải khiến trẻ có nguy cơ bị viêm da cao hơn so với việc sử dụng các loại tã dùng một lần.
Tình trạng hăm tã sẽ khỏi trong bao lâu?
Hăm tã thông thường sẽ lành sau 2-3 ngày nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ bị phát ban do nấm men, tình trạng này có thể diễn ra lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng trên da.
Phấn rôm có giúp trẻ ngăn ngừa hăm tã hay không?
Cha mẹ cần lưu ý rằng phấn rôm không có tác dụng ngăn ngừa và điều trị hăm tã. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng phấn rôm ở vùng quấn tã còn có thể khiến trẻ bị hăm thường xuyên hơn.
Phát ban do nấm men có lây không?
Cũng giống như bất kỳ bệnh nhiễm trùng do nấm nào khác, hăm tã do nấm men rất dễ lây lan. Nó có thể lây từ bộ phận này qua bộ phận khác của cơ thể và cả cha mẹ hay người chăm sóc.
- Bí quyết giúp trẻ mới biết đi ngủ ngon hơn
- Cho trẻ ăn dặm theo cách xay nhuyễn hay BLW? Phương pháp ăn nào tốt hơn?
- Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân? Phương pháp giúp giảm khó chịu cho trẻ
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng rằng, với những thông tin bổ ích phía trên, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng hơn trong việc ngăn ngừa và điều trị tình trạng hăm tã ở trẻ. Qua đó giúp da trẻ luôn mềm mịn và khô thoáng, thoải mái vui chơi suốt ngày dài.
Lan Anh tổng hợp từ Momjunction
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bé bị hăm tã – Chuyên gia lý giải về hiện tượng nhiễm trùng nấm men gây hăm tã ở trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.