Tại sao trẻ thường bị hăm tã mùa đông? Mẹo chống hăm tã an toàn, hiệu quả cho bé

Bạn đang xem bài viết: Tại sao trẻ thường bị hăm tã mùa đông? Mẹo chống hăm tã an toàn, hiệu quả cho bé tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vào mùa đông, nhiều mẹ bỉm thường chọn các loại tã dày nhằm giữ ấm cho bé cũng như hạn chế thay tã mà không biết rằng điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hăm tã cho con yếu. Vậy hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị hăm tã mùa đông và một số mẹo chống hăm tã mùa đông an toàn cho bé nhé!

1Tại sao trẻ thường bị hăm tã vào mùa đông?

1.1 Mùa đông lạnh khiến da bé hanh khô

Trời trở lạnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động trực tiếp tới làn da non nớt của bé. Khi thời tiết hanh khô, lớp màng bảo vệ tự nhiên trên bề mặt da bị yếu đi, da bé dễ bị tổn thương hơn, từ đó cũng dễ bị nứt nẻ, khô ráp. Chính vì thế, trẻ bị hăm tã mùa đông phổ biến hơn ở thời điểm khác.

Mùa đông lạnh khiến da bé hanh khô

Mùa đông lạnh khiến da bé hanh khô

1.2 Sức đề kháng của bé bị giảm vào mùa đông

Khí hậu mùa đông là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát sinh và lây lan nhiều hơn trong không khí. Nếu không được bảo vệ tốt, bé dễ bị nhiễm các virus có hại, làm suy giảm sức đề kháng khiến bé dễ bị ốm, mắc các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa,…

Khi mắc bệnh, bé cần sử dụng thuốc để bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, một số thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy, vùng tã lót thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu nên dễ hăm hơn.

Sức đề kháng của bé bị giảm vào mùa đông

Sức đề kháng của bé bị giảm vào mùa đông

1.3 Mặc nhiều quần áo gây hầm bí cho bé

Vào mùa đông, nhiều mẹ bỉm thường có thói quen chọn tã dày, quấn tã thật kín cũng như mặc nhiều lớp đồ sơ sinh để ủ ấm cho bé. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm bởi vùng da mặc tã lúc này sẽ bị bí bách, không thoát khí ra ngoài được, từ đó bé sẽ dễ bị hăm hơn.

Mặc nhiều quần áo gây hầm bí cho bé

Mặc nhiều quần áo gây hầm bí cho bé

1.4 Mẹ luôn đóng bỉm 24/24 cho bé để giữ ấm

Ngoài mặc nhiều quần áo giữ ấm cho bé vào mùa đông, các mẹ còn có thói quen đóng bỉm dày cả ngày để tránh bé bị lạnh. Trường hợp mẹ đóng bỉm cả ngày khá phổ biến, mông bé lúc này không có thời gian thở, phải tiếp xúc với tã ẩm ướt, chất thải, hầm bí cả ngày dẫn đến hăm.

Mẹ luôn đóng bỉm 24/24 cho bé để giữ ấm

Mẹ luôn đóng bỉm 24/24 cho bé để giữ ấm cho bé

1.5 Không thường xuyên thay tã cho bé

Thời tiết hanh khô thường khiến bé “khó chiều” hơn, quấy khóc ngay cả khi được thay tã. Chính vì thế, các mẹ không thay tã thường xuyên cho bé và cũng ngại việc bé sẽ đi vệ sinh ra quần áo, chăn ga khiến việc giặt giũ trong mùa đông trở nên khó khăn hơn. Điều này vô tình khiến da bé phải tiếp xúc với nước tiểu, không gian chật chội bí bách lâu dẫn đến tình trạng hăm tã.

Không thường xuyên thay tã cho bé là một trong những tác nhân gây hăm tã

Không thường xuyên thay tã cho bé là một trong những tác nhân gây hăm tã

1.6 Không vệ sinh khi thay tã hoặc vệ sinh sai cách

Vệ sinh sai cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã mùa đông, đặc biệt là các bé gái rất dễ bị hăm vùng kín. Một số sai lầm thường gặp:

  • Chỉ vệ sinh bằng nước, trong khi nước chỉ có tác dụng làm sạch vết bẩn, không có khả năng tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn.
  • Dùng khăn khô, cứng hoặc mẹ lau mạnh khiến bé bị đau, da bé bị tổn thương.
  • Sử dụng phấn rôm mỗi lần thay tã cho con gây bít tắc lỗ chân lông, kích ứng vùng da mặc tã gây hăm, hầm bí.
Vệ sinh sai cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hăm tã

Vệ sinh sai cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hăm tã

1.7 Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Mẹ không nên chọn tã quá dày vì khả năng thấm hút kém khiến da bé ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hăm phát triển. Hơn nữa, mẹ cũng nên tránh các loại bỉm chứa chất tạo màu, tạo mùi dễ gây kích ứng và khiến bé bị hăm tã nặng hơn.

Mẹ bỉm có thể tham khảo các sản phẩm tã đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: tã Molfix, tã Moony, Huggies, Bobby,…

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng

Sử dụng tã, bỉm kém chất lượng

2Dấu hiệu khi trẻ bị hăm tã mùa đông

2.1 Dấu hiệu hăm tã nhẹ

  • Cấp độ 1: Vùng da mặc tã xuất hiện màu ửng hồng so với vùng da bên cạnh, diện tích hăm còn nhỏ như ngón tay cái, xuất hiện mụn nước li ti, chưa có dấu hiệu ẩm ướt.
  • Cấp độ 2: Những dấu hiệu ở cấp độ 1 bị lan rộng hơn, xuất hiện nhiều vùng da bị hăm, ửng đỏ nằm rải rác khắp vị trí bé mặc tã như mông, đùi, bẹn,…
  • Cấp độ 3: Vùng da bị hăm lan rộng hơn, chuyển sang màu đỏ đậm. Trẻ sẽ quấy khóc liên tục do khó chịu và đau rát, đồng thời vùng da bị hăm cũng xuất hiện mùi khó chịu.
3 cấp độ hăm tã nhẹ

3 cấp độ hăm tã nhẹ

2.2 Dấu hiệu hăm tã nặng

  • Cấp độ 4: Vết hăm ngày càng đậm màu rõ rệt và dày đặc, vị trí hăm bị sưng đỏ, nổi mụn sần sùi và có kèm theo mủ, trẻ đau rát quấy khóc liên tục.
  • Cấp độ 5: Đây là cấp độ nặng nhất, vùng hăm tã phủ toàn bộ vị trí mặc tã của bé, xuất hiện các triệu chứng như da bắt đầu bị sưng tấy, mụn mủ bị vỡ gây lở loét gây khó khăn trong việc đi vệ sinh, bé hay bị giật mình, thường xuyên khóc thét lên,…
  • Nếu vùng da bị hăm xuất hiện thêm những mảng trắng, khó làm sạch và gây ngứa thì đây là dấu hiệu bé nhiễm nấm candida.
Dấu hiệu hăm tã nặng

Dấu hiệu hăm tã nặng

3Bị hăm tã mùa đông có nguy hiểm không?

Hầu hết, chứng hăm tã ở trẻ vào mùa đông thường không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Nếu bé hăm tã nhẹ, có các triệu chứng ở cấp độ 1, 2, 3 sẽ không quá nguy hiểm. Các triệu chứng có thể tự khỏi sau 3 – 7 ngày nếu được vệ sinh đúng cách và xử lý kịp thời tránh lây lan.

Tuy nhiên, khi bé bị hăm tã ở cấp độ 4 và 5 có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm da tiết bã: Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm da tiết bã như xuất hiện những mảng da khô sần sùi gây ngứa ngáy, đau rát, sưng phù. Khi không xử lý kịp thời có thể trở thành bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.
  • Nhiễm nấm candida: Nấm candida dễ lây lên bộ phận sinh dục của bé gái dẫn đến nấm âm đạo, âm hộ. Khi nhiễm nấm candida, vùng da tã lót của bé xuất hiện những mảng trắng khó làm sạch và rất ngứa ngáy khó chịu.
  • Nhiễm khuẩn trên da: Nếu vùng da hăm tã xuất hiện mụn nước, mụn mủ và sưng đỏ kèm đau hoặc có thể sốt nhẹ thì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn trên da. Khi không được chăm sóc đúng cách sẽ để lại sẹo lồi rất xấu, gây mất thẩm mỹ trên da bé về sau.
Bị hăm tã mùa đông có nguy hiểm không còn tuỳ thuộc vào cấp độ nặng hay nhẹ

Bị hăm tã mùa đông có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào cấp độ nặng hay nhẹ

4Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã mùa đông giúp nhanh khỏi

4.1 Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ, đúng cách

Để tránh tình trạng hăm tã, ngoài việc tắm rửa cho con hàng ngày, mẹ cần thường xuyên làm vệ sinh vùng da mang tã của bé. Đặc biệt, mẹ nên sử dụng nước ấm và dùng khăn sữa lau nhẹ nhàng để da bé tránh bị kích ứng. Nếu mẹ muốn sử dụng sữa tắm cho bé, hãy chọn loại dịu nhẹ, không có bọt và hương thơm tổng hợp.

Các bước làm sạch vùng da hăm tã cho bé như sau:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay thật kỹ với xà phòng sát khuẩn.
  • Bước 2: Rửa nhẹ vùng da bị hăm bằng nước ấm. Lưu ý, tránh kỳ cọ gây tổn thương da, thay vào đó nên thao tác nhẹ nhàng kết hợp với mát xa giúp bé dễ chịu. Chú ý vệ sinh cẩn thận các vùng mông, bẹn, háng, đùi,… bởi đây là những vị trí vi khuẩn tích tụ nhiều. Khi vệ sinh nên lau, rửa từ trước ra sau, nhất là với bé gái để không kéo theo vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín.
  • Bước 3: Dùng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm để lau lại toàn bộ vùng da mặc tã, tạo lớp màng bảo vệ da con tốt nhất.
  • Bước 4: Lau khô mông bé bằng khăn mềm.
Khăn ướt em bé Bobby không mùi gói 100 miếng

Dùng khăn ướt em bé Bobby không mùi gói 100 miếng chứa nano bạc kháng khuẩn lau cho bé sau khi vệ sinh

4.2 Thay tã cho bé sau 3 – 4 giờ

Mẹ cần thường xuyên thay tã cho bé để đảm bảo vùng da bị hăm luôn khô thoáng, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Cụ thể, mẹ cần thay bỉm cho bé ít nhất 3 – 4 tiếng/lần, trường hợp bé đại tiện cần phải thay tã mới ngay. Tuy nhiên cần lưu ý thực hiện việc này ở một nơi ấm áp, kín gió để trẻ không bị nhiễm lạnh.

Thường xuyên thay tã cho bé để đảm bảo vùng da bị hăm luôn khô thoáng

Thường xuyên thay tã cho bé để đảm bảo vùng da bị hăm luôn khô thoáng

4.3 Giảm thời gian mặc tã, bỉm cho bé

Ngoại trừ trường hợp bé chơi ở ngoài, mẹ nên hạn chế đóng bỉm ít nhất 2 – 3 tiếng mỗi ngày để giúp vùng da bị hăm tã trở nên khô thoáng, đồng thời giúp bé bớt thấy khó chịu khi tã cọ xát vào vùng da hăm.

Giảm thời gian mặc tã, bỉm cho bé

Giảm thời gian mặc tã, bỉm cho bé

4.4 Sử dụng loại tã phù hợp với bé

Mẹ nên chọn các loại tã có chất liệu tốt để từ đó giúp da bé giảm kích ứng gây nguy cơ hăm tã. Mẹ hãy tham khảo thêm kinh nghiệm chọn tã khi bé hăm tã:

  • Tã thấm hút tốt, chống thấm ngược: Mẹ nên chọn các loại tã có chất liệu bông mềm mại, tính hút ẩm cao và chống thấm ngược sẽ đảm bảo bề mặt da bé được khô ráo. Từ đó, bề mặt tã sẽ luôn khô thoáng, hạn chế bí bách, vón cục và gây hăm.
  • Tã thoáng khí: Mẹ chọn tã có bề mặt nhiều khe rãnh thoát khí, kết hợp mặt đáy thoát khí tốt để tình trạng hăm tã nhanh khỏi nhé.
  • Chọn size tã vừa vặn: Chọn tã theo kích thước phù hợp với cân nặng và độ tuổi của bé để tránh bị chật chội, bí bách. Mặc đúng size tã vừa giúp giảm ma sát giữa da bé và tã, vừa làm giảm kích ứng da, ngăn ngừa trầy xước, tổn thương da bé.
Tã quần Huggies Dry size M 84 miếng (6 - 11 kg)

Tã quần Huggies Dry size M 84 miếng (6 – 11 kg)

4.5 Sử dụng xịt kháng khuẩn hoặc bôi kem chống hăm khi thay bỉm

Để vùng bị hăm của bé nhanh khỏi, mẹ có thể kết hợp sử dụng các loại kem dưỡng trị hăm cho bé. Hiện nay, thị trường kem chống hăm có 2 dạng: Bôi và xịt. Mẹ nên ưu tiên sử dụng dạng xịt để hạn chế tay mẹ chạm vào vùng da bị hăm gây đau, thậm chí là nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang con.

Sử dụng xịt kháng khuẩn hoặc bôi kem chống hăm khi thay bỉm

Bôi kem chống hăm cho bé khi thay bỉm

4.6 Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng góp phần hỗ trợ vùng da hăm tã của bé nhanh lành. Chính vì vậy, mẹ hãy chú ý bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để bé luôn khoẻ mạnh đồng thời giúp chữa lành tình trạng hăm tã một cách nhanh chóng.

Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ

5Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hăm tã mùa đông

  • Mẹ không nên tự ý sử dụng kem chống hăm cấp tốc cho bé, bởi loại kem này chứa thành phần corticoid có thể gây ra tác dụng phụ như teo da, gây nấm,…
  • Ngoài các loại kem chống hăm cấp tốc, mẹ tuyệt đối không nên sử dụng phấn rôm cho vùng da đang bị hăm của bé, các hạt phấn rôm có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều gây bít tắc lỗ chân lông, thậm chí gây ức chế hô hấp của bé và bột talc có thể gây ung thư bộ phận sinh dục.
  • Không tự ý mua thuốc bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc các chuyên gia.
  • Khi tắm cho bé, mẹ nên tránh cho những vùng dị ứng tiếp xúc với xà phòng hay bất kỳ loại chất tẩy rửa nào có thành phần hóa học hay chất tạo mùi.
  • Hạn chế sử dụng nước xả vải cho bé vì có thể gây dị ứng đối với những bé có làn da nhạy cảm.
  • Nếu sau 3 – 7 ngày mà tình trạng hăm tã không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để chữa trị kịp thời.
Tã quần Bobby size M 76 miếng (6 - 11 kg)

Tã quần Bobby size M 76 miếng (6 – 11 kg)

Xem thêm:

  • Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh vào mùa hè không lo bé bị hăm tã
  • Dấu hiệu nhận biết dị ứng bỉm tã ở trẻ, nguyên nhân và cách khắc phục
  • Cách bôi kem chống hăm cho bé an toàn, hiệu quả mẹ nên biết

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có nhiều thông tin hơn về tình trạng trẻ bị hăm tã vào mùa đông, từ đó có thể chăm sóc cho bé một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay tổng đài miễn phí 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được tư vấn và giải đáp trong thời gian nhanh nhât nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tại sao trẻ thường bị hăm tã mùa đông? Mẹo chống hăm tã an toàn, hiệu quả cho bé của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *